Kinh tế xây dựng - "đổi mới" hay "lối cũ ta về" !!!

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
việc thanh, quyết toán bằng chỉ số giá là việc không mới vì quy định về điều chỉnh hợp đồng bằng chỉ số giá có lâu rồi. Tuy nhiên, việc thực thi đúng là còn nhiều khó khăn do các cấp còn chưa hiểu thông. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Xây dựng, Viện Kinh tế xây dựng, các Sở XD địa phương luôn mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về chỉ số giá xây dựng.
Các chủ đầu tư, nhà thầu thì cơ bản đã sẵn sàng, chỉ còn một số nơi, đơn vị cấp phát vốn, đơn vị thẩm tra quyết toán còn chưa thực hiện do chưa có quy trình hướng dẫn của ngành dọc.
Như thế nào gọi là chưa có quy trình hướng dẫn của ngành dọc? Còn ai to hơn Nghị Định, Thông tư à? Có đầy đủ văn bản pháp quy rồi và điều cơ bản là có đề cập trong điều khoản hợp đồng giữa A và B thì chẳng ai ngăn cản được!

Đổi mới thì cần tiên phong, lộ trình đã có nhưng cần có bước chân can đảm. Và tôi biết tp.HCM có đơn vị đã làm việc này rất tốt. Tôi hi vọng nhân rộng hơn và các bạn sẽ thấy...
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Như thế nào gọi là chưa có quy trình hướng dẫn của ngành dọc? Còn ai to hơn Nghị Định, Thông tư à? Có đầy đủ văn bản pháp quy rồi và điều cơ bản là có đề cập trong điều khoản hợp đồng giữa A và B thì chẳng ai ngăn cản được!

