Nghiệm thu hoàn thành

thinhquocpham87

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/12/11
Bài viết
14
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
3
Có vấn đề như thế này mà e rất mơ hồ. Mong anh chị giúp đỡ. Hiện tại em là cán bộ hợp đồng phòng Tài chính - KH huyện. Khi BQL DA huyện làm xong công trình và mời đi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng (Mời có cả VP Uy ban, P kinh tế hạ tầng, đơn vị thi công, GS, Tkế và 1 số đơn vị #....) . Vậy trong quá trình đi nội dung chính của 1 cán bộ phòng tài chính cụ thể là làm những gi? Đối với Công trình dân dụng cũng như công trình giao thông.

Em hỏi câu này các bác chắc e hỏi 1 câu hỏi ngây ngô, thừa thải.........nhưng mong các bác là người đi trước.......hãy giúp đỡ em. để em hiểu vấn đề 1 cách cụ thể rõ ràng hơn không ak.
Do em cũng không muốn đơn vị mời đi cho đủ đội hình, không biết những mánh khóe, sai sót của họ
Chân thành cảm ơn các bác
 
Bạn được mời dự trong hội đồng nghiệm thu, là đơn vị chứng kiến cuộc bàn giao giữa chủ đầu tư và các nhà thầu. Đơn giản vậy thôi nếu bạn không thuộc đơn vị được giao nhận để vận hành công trình!
 
Có vấn đề như thế này mà e rất mơ hồ. Mong anh chị giúp đỡ. Hiện tại em là cán bộ hợp đồng phòng Tài chính - KH huyện. Khi BQL DA huyện làm xong công trình và mời đi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng (Mời có cả VP Uy ban, P kinh tế hạ tầng, đơn vị thi công, GS, Tkế và 1 số đơn vị #....) . Vậy trong quá trình đi nội dung chính của 1 cán bộ phòng tài chính cụ thể là làm những gi? Đối với Công trình dân dụng cũng như công trình giao thông.

Em hỏi câu này các bác chắc e hỏi 1 câu hỏi ngây ngô, thừa thải.........nhưng mong các bác là người đi trước.......hãy giúp đỡ em. để em hiểu vấn đề 1 cách cụ thể rõ ràng hơn không ak.
Do em cũng không muốn đơn vị mời đi cho đủ đội hình, không biết những mánh khóe, sai sót của họ
Chân thành cảm ơn các bác

Chào bạn!
Về quy định nghiệm thu, hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm những thành phần nào thì bạn tham khảo trong Nghị định số 209/NĐ-CP và Nghị định 49/NĐ-CP (Đối với các công trình chưa thực hiện Nghị định 15);
Đối với phòng Tài chính - Kế hoạch tham dự nghiệm thu chỉ là thành phần có liên quan để tham dự chứng kiến; Thực ra là đi để xem thử công trình đó đã hoàn thành và "biết địa điểm" để lỡ sau này khi bạn quyết toán vốn hoàn thành công trình đó thì ít nhất cũng đã được nìhn thấy ngoài thực tế;

Về văn bản pháp lý không có văn bản nào bắt buộc nghiệm thu phải có phòng TC-KH; Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại các huyện đối với các công tình có sử dụng vốn NS huyện, đối ứng NS huyện với NS tỉnh thì UBND các huyện đều yêu cầu phòng TC-KH tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành; Để biết được nguồn vốn đã cấp được đầu tư như thế nào; Còn nhiều ý kiến cho rằng phòng TC-KH đi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng thì phải có trách nhiệm với những thiếu sót hoặc công trình chưa đạt yêu cầu là không đúng;

Đôi điều trao đổi cùng bạn.
 
Do em cũng không muốn đơn vị mời đi cho đủ đội hình, không biết những mánh khóe, sai sót của họ
Chân thành cảm ơn các bác
Bạn phát biểu thế cũng không hợp lý rồi, Làm bên Tài chính chủ yếu là thẩm tra hồ sơ quyết toán về cuối thôi. nếu nguồn vốn không thuộc phân cấp thì không ai mời Tài chính đi cả. trừ những cái duy tu, sửa chữa... Còn liên quan tới vấn đề kỹ thuật và khối lượng đã có TVGS của chủ đầu tư ký vào biên bản rồi. với lại đi nghiệm thu 1 buổi với công trình có hàng trăm công tác bạn có xem hết được không ? Tóm lại nên tin tương Đồng nghiệp chứ. các anh em Bên Ban QLDA của huyện ấy.
 