Đổi mới thì cần tiên phong, lộ trình đã có nhưng cần có bước chân can đảm. Và tôi biết tp.HCM có đơn vị đã làm việc này rất tốt. Tôi hi vọng nhân rộng hơn và các bạn sẽ thấy...
Nghị định thì đồng ý là quy định chung nhưng đối với 1 số nơi, nhất là đơn vị quản lý cấp phát vốn và quyết toán vốn do quen kiểu làm chỉ tận tay nên họ cần có quy trình hướng dẫn của ngành. Nào thì mẫu biểu, nào hướng dẫn ghi,... nếu không có những cái đó họ chẳng biết làm gì cả.
Tất nhiên quy định đã có thì phải thực hiện, vấn đề là thời gian.
Chẳng cứ TP HCM đâu mà rất nhiều địa phưong cũng đã thực hiện, tuy nhiên, còn không ít nơi vẫn còn lúng túng lắm. Cứ xem ngay Hà Nội năm ngoái Sở XD mở đến hàng chục buổi tập huấn về chỉ số giá thì thấy vấn đề không đơn giản.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Nghị định thì đồng ý là quy định chung nhưng đối với 1 số nơi, nhất là đơn vị quản lý cấp phát vốn và quyết toán vốn do quen kiểu làm chỉ tận tay nên họ cần có quy trình hướng dẫn của ngành. Nào thì mẫu biểu, nào hướng dẫn ghi,... nếu không có những cái đó họ chẳng biết làm gì cả.
Tất nhiên quy định đã có thì phải thực hiện, vấn đề là thời gian.
Chẳng cứ TP HCM đâu mà rất nhiều địa phưong cũng đã thực hiện, tuy nhiên, còn không ít nơi vẫn còn lúng túng lắm. Cứ xem ngay Hà Nội năm ngoái Sở XD mở đến hàng chục buổi tập huấn về chỉ số giá thì thấy vấn đề không đơn giản.
Chỉ số giá xây dựng mà các địa phương công bố đến giờ, giây phút này không ai dám hướng dẫn để đưa vào thanh quyết toán mà chỉ dừng ở lập tổng mức, dự trù dự phòng phí. Đó là vấn đề đặc thù riêng của công tác tính chỉ số giá, công bố CSG của từng địa phương ta không bàn. Để Chỉ số giá đi vào thanh toán, quyết toán thì phải lập chỉ số giá hay Pn cho công trình cụ thể ấy, căn cứ vào khối lượng thi công, tỉ trọng thực tế và điều khoản hợp đồng.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chỉ số giá xây dựng mà các địa phương công bố đến giờ, giây phút này không ai dám hướng dẫn để đưa vào thanh quyết toán mà chỉ dừng ở lập tổng mức, dự trù dự phòng phí. Đó là vấn đề đặc thù riêng của công tác tính chỉ số giá, công bố CSG của từng địa phương ta không bàn. Để Chỉ số giá đi vào thanh toán, quyết toán thì phải lập chỉ số giá hay Pn cho công trình cụ thể ấy, căn cứ vào khối lượng thi công, tỉ trọng thực tế và điều khoản hợp đồng.
Chỗ này tôi không đồng ý, Sở XD Hà Nội đã mời chúng tôi không dưới 3 lần để tham gia tập huấn điều chỉnh hợp đồng, thanh toán bằng cách áp dụng chỉ số giá, trong lần tập huấn tôi thấy đại diện các sở ngành, DN tham dự rất đông. Tôi không rõ ở nơi khác tế nào, nhưng thấy Viện Kinh tế cũng đi tập huấn cho các tỉnh nhiều đấy chứ.
Tôi không hiểu tại sao phải lập chỉ số giá cho từng công trình? chỉ số giá phản ánh biến động của nhiều thành phần tham gia vào chi phí sản xuất chung của ngành xây dựng nên không thể áp dụng lập riêng cho từng công trình.
Chẳng nhẽ bạn lập chỉ số biến động của từng loại xi măng, từng loại cát, đá, gạch mà công trình đang áp dụng vì mỗi công trình chỉ đăng ký sử dụng 1 số hạn chế vật tư nhất định, rồi chi phí nhân công chẳng nhẽ công trình này công thợ (theo quy định) lại cao hơn nơi khác cùng địa bàn?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Chỗ này tôi không đồng ý, Sở XD Hà Nội đã mời chúng tôi không dưới 3 lần để tham gia tập huấn điều chỉnh hợp đồng, thanh toán bằng cách áp dụng chỉ số giá, trong lần tập huấn tôi thấy đại diện các sở ngành, DN tham dự rất đông. Tôi không rõ ở nơi khác tế nào, nhưng thấy Viện Kinh tế cũng đi tập huấn cho các tỉnh nhiều đấy chứ.
Tôi không hiểu tại sao phải lập chỉ số giá cho từng công trình? chỉ số giá phản ánh biến động của nhiều thành phần tham gia vào chi phí sản xuất chung của ngành xây dựng nên không thể áp dụng lập riêng cho từng công trình.
Chẳng nhẽ bạn lập chỉ số biến động của từng loại xi măng, từng loại cát, đá, gạch mà công trình đang áp dụng vì mỗi công trình chỉ đăng ký sử dụng 1 số hạn chế vật tư nhất định, rồi chi phí nhân công chẳng nhẽ công trình này công thợ (theo quy định) lại cao hơn nơi khác cùng địa bàn?
Nếu có tập huấn thì phải có văn bản hướng dẫn, naat có thể chia sẻ cho mình xem được không? Lấy chỉ số giá địa phương công bố mà để thanh, quyết toán là hiểu sai bản chất. Tỉ trọng trong chỉ số giá địa phương công bố không phù hợp với một công trình riêng lẻ. naat đã có bao giờ tìm tỉ trọng cho cả Công trình nhà ở trong hạng mục công trình dân dụng chưa? Riêng tỉ trọng xi măng chênh lệch từ 4% đối với công trình cụ thể và 9% cho công trình tính theo 13 loại vật liệu của TT02.
Chỉ số giá của địa phương bao trùm lên danh mục công trình. Nếu lấy CSG đó x với công trình cụ thể sai số là rất lớn.
Riêng việc tính chỉ số giá cho công trình, việc tính toán tỉ trọng bao nhiêu loại vật liệu, phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng. Công tác nào điều chỉnh, công tác nào không điều chỉnh từ đó ta có vật tư điều chỉnh hay không điều chỉnh.
Đi cùng với anh Thế Anh phổ biến chỉ số giá cho Bình Thuận, Bến Tre, Cần Thơ chúng tôi cũng chỉ dừng tới mức điều chỉnh tổng mức và dự phòng phí. Một số địa phương loay hoay tìm cách đưa vào thanh toán, quyết toán nhưng rõ ràng việc đó không phải của Sở Xây Dựng mà của Chủ đầu tư ( Bên A ) phải thỏa thuận với SXD khi muốn đưa chỉ số giá vào thanh, quyết toán đúng theo tinh thần TT02 và kèm theo có điều khoản trong hợp đồng với bên thi công ( Bên B ).
Tôi không muốn đi sâu vào lĩnh vực quản lí ngành. Nhưng naat đặt vấn đề này thì tôi trả lời sơ bộ vậy thôi. Tính tôi thích Nhậu - Cafe - Công trường chứ hổng khoái món Máy lạnh - óp phít sờ lắm :)
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nếu có tập huấn thì phải có văn bản hướng dẫn, naat có thể chia sẻ cho mình xem được không? Lấy chỉ số giá địa phương công bố mà để thanh, quyết toán là hiểu sai bản chất. Tỉ trọng trong chỉ số giá địa phương công bố không phù hợp với một công trình riêng lẻ. naat đã có bao giờ tìm tỉ trọng cho cả Công trình nhà ở trong hạng mục công trình dân dụng chưa? Riêng tỉ trọng xi măng chênh lệch từ 4% đối với công trình cụ thể và 9% cho công trình tính theo 13 loại vật liệu của TT02.
Chỉ số giá của địa phương bao trùm lên danh mục công trình. Nếu lấy CSG đó x với công trình cụ thể sai số là rất lớn.
Riêng việc tính chỉ số giá cho công trình, việc tính toán tỉ trọng bao nhiêu loại vật liệu, phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng. Công tác nào điều chỉnh, công tác nào không điều chỉnh từ đó ta có vật tư điều chỉnh hay không điều chỉnh.
Đi cùng với anh Thế Anh phổ biến chỉ số giá cho Bình Thuận, Bến Tre, Cần Thơ chúng tôi cũng chỉ dừng tới mức điều chỉnh tổng mức và dự phòng phí. Một số địa phương loay hoay tìm cách đưa vào thanh toán, quyết toán nhưng rõ ràng việc đó không phải của Sở Xây Dựng mà của Chủ đầu tư ( Bên A ) phải thỏa thuận với SXD khi muốn đưa chỉ số giá vào thanh, quyết toán đúng theo tinh thần TT02 và kèm theo có điều khoản trong hợp đồng với bên thi công ( Bên B ).
Dùng chỉ số giá để điều chỉnh hợp đồng mà không dùng để thanh toán?
bạn có thể tham khảo chỉ số giá xây dựng của Hà Nội
Trong chỉ số giá của hà nội ban hành thì công trình nhà ở đã được phân nhóm từ dưới 8 tầng đến 25 tầng
Đúng là trong quy định của Sở XD có nêu việc điều chỉnh giá hợp đồng chủ đầu tư phải có thỏa thuận với Sở XD trước khi áp dụng, điều đó có nghĩa nếu Sở XD đồng ý thì được điều chỉnh giá hợp đồng và từ đó làm cơ sở để thanh toán, quyết toán mà không sợ sai bản chất.
Còn quy định của Nghị định 48 và thông tư của Bộ XD hướng dẫn cũng đã nêu việc phải ghi phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng trong hợp đồng, do vậy nếu bàn về phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng tôi nghĩ nó sẽ vượt ra giới hạn đề tài ta đang thảo luận.
Tài liệu tập huấn rất tiếc là bản cứng, đồng thời cũng chỉ là các quy định pháp lý hiện hành nên mình không post lên.
Trên thực tế cái mà cả Sở XD, Bộ XD hướng dẫn, ai đọc cũng hiểu cơ bản. Điều tôi nói từ đầu là vấn đề hướng dẫn ngành dọc của đơn vị cấp phát vốn, quyết toán là kho bạc, tài chính lại không có.
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Chỗ này tôi không đồng ý, Sở XD Hà Nội đã mời chúng tôi không dưới 3 lần để tham gia tập huấn điều chỉnh hợp đồng, thanh toán bằng cách áp dụng chỉ số giá, trong lần tập huấn tôi thấy đại diện các sở ngành, DN tham dự rất đông. Tôi không rõ ở nơi khác tế nào, nhưng thấy Viện Kinh tế cũng đi tập huấn cho các tỉnh nhiều đấy chứ.
Tôi không hiểu tại sao phải lập chỉ số giá cho từng công trình? chỉ số giá phản ánh biến động của nhiều thành phần tham gia vào chi phí sản xuất chung của ngành xây dựng nên không thể áp dụng lập riêng cho từng công trình.
Chẳng nhẽ bạn lập chỉ số biến động của từng loại xi măng, từng loại cát, đá, gạch mà công trình đang áp dụng vì mỗi công trình chỉ đăng ký sử dụng 1 số hạn chế vật tư nhất định, rồi chi phí nhân công chẳng nhẽ công trình này công thợ (theo quy định) lại cao hơn nơi khác cùng địa bàn?
Mâu thuẫn nha naat. Trong Điều 1 của Quyết định công bố cũng chỉ dừng ở mức điều chỉnh hợp đồng. Tôi thấy bạn nói có thanh toán nên bất ngờ.
Trên thực tế cái mà cả Sở XD, Bộ XD hướng dẫn, ai đọc cũng hiểu cơ bản. Điều tôi nói từ đầu là vấn đề hướng dẫn ngành dọc của đơn vị cấp phát vốn, quyết toán là kho bạc, tài chính lại không có.
Cái này theo tôi đã đủ "dao thớt" rồi. Mấy anh kho khố không ý kiến đâu!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Mâu thuẫn nha naat. Trong Điều 1 của Quyết định công bố cũng chỉ dừng ở mức điều chỉnh hợp đồng. Tôi thấy bạn nói có thanh toán nên bất ngờ.

Cái này theo tôi đã đủ "dao thớt" rồi. Mấy anh kho khố không ý kiến đâu!
THeo bạn điều chỉnh hợp đồng mà không để thanh tóan thì điều chỉnh làm gì? mâu thuẫn ở đây là gì?
Kho khố hoàn toàn có ý kiến vì họ trước nay chỉ quen kiểu điều chỉnh trực tiếp và có mẫu mã thnh toán trong trường hợp này. Còn khi điều chỉnh bằng chỉ số giá thì đơn giản là chưa có mẫu. Tất nhiên, đã có quy định thì dần sẽ quen, nhưng để đổi thói quen thì mất khá nhiều thời gian.
quay lại vấn đề ban đầu mà bạn nêu về sự lãng phí không cần thiết khi phải ngồi lập dựtoán chi tiết. Nếu không lập dự toán chi tiết thì trường hợp điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng thì bạn có cách nào để điều chỉnh?
Một vấn đề nữa với chỉ số giá xây dựng là tính khoa học, hợp lý của nó liệu có thực sự là khoa học và hợp lý?
Ngay chỉ số giá xây dựng của Hà Nội ban hành cũng mâu thuẫn với chính công bố giá vật liệu do liên sở ban hành:
VD: chỉ số giá xây dựng của gạch có tăng giữa các quý nhưng thông báo giá liên sở thì giữa 4 quý liên tiếp gạch không tăng giá. Vậy cơ sở nào để nói chỉ số giá xây dựng nhóm vật liệu gạch xây là tăng?
Việc áp dụng chỉ số giá xây dựng trong điều chỉnh hợp đồng được ca ngợi là biện pháp tiên tiến,phù hợp thông lệ quốc tế, chỉ có điều xây dựng chi số giá như thế nào thì còn nhiều vấn đề phải bàn
 
Last edited by a moderator:

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Kho khố hoàn toàn có ý kiến vì họ trước nay chỉ quen kiểu điều chỉnh trực tiếp và có mẫu mã thnh toán trong trường hợp này. Còn khi điều chỉnh bằng chỉ số giá thì đơn giản là chưa có mẫu. Tất nhiên, đã có quy định thì dần sẽ quen, nhưng để đổi thói quen thì mất khá nhiều thời gian.
Quản lí ngành mình không bàn nữa!
quay lại vấn đề ban đầu mà bạn nêu về sự lãng phí không cần thiết khi phải ngồi lập dựtoán chi tiết. Nếu không lập dự toán chi tiết thì trường hợp điều chỉnh hợp đồng, giá hợp đồng thì bạn có cách nào để điều chỉnh?
Lập dự toán chi tiết khi có khối lượng thực tế thi công và có xác nhận của tư vấn giám sát. khối lượng đó mới phản ánh đúng bản chất tại hiện trường, còn Khối lượng trong dự toán thiết kế tính thực tế không cao.
Tôi không nói là không cần thiết phải lên dự toán chi tiết cho suốt quá trình của dự án, mà đó chỉ là giai đoạn "thiết kế". Còn từ thi công trở đi phải lập là đương nhiên.
Ngay chỉ số giá xây dựng của Hà Nội ban hành cũng mâu thuẫn với chính công bố giá vật liệu do liên sở ban hành:
VD: chỉ số giá xây dựng của gạch có tăng giữa các quý nhưng thông báo giá liên sở thì giữa 4 quý liên tiếp gạch không tăng giá. Vậy cơ sở nào để nói chỉ số giá xây dựng nhóm vật liệu gạch xây là tăng?
Trước khi trả lời vấn đề này bạn hiểu rõ chỉ số giá đã. Cái thông báo giá là trượt giá thưa bạn. Chỉ số giá là : tỉ trọng x trượt giá. Một vật liệu mà biến động trượt giá 300% đi chăng nữa nhưng chỉ chiếm 0,01% tỉ trọng thì cũng không thể biến động cho cả công trình.
Chỉ số giá HN tôi không bàn tới con số cụ thể. ( Quản lí ngành không bàn! )
Việc áp dụng chỉ số giá xây dựng trong điều chỉnh hợp đồng được ca ngợi là biện pháp tiên tiến,phù hợp thông lệ quốc tế, chỉ có điều xây dựng chi số giá như thế nào thì còn nhiều vấn đề phải bàn
Khi bạn làm rồi bạn sẽ thấy nó nhanh và nhẹ. Việc xây dựng nó cũng không mất nhiều thời gian công sức như là quyết toán. TT02, TT08 đó là "dao và thớt " đủ để lập CSG dùng trong thanh quyết toán. Việc thanh quyết toán = CSG cũng chính xác như lập dự toán chi tiết và kèm bù giá. thay vì hàng trăm phép tính, ta chỉ cần lấy giá dự thầu x CSG.
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Quản lí ngành mình không bàn nữa!