Cảm ơn ý kiến tham gia của các anh
Thì theo e nghĩ đi nghiệm thu. Mình xem xét thử đơn vị thi công có đúng thiết kế không, chỗ nào chưa đủ so với thiết kế (nếu mình phát hiện). Để sau này thực hiện quyết toán công trình mình có thể cắt giảm khối lượng xuống (Đó là đối với những công trình mình thực hiện quyết toán). Do mình quản lý nguồn vốn nên họ mời đi là lẻ đương nhiên thôi ak. Mình phát hiện sai sót vẫn có quyền tham gia ý kiến vào biên bản nghiệm thu chứ các anh
 
Cảm ơn ý kiến tham gia của các anh
Thì theo e nghĩ đi nghiệm thu. Mình xem xét thử đơn vị thi công có đúng thiết kế không, chỗ nào chưa đủ so với thiết kế (nếu mình phát hiện). Để sau này thực hiện quyết toán công trình mình có thể cắt giảm khối lượng xuống (Đó là đối với những công trình mình thực hiện quyết toán). Do mình quản lý nguồn vốn nên họ mời đi là lẻ đương nhiên thôi ak. Mình phát hiện sai sót vẫn có quyền tham gia ý kiến vào biên bản nghiệm thu chứ các anh

Chào bạn!
Trường hợp bạn nói mình cũng đã có ý kiến ở phía dưới; Tuy nhiên việc bạn nêu ra khi đi nghiệm thu thấy khối lượng thiếu mà sau này quyết toán tự ý cắt khối lượng của họ là chưa đủ cơ sở nhé;Vì thường thì trong hồ sơ hoàn công đúng với khối lượng quyết toán, mà trùng khớp nhau thì bạn không có cơ sở để cắt giảm;

Trường hợp bạn phát hiện được khối lượng thực tế thi công ít hơn so với hoàn công và khối lượng quyết toán; Bạn phải mời chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan kiểm tra thực tế công trình, có biên bản kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công thực tế mới đủ cơ sở giảm trừ khi quyết toán nhé;
Đôi điều trao đổi cùng bạn!
 
Cảm ơn ý kiến tham gia của các anh
Thì theo e nghĩ đi nghiệm thu. Mình xem xét thử đơn vị thi công có đúng thiết kế không, chỗ nào chưa đủ so với thiết kế (nếu mình phát hiện). Để sau này thực hiện quyết toán công trình mình có thể cắt giảm khối lượng xuống (Đó là đối với những công trình mình thực hiện quyết toán). Do mình quản lý nguồn vốn nên họ mời đi là lẻ đương nhiên thôi ak. Mình phát hiện sai sót vẫn có quyền tham gia ý kiến vào biên bản nghiệm thu chứ các anh
1) Chào bạn chỗ bạn nói đơn vị thi công có đúng thiết kế không, chỗ nào chưa đủ so với thiết kế, cái này dành cho khâu nghiệm thu giai đoạn, nghiệ thu hạng mục và cụ thể hơn là nghiệm thu kỹ thuật( đây là 1 khâu rất quan trọng bạn nhé). Còn khi đi đi nghiệm thu bàn giao khai thác sử dụng có thể nói không quá đó chỉ là để đầy thủ tục pháp lý mà thôi bạn ạ.
2). theo tôi hiểu thì bạn làm phòng TCKH theo như chỗ tôi ít khi và hầu như không có việc mời TCKH di tham gia nghiệm thu. Các thành phần tham gia nghiệm thu chắc bạn đã nắm rõ rồi nhỉ. Nói về TC-KH ta có thể hiểu nôm na như sau:
Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện nhiệm quản lý của phòng.

- Tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND các xã xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dân của Sở Tài chính.

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc cấp huyện.

- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thẩm tra quyết toán ngân các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định, quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện báo cáo UBND huyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện quản lý.

- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình UBND huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước.

- Quản lý nguồn kinh kính dược uỷ quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức; cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn huyện.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, giá thị trường với UBND huyện và Sở Tài chính.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản dược giao theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.
 
gửi các anh: hotmen_8x_pro Đinh Tấn Linh kisukhiem bqldagnnvbv
- Nói như vậy theo ý mấy anh là: đi cho đủ đội hình thui ak. không có quyền j ak (do e khong rõ nên mới đi hỏi mấy anh mà.....hj)
- Còn vấn đề này nữa ah
Ví dụ như trường hợp e mới đi đây: Đi nghiệm thu 1 nhà sinh hoạt cộng đồng ở làng kia. Vì là khi xây lên hai bên điều có nhà nên tường ngoài hai không tô, em ý kiến, thì được CĐT (BQL các DA) trl là họ sẽ tự cắt giảm khối lượng khi thanh toán với đơn vị thi công. Em đề nghị ghi ý kiến vào biên bản nghiệm thu là không to tường ngoài 2 bên, nhưng CĐT họ nói sẽ tự cắt khối lượng khi thanh toán, không cần thiết ghi vào BB nghiệm thu. (Điều này đúng không ah?). Gặp những vấn đề như thế có nhất thiết có cần phải ghi vào BB nghiệm thu không ah.
Ý em là ghi vào BB nghiệm thu để sau này đơn vị làm QT họ dựa vào đó có thể kiểm tra lại quá trình thanh toán CĐT có cắt phần khối lượng không làm đó không?
Mong các a chị cho vài ý kiến?
 
Chào bạn!
Trường hợp bạn nói mình cũng đã có ý kiến ở phía dưới; Tuy nhiên việc bạn nêu ra khi đi nghiệm thu thấy khối lượng thiếu mà sau này quyết toán tự ý cắt khối lượng của họ là chưa đủ cơ sở nhé;Vì thường thì trong hồ sơ hoàn công đúng với khối lượng quyết toán, mà trùng khớp nhau thì bạn không có cơ sở để cắt giảm;

Trường hợp bạn phát hiện được khối lượng thực tế thi công ít hơn so với hoàn công và khối lượng quyết toán; Bạn phải mời chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan kiểm tra thực tế công trình, có biên bản kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công thực tế mới đủ cơ sở giảm trừ khi quyết toán nhé;
Đôi điều trao đổi cùng bạn!

Tất nhiên là để cắt giảm khối lượng thì rất khó, vì như ở chỗ e làm thường thì CĐT (BQL các DA) họ cũng âm mưu với đơn vị thi công làm hồ sơ ăn khớp với nhau cả rồi.
Thế e mới nói là mình ý kiến vào biên bản, để sau này đơn vị làm QT có cơ sở cát KL (nếu CĐT không cắt)
 
gửi các anh: hotmen_8x_pro Đinh Tấn Linh kisukhiem bqldagnnvbv
- Nói như vậy theo ý mấy anh là: đi cho đủ đội hình thui ak. không có quyền j ak (do e khong rõ nên mới đi hỏi mấy anh mà.....hj)
- Còn vấn đề này nữa ah
Ví dụ như trường hợp e mới đi đây: Đi nghiệm thu 1 nhà sinh hoạt cộng đồng ở làng kia. Vì là khi xây lên hai bên điều có nhà nên tường ngoài hai không tô, em ý kiến, thì được CĐT (BQL các DA) trl là họ sẽ tự cắt giảm khối lượng khi thanh toán với đơn vị thi công. Em đề nghị ghi ý kiến vào biên bản nghiệm thu là không to tường ngoài 2 bên, nhưng CĐT họ nói sẽ tự cắt khối lượng khi thanh toán, không cần thiết ghi vào BB nghiệm thu. (Điều này đúng không ah?). Gặp những vấn đề như thế có nhất thiết có cần phải ghi vào BB nghiệm thu không ah.
Ý em là ghi vào BB nghiệm thu để sau này đơn vị làm QT họ dựa vào đó có thể kiểm tra lại quá trình thanh toán CĐT có cắt phần khối lượng không làm đó không?
Mong các a chị cho vài ý kiến?
Chào bạn, tôi làm bên chủ đầu tư những cái j không hoặc ít thì ít khi ghi vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật, nhưng để đảm bảo tính an toàn để nhà thầu khỏi lật lọng thì ( 1 lần nữa tôi lại nói khâu nghiệm thu kỹ thuật là rất quan trọng), càng chi tiết càng tốt trừ trường hợp phần khuất( khi dó đã có nghiệm thu giai đoạn or nghiệm thu công việc rồi). Nhưng theo tôi cái gì thì cái cứ giấy trắng mực đen bạn ạ, họ không làm mình cứ ghi biên bản bảo họ ký vô, khỏi lằng nhằng về sau.
 