Lập dự toán chi tiết khi có khối lượng thực tế thi công và có xác nhận của tư vấn giám sát. khối lượng đó mới phản ánh đúng bản chất tại hiện trường, còn Khối lượng trong dự toán thiết kế tính thực tế không cao.
Tôi không nói là không cần thiết phải lên dự toán chi tiết cho suốt quá trình của dự án, mà đó chỉ là giai đoạn "thiết kế". Còn từ thi công trở đi phải lập là đương nhiên.

Trước khi trả lời vấn đề này bạn hiểu rõ chỉ số giá đã. Cái thông báo giá là trượt giá thưa bạn. Chỉ số giá là : tỉ trọng x trượt giá. Một vật liệu mà biến động trượt giá 300% đi chăng nữa nhưng chỉ chiếm 0,01% tỉ trọng thì cũng không thể biến động cho cả công trình.
Chỉ số giá HN tôi không bàn tới con số cụ thể. ( Quản lí ngành không bàn! )

Khi bạn làm rồi bạn sẽ thấy nó nhanh và nhẹ. Việc xây dựng nó cũng không mất nhiều thời gian công sức như là quyết toán. TT02, TT08 đó là "dao và thớt " đủ để lập CSG dùng trong thanh quyết toán. Việc thanh quyết toán = CSG cũng chính xác như lập dự toán chi tiết và kèm bù giá. thay vì hàng trăm phép tính, ta chỉ cần lấy giá dự thầu x CSG.
Tôi có 1 hạng mục xây tường, gạch xi cát là chủ yếu nên tôi lấy 1 vd như vậy để rõ hơn ý tôi nói về bất cập trong việc lập chỉ số giá.
Còn nói rộng ra, lấy thông báo giá các quý làm cơ sở, một số vật tư cơ bản trong quý không có biến động về giá, vậy mà khi công bố chỉ số giá, các vật tư này lại có sự thay đổi giữa các quý.
Tôi nghĩ rằng bạn chưa xem hết chỉ số giá, vì chỉ số giá có nhiều loại, có loại chỉ số giá xây dựng chung cả công trình, có chỉ số giá phần vật liệu, phần nhân công ,máy và chỉ số giá cho nhóm vật tư cơ bản.
Còn bạn nói thông báo giá là trượt giá? có thể giải thích thêm ý này không?
Tôi làm dự án ở hà nội, không lấy chỉ số giá của Hà Nội thì lấy chỉ số giá ở đâu để điều chỉnh cho công trình của mình?
Bạn nói lập dự toán cho giai đoạn thiết kế là không cần thiết? và ví dụ của bạn về chuyện đi chơi rất hay. Tuy nhiên, tôi có ý kiến khác
khi bạn mang 1 số tiền đi chơi, bạn muốn mua hàng ở địa phương và bạn không biết, cũng không ai cho bạn biết về hàng hóa đó ở địa phương, vậy bạn hoặc là cứ an tâm mà bị chặt chém, hoặc là bạn do dự và ngậm ngùi không dám mua gì và đi về tay không. Nếu có người nói cho bạn biết giá hàng cần mua tại nơi đó, vấn đề là bạn phải trả 1 khoản phí nhỏ, bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1 là chấp nhận trả phí, 2 là quay lại trường hợp 1, tức là không biết gì cứ làm bừa. Trên góc độ kinh tế thị trường, người ta gọi đó là chi phí cơ hội.
Từ đầu, có 1 chi tiết mà tôi nhắc lại nhiều lần nhưng bạn không để ý là vai trò của dự toán chi tiết là để quản lý chi phí. Bạn lấy việc thanh toán (cái này phải theo hợp đồng) để phủ nhận vai trò của nó là không hợp lý.
Tôi cho rằng, tất cả phải xuất phát từ nguyên tắc quản lý chi phí mà nghị định 112 có nêu ở điều 3 trong đó các nguyên tắc quan trọng như: quản lý chi phí theo từng công trình, từng giai đoạn đầu tư, tính đúng phương pháp, đủ khoản mục chi phí.
Tôi cũng không phủ nhận việc áp dụng chỉ số giá, tuy nhiên tôi phản đối việc quảng bá quá mức về chỉ số giá gây ảo tưởng là biện pháp cứu cánh duy nhất cho việc quản lý chi phí.
Bản thân tôi là người thực hiện công tác quản lý dự án, tôi thấy tốt nhất cho việc quản lý chi phí chính là làm sao không phải điều chỉnh giá trị hợp đồng. THực hiện được hợp đồng trọn gói là tốt nhất, hoặc ít ra cũng là đơn giá cố định thì quản lý càng nhàn
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Tôi có 1 hạng mục xây tường, gạch xi cát là chủ yếu nên tôi lấy 1 vd như vậy để rõ hơn ý tôi nói về bất cập trong việc lập chỉ số giá.
Còn nói rộng ra, lấy thông báo giá các quý làm cơ sở, một số vật tư cơ bản trong quý không có biến động về giá, vậy mà khi công bố chỉ số giá, các vật tư này lại có sự thay đổi giữa các quý.
Tôi nghĩ rằng bạn chưa xem hết chỉ số giá, vì chỉ số giá có nhiều loại, có loại chỉ số giá xây dựng chung cả công trình, có chỉ số giá phần vật liệu, phần nhân công ,máy và chỉ số giá cho nhóm vật tư cơ bản.
Còn bạn nói thông báo giá là trượt giá? có thể giải thích thêm ý này không?
Tôi làm dự án ở hà nội, không lấy chỉ số giá của Hà Nội thì lấy chỉ số giá ở đâu để điều chỉnh cho công trình của mình?
Bạn nói lập dự toán cho giai đoạn thiết kế là không cần thiết? và ví dụ của bạn về chuyện đi chơi rất hay. Tuy nhiên, tôi có ý kiến khác
khi bạn mang 1 số tiền đi chơi, bạn muốn mua hàng ở địa phương và bạn không biết, cũng không ai cho bạn biết về hàng hóa đó ở địa phương, vậy bạn hoặc là cứ an tâm mà bị chặt chém, hoặc là bạn do dự và ngậm ngùi không dám mua gì và đi về tay không. Nếu có người nói cho bạn biết giá hàng cần mua tại nơi đó, vấn đề là bạn phải trả 1 khoản phí nhỏ, bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1 là chấp nhận trả phí, 2 là quay lại trường hợp 1, tức là không biết gì cứ làm bừa. Trên góc độ kinh tế thị trường, người ta gọi đó là chi phí cơ hội.
Từ đầu, có 1 chi tiết mà tôi nhắc lại nhiều lần nhưng bạn không để ý là vai trò của dự toán chi tiết là để quản lý chi phí. Bạn lấy việc thanh toán (cái này phải theo hợp đồng) để phủ nhận vai trò của nó là không hợp lý.
Tôi cho rằng, tất cả phải xuất phát từ nguyên tắc quản lý chi phí mà nghị định 112 có nêu ở điều 3 trong đó các nguyên tắc quan trọng như: quản lý chi phí theo từng công trình, từng giai đoạn đầu tư, tính đúng phương pháp, đủ khoản mục chi phí.
Tôi cũng không phủ nhận việc áp dụng chỉ số giá, tuy nhiên tôi phản đối việc quảng bá quá mức về chỉ số giá gây ảo tưởng là biện pháp cứu cánh duy nhất cho việc quản lý chi phí.
Bản thân tôi là người thực hiện công tác quản lý dự án, tôi thấy tốt nhất cho việc quản lý chi phí chính là làm sao không phải điều chỉnh giá trị hợp đồng. THực hiện được hợp đồng trọn gói là tốt nhất, hoặc ít ra cũng là đơn giá cố định thì quản lý càng nhàn
Tôi chỉ trả lời bạn 3 ý:
Thứ nhất: là đã đi quá sâu vào vấn đề quản lí ngành. Một vấn đề nhạy cảm và tôi không quan tâm.
Thứ hai: Tôi nhắc lại quan điểm của mình.
+ Lập chi tiết dự toán thiết kế là lãng phí. Có thể xác định bằng các phương pháp khác như : Chỉ số giá, Suất vốn đầu tư. Đừng nói 2 phương pháp ví dụ nêu là không phù hợp hay không có căn cứ vì đều có TT hướng dẫn cả.
+ Lập dự toán chi tiết cần thiết khi đi vào dự toán thi công và thanh quyết toán ( Bằng 2 hình thức bù trừ hay Chỉ số giá )
Thứ ba: Bạn nói bạn làm QLDA, bạn ở HN và không dùng CSG HN thì lấy ở đâu?
TT02 Nêu rõ, Chủ đầu tư muốn dùng chỉ số giá trong thanh quyết toán phải thỏa thuận SXD. Bạn hiểu nó ntn?
Sau đây là 1 VD:
Tôi có 1 công trình thi công tại Cần Thơ. Trong điều khoản hợp đồng có ghi rõ thanh toán theo CSG.
Bước 1: Lập dự toán thi công thông thường. Căn cứ điều khoản hợp đồng tìm ra các Vl cần điều chỉnh giá.
Bước 2: Yêu cầu ( hoặc mua ) của Cục thống kê Tp.Cần Thơ giá các VL hàng tháng cần tính chỉ số giá. từ đó tính ra được trượt giá tháng sau/ tháng trước.
Bước 3: Lập chỉ số giá dựa trên tỉ trọng của công trình cụ thể và biến động giá đã được cung cấp.
Bước 4. Thỏa thuận với SXD về chỉ số giá ( Đương nhiên phải qua công tác thẩm tra )
Bước 5: Lập Hồ sơ thanh, quyết toán trên cơ sở Chỉ số giá đã thỏa thuận của công trình.
Đây là các bước của một công trình đã thực hiện, không hề dùng chỉ số giá của Cần Thơ đã công bố.
Còn lại, tôi xem là ý kiến cá nhân nên không bình luận, làm rõ.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi chỉ trả lời bạn 3 ý:
Thứ nhất: là đã đi quá sâu vào vấn đề quản lí ngành. Một vấn đề nhạy cảm và tôi không quan tâm.
Thứ hai: Tôi nhắc lại quan điểm của mình.
+ Lập chi tiết dự toán thiết kế là lãng phí. Có thể xác định bằng các phương pháp khác như : Chỉ số giá, Suất vốn đầu tư. Đừng nói 2 phương pháp ví dụ nêu là không phù hợp hay không có căn cứ vì đều có TT hướng dẫn cả.
+ Lập dự toán chi tiết cần thiết khi đi vào dự toán thi công và thanh quyết toán ( Bằng 2 hình thức bù trừ hay Chỉ số giá )
Thứ ba: Bạn nói bạn làm QLDA, bạn ở HN và không dùng CSG HN thì lấy ở đâu?
TT02 Nêu rõ, Chủ đầu tư muốn dùng chỉ số giá trong thanh quyết toán phải thỏa thuận SXD. Bạn hiểu nó ntn?
Sau đây là 1 VD:
Tôi có 1 công trình thi công tại Cần Thơ. Trong điều khoản hợp đồng có ghi rõ thanh toán theo CSG.
Bước 1: Lập dự toán thi công thông thường. Căn cứ điều khoản hợp đồng tìm ra các Vl cần điều chỉnh giá.
Bước 2: Yêu cầu ( hoặc mua ) của Cục thống kê Tp.Cần Thơ giá các VL hàng tháng cần tính chỉ số giá. từ đó tính ra được trượt giá tháng sau/ tháng trước.
Bước 3: Lập chỉ số giá dựa trên tỉ trọng của công trình cụ thể và biến động giá đã được cung cấp.
Bước 4. Thỏa thuận với SXD về chỉ số giá ( Đương nhiên phải qua công tác thẩm tra )
Bước 5: Lập Hồ sơ thanh, quyết toán trên cơ sở Chỉ số giá đã thỏa thuận của công trình.
Đây là các bước của một công trình đã thực hiện, không hề dùng chỉ số giá của Cần Thơ đã công bố.
Còn lại, tôi xem là ý kiến cá nhân nên không bình luận, làm rõ.
Tôi thấy ở chủ đề ở đây bạn nên tập trung làm rõ việc lập dự toán chi tiết là lãng phí như đầu topic của bạn nêu thì hay hơn. Các bước tính toán chỉ số giá xây dựng, phương pháp hướng dẫn đã có, tôi nghĩ không cần thiết nêu lại.
Bạn dùng suất vốn đầu tư và chỉ số giá thì bạn có thể tính toán giá thành cho các hạng mục công trình khác nhau được không?
Dùng suất vốn đầu tư và chỉ số giá đã đủ cơ sở để lập giá cho các công trình cụ thể khác nhau được không?
nguyên tắc quản lý chi phí mà nghị định 112 có nêu ở điều 3 trong đó các nguyên tắc quan trọng như: quản lý chi phí theo từng công trình, từng giai đoạn đầu tư, tính đúng phương pháp, đủ khoản mục chi phí.
Lập dự toán chi tiết cần thiết khi đi vào dự toán thi công và thanh quyết toán:
Trước khi đi vào thi công thì bạn phải lựa chọn nhà thầu, cơ sở để bạn lựa chọn nhà thầu là phải tổ chức đầu thầu:
Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu

2. Lập hồ sơ mời thầu
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);
Điều 7. Phương pháp lập dự toán công trình
1.3. Tính trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện.
Chi phí xây dựng của các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, các công trình thông dụng, đơn giản có thể được xác định dựa trên cơ sở chi phí xây dựng của các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện và quy đổi các khoản mục chi phí theo địa điểm xây dựng và thời điểm lập dự toán.
Các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.
1.4. Tính theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí xây dựng đối với các công trình tại điểm 1.3 nêu trên cũng có thể xác định trên cơ sở diện tích hoặc công suất sử dụng và suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
Nếu chiếu theo quy định trên, việc bạn lập dự toán công trình bằng suất vốn, chỉ số giá chỉ áp dụng cho công trình thông dụng, đơn giản thôi. Điều đó có nghĩa là việc dùng suất vốn, chỉ số giá để lập dự toán mặc dù được hướng dẫn áp dụng nhưng chỉ áp dụng cho 1 phạm vi hẹp số lượng công trình thôi.
Mỗi phương pháp nó có ưu nhược điểm khác nhau, chỉ có thể vận dụng các phương pháp để tính và dùng để kiểm tra đối chiếu lẫn nhau chứ đừng lấy ưu điểm cái này để phủ nhận hoàn toàn ưu điểm của cái khác.
Lập dự toán chi tiết: nhược điểm là cồng kềnh, mất thời gian nhưng cho giá trị tương đối chính xác, nhất là các công trình có tính khác biệt như mức độ hoàn thiện, yêu cầu kỹ thuật cao.
Dùng suất vốn+chỉ số giá: ưu điểm: nhanh, tiện, nhược điểm: có sai số lớn trong việc xác định tính khác biệt của công trình do mỗi công trình có các đặc thù khác nhau. Suất vốn đầu tư xây dựng lại tính là mức hao phí xây dựng trung bình của nhóm công trình
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Lập dự toán chi tiết: nhược điểm là cồng kềnh, mất thời gian nhưng cho giá trị tương đối chính xác, nhất là các công trình có tính khác biệt như mức độ hoàn thiện, yêu cầu kỹ thuật cao.
Bỏ thời gian ra tốn kém như thế cuối cùng ta lại không dùng gì được nhiều từ dự toán thiết kế.
Về quy định ngành tôi không bàn nữa. Nhưng VD:
Tôi dùng cách " tương đối " tính được giá thành " sơ sơ lơ tơ mơ " của một dự án.
Sau tôi đem ra đấu thầu.
Nhà thầu lập dự toán dự thầu. ( Nhà thầu lập mà, tôi tiết kiệm được 1 khoản... )
Tiếp có tổ chuyên gia chấm thầu. ( Mấy ông phải làm rõ giá, khối lượng cho đúng và đủ theo hồ sơ thiết kế... để tôi phê cái rẹt, chả thèm ngó cái dự toán thiết kế được duyệt chi cho mệt - Khỏe nữa )
Dùng suất vốn+chỉ số giá: ưu điểm: nhanh, tiện, nhược điểm: có sai số lớn trong việc xác định tính khác biệt của công trình do mỗi công trình có các đặc thù khác nhau. Suất vốn đầu tư xây dựng lại tính là mức hao phí xây dựng trung bình của nhóm công trình
Cái này bác Thế Anh rõ nè. Nhớ không lầm bữa họp cơ quan có cái zụ " Suất vốn đầu tư và giá kết cấu công trình ". Tức là Viện KT và BXD đang dần hoàn thiện " mài bén dao ".

Lộ trình của tôi là làm sao : Nhanh, gọn tiết kiệm và từng bước loại cái anh Hóa đơn, chứng từ vật tư ( Hóa đơn giờ nhan nhản, tự in mà ...)
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bỏ thời gian ra tốn kém như thế cuối cùng ta lại không dùng gì được nhiều từ dự toán thiết kế.
Về quy định ngành tôi không bàn nữa. Nhưng VD:
Tôi dùng cách " tương đối " tính được giá thành " sơ sơ lơ tơ mơ " của một dự án.
Sau tôi đem ra đấu thầu.
Nhà thầu lập dự toán dự thầu. ( Nhà thầu lập mà, tôi tiết kiệm được 1 khoản... )
Tiếp có tổ chuyên gia chấm thầu. ( Mấy ông phải làm rõ giá, khối lượng cho đúng và đủ theo hồ sơ thiết kế... để tôi phê cái rẹt, chả thèm ngó cái dự toán thiết kế được duyệt chi cho mệt - Khỏe nữa )

Cái này bác Thế Anh rõ nè. Nhớ không lầm bữa họp cơ quan có cái zụ " Suất vốn đầu tư và giá kết cấu công trình ". Tức là Viện KT và BXD đang dần hoàn thiện " mài bén dao ".