Tất nhiên là để cắt giảm khối lượng thì rất khó, vì như ở chỗ e làm thường thì CĐT (BQL các DA) họ cũng âm mưu với đơn vị thi công làm hồ sơ ăn khớp với nhau cả rồi.
Thế e mới nói là mình ý kiến vào biên bản, để sau này đơn vị làm QT có cơ sở cát KL (nếu CĐT không cắt)
- T1: Bạn nói câu âm mưu với đơn vị thi công tôi không nhất quán câu này với bạn luôn, tôi là cán bộ GSCĐT lương tâm trách nhiệm của tôi không cho phép còn chỗ bạn tôi không biết ntn.
- T2: hồ sơ ăn khớp với nhau Tôi nhất quán ý kiến này vì nếu hồ sơ ddvtc đưa lên ko ăn khớp với TVGS thì sao bạn có thể tiếp nhận hồ sơ đúng không ạ, không nói vấn đề về sau khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhảy vào, tất cả các thủ tục hồ sơ pháp lý phải ăn khớp với nhau bạn nhé tránh râu ông nọ cắm cằm bà kia.
 
Tất nhiên là để cắt giảm khối lượng thì rất khó, vì như ở chỗ e làm thường thì CĐT (BQL các DA) họ cũng âm mưu với đơn vị thi công làm hồ sơ ăn khớp với nhau cả rồi.
Thế e mới nói là mình ý kiến vào biên bản, để sau này đơn vị làm QT có cơ sở cát KL (nếu CĐT không cắt)

Nếu bạn biết (có bằng chứng) việc CĐT họ âm mưu với nhà thầu thì vụ mời này nên đi để phanh phui nó ra, vài ông bị kỷ luật là chắc (nhớ viết thẳng vào biên bản cho chắc ăn). Nhưng bạn đưa ra ý kiến đó mà không có bằng chứng cụ thể thì bạn là người thiệt thân trước (mất uy tín).
Về Luật thì không cần thiết bạn phải đi, nhưng họ đã mời thì đi cũng chả chết (không ảnh hưởng trách nhiệm mấy).
Nếu bạn đi thì bạn là một thành viên (đại diện) cho một đơn vị thì có ý kiến ngang bằng với các đơn vị khác.
Nếu bạn không đi thì họ vẫn cứ bàn giao công trình đưa vào sử dụng được (cùng lắm nó viết trong biên bản là: có mời nhưng vắng mặt).
Cũng mong là có người như bạn để " Phanh phui như kiểu làm cái WC cho các cháu tiểu học mà mất đến 600 triệu gì gì đó"
 
Bạn cho mình hỏi bạn ở huyện nào đấy ạ. Các công trình huyện bạn có thuê đơn vị kiểm toán không ạ. Mình đang làm bên công ty kiểm toán, nếu có thể tiếp cận được các dự án của huyện thì bạn call cho minh nhé (0947166979). Cảm ơn bạn nhièu
 
Chào bạn, tôi làm bên chủ đầu tư những cái j không hoặc ít thì ít khi ghi vào biên bản nghiệm thu kỹ thuật, nhưng để đảm bảo tính an toàn để nhà thầu khỏi lật lọng thì ( 1 lần nữa tôi lại nói khâu nghiệm thu kỹ thuật là rất quan trọng), càng chi tiết càng tốt trừ trường hợp phần khuất( khi dó đã có nghiệm thu giai đoạn or nghiệm thu công việc rồi). Nhưng theo tôi cái gì thì cái cứ giấy trắng mực đen bạn ạ, họ không làm mình cứ ghi biên bản bảo họ ký vô, khỏi lằng nhằng về sau.

Em cũng nghĩ thế
Em cũng nghĩ thế
Em cũng nghĩ thế
Em cũng nghĩ thế
Em cũng nghĩ thế
 
gửi các anh: hotmen_8x_pro Đinh Tấn Linh kisukhiem bqldagnnvbv
- Nói như vậy theo ý mấy anh là: đi cho đủ đội hình thui ak. không có quyền j ak (do e khong rõ nên mới đi hỏi mấy anh mà.....hj)
- Còn vấn đề này nữa ah
Ví dụ như trường hợp e mới đi đây: Đi nghiệm thu 1 nhà sinh hoạt cộng đồng ở làng kia. Vì là khi xây lên hai bên điều có nhà nên tường ngoài hai không tô, em ý kiến, thì được CĐT (BQL các DA) trl là họ sẽ tự cắt giảm khối lượng khi thanh toán với đơn vị thi công. Em đề nghị ghi ý kiến vào biên bản nghiệm thu là không to tường ngoài 2 bên, nhưng CĐT họ nói sẽ tự cắt khối lượng khi thanh toán, không cần thiết ghi vào BB nghiệm thu. (Điều này đúng không ah?). Gặp những vấn đề như thế có nhất thiết có cần phải ghi vào BB nghiệm thu không ah.
Ý em là ghi vào BB nghiệm thu để sau này đơn vị làm QT họ dựa vào đó có thể kiểm tra lại quá trình thanh toán CĐT có cắt phần khối lượng không làm đó không?
Mong các a chị cho vài ý kiến?

Chào bạn!
Trácnh nhiệm bạn là quyết toán, khi đó bạn chỉ đối chiếu các số liệu trên hồ sơ của chủ đầu tư trình khớp nhau là được; Tức là giữa khối lượng đề nghị quyết toán và bản vẽ hoàn công;
Trong quá trình thực hiện có sai lệnh về kích thước, khối lượng trong bản vẽ hoàn công và thực tế thì chủ đầu tư và các bên có liên quan chịu trách nhiệm; Điều này cần phân định rõ trong quá trình làm quyết toán nhé!
 
Chào bạn!
Trácnh nhiệm bạn là quyết toán, khi đó bạn chỉ đối chiếu các số liệu trên hồ sơ của chủ đầu tư trình khớp nhau là được; Tức là giữa khối lượng đề nghị quyết toán và bản vẽ hoàn công;
Trong quá trình thực hiện có sai lệnh về kích thước, khối lượng trong bản vẽ hoàn công và thực tế thì chủ đầu tư và các bên có liên quan chịu trách nhiệm; Điều này cần phân định rõ trong quá trình làm quyết toán nhé!

Anh thấy em nói rất đúng và chuẩn, như anh thì khác cơ quan phê duyệt quyết toán chổ anh không máy móc đối chiếu các số liệu khối lượng đề nghị quyết toán và bản vẽ hoàn công đâu, mà họ kiểm tra khối lượng thực tế để làm cơ sở quyết toán đó em à (mà bản thân CĐT cũng đã tự giác làm công việc này trước khi trình quyết toán công trình). Em chưa nghe câu chuyện không có cây cầu nào mà vẫn quyết toán ào ào miễn hồ sơ quyết toán đầy đủ là ok.
 
Anh thấy em nói rất đúng và chuẩn, như anh thì khác cơ quan phê duyệt quyết toán chổ anh không máy móc đối chiếu các số liệu khối lượng đề nghị quyết toán và bản vẽ hoàn công đâu, mà họ kiểm tra khối lượng thực tế để làm cơ sở quyết toán đó em à (mà bản thân CĐT cũng đã tự giác làm công việc này trước khi trình quyết toán công trình). Em chưa nghe câu chuyện không có cây cầu nào mà vẫn quyết toán ào ào miễn hồ sơ quyết toán đầy đủ là ok.

Thống nhất với ý của anh Hùng thôi; Tuy nhiên việc quyết toán mà em nói đã được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật; TUy nhiên đó là trách nhiệm của người ăn lương nhà nước trong trường hợp phát hiện ra việc sai trái, không đúng khối lượng ở thực tế thì phải có cách xử lý;
Tuy nhiên, thực tế Sở Tài chính quyết toán công trình ở các huyện, thì hầu hết đều quyết toán trên hồ sơ hoàn công do chủ đầu tư trình; Không ai có thể khi quyết toán có thể đi xem thử công trình đó như thế nào được;
Ở BÌnh Thuận của bác các huyện ở gần nhau chứ ở Tây Nguyên thì các huyện cách xa trung tâm lắm. :D
 
Thống nhất với ý của anh Hùng thôi; Tuy nhiên việc quyết toán mà em nói đã được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật; TUy nhiên đó là trách nhiệm của người ăn lương nhà nước trong trường hợp phát hiện ra việc sai trái, không đúng khối lượng ở thực tế thì phải có cách xử lý;
Tuy nhiên, thực tế Sở Tài chính quyết toán công trình ở các huyện, thì hầu hết đều quyết toán trên hồ sơ hoàn công do chủ đầu tư trình; Không ai có thể khi quyết toán có thể đi xem thử công trình đó như thế nào được;
Ở BÌnh Thuận của bác các huyện ở gần nhau chứ ở Tây Nguyên thì các huyện cách xa trung tâm lắm. :D

Chuẩn không cần chỉnh:D; Hiện nay, ở đâu cũng vậy các công trình vốn ngân sách đều quyết toán như vậy.
 
Back
Top