Lộ trình của tôi là làm sao : Nhanh, gọn tiết kiệm và từng bước loại cái anh Hóa đơn, chứng từ vật tư ( Hóa đơn giờ nhan nhản, tự in mà ...)
Hóa đơn chứng từ vật tư người ta không quan tâm từ lâu rồi, đó là trách nhiệm của nhà thầu với cơ quan thuế chứ không phải với CĐT hay đơn vị thanh, quyết toán.
Bạn nói tôi xem là ý kiến cá nhân nên không bình luận, làm rõ
trong khi đó bạn lại có ý kiến ta lại không dùng gì được nhiều từ dự toán thiết kế
cách " tương đối " tính được giá thành " sơ sơ lơ tơ mơ " của một dự án
Tất cả những đánh giá này của bạn tôi nghĩ mang nặng tính ý kiến cá nhân của bạn hơn là xem xét nghiêm túc vấn đề đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Tôi nói thật, kể cả đến khi có giá kết cấu xây dựng đi chăng nữa thì với chỉ giá kết cấu xây dựng kết hợp chỉ số giá xây dựng vẫn chưa đủ loại bỏ sự khác biệt giữa giá các công trình.
Lấy 1 ví dụ đơn giản:
công tác hoàn thiện sàn: dùng vật liệu hoàn thiện sàn khác nhau cho giá khác nhau,
cùng loại vật liệu nhưng đặc tính kỹ thuật khác nhau cũng giá khác nhau
Hay công tác sơn: sơn các hãng khác nhau cho giá khác nhau, cùng hãng nhưng mã sản phẩm khác nhau có giá khác nhau
Hoặc biện pháp thi công công trình: cùng 1 thiết kế nhưng biện pháp thi công công trình khác nhau cho giá công trình khác nhau.
Những cái này ở công trình nhỏ, do giá trị thấp nên sự sai lệch nếu dùng suất vốn công trình hay giá kết cấu công trình chưa lớn. Tuy nhiên khi áp dụng cho các công trình lớn thì sai biệt là tiền tỷ. Trong khi đó, bằng việc lập dự toán chi tiết có thể loại bỏ các sai biệt này.
Để hoàn thiện được phương pháp suất vốn, giá kết cấu kết hợp chỉ số giá còn cần thêm đánh giá sự khác biệt này nữa.
Khi bạn đánh giá về 1 vấn đề, bạn nên nêu nguyên tắc cơ bản của nó, ngoài mục tiêu nhanh gọn của bạn, liệu bạn còn đạt được mục tiêu nào nữa không? các tồn tại của nó và cách giải quyết chứ không nên nhìn từ 1 phía
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Hóa đơn chứng từ vật tư người ta không quan tâm từ lâu rồi, đó là trách nhiệm của nhà thầu với cơ quan thuế chứ không phải với CĐT hay đơn vị thanh, quyết toán.
Bạn nói tôi xem là ý kiến cá nhân nên không bình luận, làm rõ
trong khi đó bạn lại có ý kiến ta lại không dùng gì được nhiều từ dự toán thiết kế
cách " tương đối " tính được giá thành " sơ sơ lơ tơ mơ " của một dự án
Tất cả những đánh giá này của bạn tôi nghĩ mang nặng tính ý kiến cá nhân của bạn hơn là xem xét nghiêm túc vấn đề đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Tôi nói thật, kể cả đến khi có giá kết cấu xây dựng đi chăng nữa thì với chỉ giá kết cấu xây dựng kết hợp chỉ số giá xây dựng vẫn chưa đủ loại bỏ sự khác biệt giữa giá các công trình.
Lấy 1 ví dụ đơn giản:
công tác hoàn thiện sàn: dùng vật liệu hoàn thiện sàn khác nhau cho giá khác nhau,
cùng loại vật liệu nhưng đặc tính kỹ thuật khác nhau cũng giá khác nhau
Hay công tác sơn: sơn các hãng khác nhau cho giá khác nhau, cùng hãng nhưng mã sản phẩm khác nhau có giá khác nhau
Hoặc biện pháp thi công công trình: cùng 1 thiết kế nhưng biện pháp thi công công trình khác nhau cho giá công trình khác nhau.
Những cái này ở công trình nhỏ, do giá trị thấp nên sự sai lệch nếu dùng suất vốn công trình hay giá kết cấu công trình chưa lớn. Tuy nhiên khi áp dụng cho các công trình lớn thì sai biệt là tiền tỷ. Trong khi đó, bằng việc lập dự toán chi tiết có thể loại bỏ các sai biệt này.
Để hoàn thiện được phương pháp suất vốn, giá kết cấu kết hợp chỉ số giá còn cần thêm đánh giá sự khác biệt này nữa.
Khi bạn đánh giá về 1 vấn đề, bạn nên nêu nguyên tắc cơ bản của nó, ngoài mục tiêu nhanh gọn của bạn, liệu bạn còn đạt được mục tiêu nào nữa không? các tồn tại của nó và cách giải quyết chứ không nên nhìn từ 1 phía
Tôi sẽ không tranh luận với naat nữa cho đến khi hoàn thành bài viết của tôi.
Tôi hỏi bạn một số câu thế này, nếu bạn hiểu được ý của tôi thì ta tranh luận tiếp.
1. Dự toán thiết kế có dùng được khi đưa vào thanh toán?
2. Giá trị đó có thay đổi không hay bất biến trong từng giai đoạn?
3. Bạn tính cho " kỹ ", rồi thẩm tra ra một con số, quyết toán ra một con số v...v... con số sau phủ định con số trước vậy có nghĩa là có phủ định luôn dự toán thiết kế không? Đó có phải lãng phí không?
4. Đã là cách làm mới, có nhất thiết dựa vào văn bản quản lý ngành để bắt bẻ nhau? Phải từ tư duy mới đến hành động, không thể từ hành động rồi hình thành tư duy. Đó là cách học vẹt.

Điều tôi nêu ra là ý kiến cá nhân, không phải từ cơ quan đoàn thể nào. Việc dẫn TT02 cũng chỉ là ví dụ cho sự đổi mới từng bước của quản lí KTXD ( theo tôi ). " Còn tôi nói là ý kiến cá nhân " vì có những cái gay gắt trong phản biện, bạn phản biện là để phủ định chứ không phải là góp ý xây dựng chung. Tôi cố trả lời bạn để xem phản ứng bạn ntn, nhưng những góp ý của bạn mang tính tiêu cực, giống như 2 chúng ta đang ghét nhau ghê gớm.
Tôi không đả động gì tới văn bản quản lý ngành ( Vì theo ngu ý của tôi, nếu đi theo cái trình tự tôi đặt ra thì phải có cơ chế mới )
Tôi chỉ nói dự toán thiết kế là lãng phí, chứ không phủ định phương pháp lập dự toán kiểu chi tiết.
Thanh toán theo CSG tôi coi là tốt vì nó thỏa mãn tiêu chí của tôi ( Nhanh, gọn, tiết kiệm )
Vài lời chia sẻ, hi vọng không dẫn đến mích lòng. Các bạn cứ góp ý xây dựng, tôi cố gắng hoàn thiện bài viết của mình. Trân trọng!
 

manhcsic

Thành viên năng động
Tham gia
4/12/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
46
EM nghĩ thế này

Theo em chúng ta cần hiểu thế nào là dự toán, việc lập dự toán là dự đoán khối lượng, tổng mức đầu tư của công trình để ta có thể khái quát được cái khối lượng mà bên thi công phải làm, tuy nhiên thủ tục của việc đầu tư 1 công trình của nước ta là rườm rà, phức tạp. Theo như em nghĩ việc lập hồ sơ dự toán và có đơn vị kiểm tra là điều tương đối cần thiết đối với công trình vừa, và cần thiết đối với những công trình lớn. Còn em thì chỉ mong các thủ tục đầu tư công trình của Việt Nam mềnh rút gọn hơn đỡ rườm rà hơn.
Đôi chút ý kiến, anh em cho ý kiến tham khảo thêm.

Kính thưa các bác, các anh các chị cao niên.
Em sau giai tân vào nghề xin mạo muội bày tỏ đôi điều thế này.
Bác chủ thớt có ý đang hỏi có nên lập dự toán thiết kế hay không. Em nghĩ là vẫn phải có và rất phải có.
Lập dự toán thiết kế để trình lên cấp quản lý, còn xin vốn, ngân sách được phân bổ hàng năm. Nếu không có dự toán làm sao nhà nước, bộ nghành biết công trình này cần bao nhiêu tiền mà phân bổ.
2. Dự tonas thi công nó là một phần nhỏ của TMDT, trong đó có một loạt cái chi phí theo thiết kế như CP QLDA, TVGS, nhà thầu nén tĩnh cọc khoan nhồi, chi phí khác.... Thế nếu có mỗi anh dự toán thi công thì ai là người lập ra dự toán chi phí cho các gói kia để được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phân bổ nguồn vốn theo đúng kế hoạch của năm.

Nói tóm lại là theo em nghĩ vẫn phải cần dự toán thiết kế các anh các chị ạ.
Đơn vị thẩm tra thiết kế có trách nhiệm tìm ra sai sót của thiết kế, hai bên thống nhất để đưa ra giá trị gần đúng nhất. Nên nói TVTK luôn cố đưa giá trị thật cao để kiếm tiền cao cho gói thầu thiết kế. Cái này cũng có lý nhưng không phải muốn cao là cao được, ví dụ em có 1000 tỷ, thuê thằng TVTK lập cho một cái dự án, em đố nó bảo em lập được lên 2000 tỷ không hạ xuống được bác ạ. Còn hệ số theo 957 cho anh thiết kế thì có ông Thẩm tra làm việc, sau này còn có thẩm tra quyết toán và kiểm toán.
Tóm lại là tích cực giảm thiểu rườm rà trong thủ tục đầu tư nhưng nếu bỏ dự toán thiết kế vẫn chưa phải lúc, kể cả Tây, Quy trình lập dự án và thiết kế nó Tây hơn mình nhưng nếu không có DTTK làm sao nó biết bao nhiêu tiền là hợp lý ...
Mong các anh các chị chém gió nhẹ tay..
Thank all.
 

mr.Mytd

Thành viên mới
Tham gia
21/12/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Biết là thế, nhưng nhà nước ta là thế. e mới đi làm, lúc đầu nghe mấy ông thương thảo, ông chủ đầu tư bảo cắt t 10 % ctrình t cho m nhận dự án. mà e làm dự toán thì thấy lợi nhuận có 5,5%.......vậy thi công có đảm bảo chất lượng ?
Nhân tiện cho e hỏi vấn đế : hệ số riêng nhân công, hệ sồ bù giá nhân công, hệ số nhân công ca máy... thực chất nó là cái gì và cách sử dụng chúng trong dự toán ! e xin chân thành cảm ơn !
 

qhuy1123

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/8/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Tham gia góp ý

Mình tham gia tý:
Theo mình thấy thì thiết kế-dự toán đôi khi mất nhiều công sức nhưng lãng phí thật, tuy nhiên không tính dự toán chi tiết mình thấy không khả thi lắm. Qua nhiều khâu, thiết kế, thẩm tra, phê duyệt, đấu thầu mà còn sai lung tung, giờ chỉ khái toán và kiểm soát đơn giá dự thầu của nhà thầu liệu có giảm sai sót và ít lãng phí hơn?
Mình chỉ thắc mắc là tại sao không đi sâu và mở rộng vào sử dụng thiết kế mẫu nhỉ?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Mình tham gia tý:
Theo mình thấy thì thiết kế-dự toán đôi khi mất nhiều công sức nhưng lãng phí thật, tuy nhiên không tính dự toán chi tiết mình thấy không khả thi lắm. Qua nhiều khâu, thiết kế, thẩm tra, phê duyệt, đấu thầu mà còn sai lung tung, giờ chỉ khái toán và kiểm soát đơn giá dự thầu của nhà thầu liệu có giảm sai sót và ít lãng phí hơn?
Mình chỉ thắc mắc là tại sao không đi sâu và mở rộng vào sử dụng thiết kế mẫu nhỉ?
Cám ơn một ý kiến tương đồng với quan điểm của tôi!
Sử dụng "Chỉ số giá" hay "suất vốn đầu tư" có phải là thiết kế mẫu không bạn???
 

vuhailong1976

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
22/10/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
13
Theo tôi dự toán thiết kế là cần thiết để chủ đầu tư có sở mời thầu và quản lý chi phí. Tuy nhiên cần phải xem lại khâu lập dự toán thiết kế vì nếu dự toán không sát với chi phí thực tế cần thiết thì không thể thực hiện được hoặc cố trúng thầu để thi công thì cúng phải tìm cách ăn bớt, giảm chất lượng, công nghệ để không bù lỗ.
Vì vậy dự toán cần thỏa mãn:
- Giá vật liệu theo yêu cầu chất lượng dự án phải phù hợp giá thị trường thời điểm lập
- Định mức lập dự toán phải phù hợp biện pháp, công nghệ thi công đang được sử dụng thông dụng hiện tại
- Thêm một khoản chi phí khác (do các rủi do hoặc sự không phù hợp giữa dự toán và thực tế) vì nhà thầu sẽ phải phân bổ một khoản chi phí khác để đề phòng các phát sinh trong quá trình thực hiện như kéo dài thời gian, chậm thanh toán vốn, thời tiết không thuận lợi, địa phương không đủ nguồn vật liệu ... (không kể chi phí đi đêm).
Làm sao để nhà thầu lập giá thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo (thực sự) chất lượng công trình, đảm bảo tính khả thi để hoàn thành công trình.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top