Công thức tính toán tiên lượng

  • Khởi xướng Khởi xướng Trần Duy Khoa
  • Ngày gửi Ngày gửi
đây cho em hỏi luôn là tại sao khi bóc các phần dưới cốt 0,000 đều cho là phần móng hết ạ, kể cả phần cổ cột, chứ không đơn thuần phần móng chỉ bao gồm cọc, đài và giằng?
TA không nhớ là có quy định ở đâu nữa không ? Nhưng hình như là theo quy ước mọi người ngầm hiểu và quen đi là như vậy. Vì bản thân cốt 0,00 cũng do người thiết kế công trình quy định. Hiện nay có nhiều công trình có 2, 3 tầng hầm ở bên dưới cốt tự nhiên vậy các tầng này có gọi là móng không ? Nghe hơi khó lọt tai. Thực ra người đo bóc tiên lượng thường quan tâm đến cốt tự nhiên hơn.


Đôi khi lúc đọc bản vẽ em kiểm tra thấy có đôi chỗ bị thừa cốt thép, ví dụ như khối bê tông rộng 600mm, cốt thép có bước là a150 nhưng vẫn cho là 5 thanh phi 18, nhưng còn phải tính đến lớp bê tông bên ngoài . vậy những chỗ như vậy nếu không sai sót thì xử lý sao ạ?

Để xác định số thanh thép người ta dùng bài toán trồng cây. Số thanh thép bằng số khoảng cách cộng 1.

- Vế mặt kết cấu: 600mm đem trừ đi lớp bê tông bảo vệ cốt thép (2 bên, mỗi bên khoảng 30mm) rồi chia cho 150 thì ra số khoảng cách, đem cộng 1 là 4,6thanh (con số này lớn hơn 4 và nhỏ hơn 5). Nhưng không thể đặt 4 thanh vì thiếu khả năng chịu lực theo yêu cầu thiết kế vì vậy sẽ phải đặt 5 thanh (điều kiện chọn và đặt cốt thép phải đáp ứng đủ hoặc thừa yêu cầu chịu lực).
- Về mặt thi công: thực tế khi thi công cũng không thể đặt thép chính xác tính đến mm được. Trong trường hợp trên người ta đặt 5 thanh và khoảng cách sẽ dày lại (dẫn đến điều bác KtsDzi nói a<150) tuy nhiên khoảng cách đó vẫn thoải mái cho đổ bê tông.
- Về mặt tiên lượng, dự toán: sai khác không nhiều về giá trị, chấp nhận được. Tuy nhiên, người cán bộ dự toán cũng cần biết về cách thống kê, xác định khối lượng thép từ bản vẽ kết cấu, để trong nhiều trường hợp phải kiểm tra và chỉ ra rằng kỹ sư kết cấu tính toán thống kê cốt thép thiếu (TA nghe nói đã từng có công trình mười mấy tầng thi công xong xác định là thiếu khoảng mấy trăm tấn thép - choáng).
 
Last edited by a moderator:
Các bác cho em hỏi khi em rất nhiều dự toán thấy khi tính khối lượng phần đất đắp lấy bằng 1/3 khối lượng đất đào. Không biết ở đâu quy định cái này. Như thế là đúng hay sai?Trước đây em làm thi công bị lỗ rất nhiều vì cái đó.

Ở đây ta phải dùng là khối lượng đất đắp trả mới đúng như thế! Thực tế thi công thì khối lượng đất đắp lại bao gồm khối lượng đất đắp trả và khối lượng đất cát ( đầm chặt kết cấu đất xung quanh móng). Một số người khi tính dự toán bỏ qua phần này, đến khi đấu thầu thì cho rằng công tác này tốn ít tiền nên cũng không quan tâm, đo bóc tiên lượng không kỹ => lỗ.
 
Theo nguyên tắc để tính chính xác khối lượng đất đắp thì mình lấy khối lượng đào trừ đi phần xây lắp. Nhưng mà tính thế phức tạp nên người ta dùng công thức kinh nghiệm là 1/3 đất đào, đối với các công trình dân dụng thường tính như thế nhưng các công trình có khối lượng đào đắp lớn thì không tính như thế được mà phải tính chi tiết ra, đặc biệt các công trình giao thông và thủy lợi.
Nhiều khi mình thử so sánh 1/3 và tính chi tiết thì chênh lệch khá nhiều đối với các công tác có KL đào đắp lớn, nhưng các công trình dân dụng thì đào hố móng KL nhỏ nên chênh lệch không đáng kể, tính 1/3 cho nó nhanh
 
Ở đây ta phải dùng là khối lượng đất đắp trả mới đúng như thế! Thực tế thi công thì khối lượng đất đắp lại bao gồm khối lượng đất đắp trả và khối lượng đất cát ( đầm chặt kết cấu đất xung quanh móng). Một số người khi tính dự toán bỏ qua phần này, đến khi đấu thầu thì cho rằng công tác này tốn ít tiền nên cũng không quan tâm, đo bóc tiên lượng không kỹ => lỗ.
Không có quy định cụ thể nào về phương pháp bóc tách khối lượng của công trình cả. Cũng không có một quyển dự toán nào được coi là hoàn toàn chính xác, chỉ có khối lượng được chấp nhận và khối lượng không được chấp nhận mà thôi. Công việc bóc tách khối lượng dự toán cũng giống như thiết kế công trình vậy, có nội dung thực hiện theo các quy định cụ thể (Định mức, đơn giá, các khoản chi phí, hệ số áp dụng, ...) có những nội dung phải dựa theo thực tế (công trình cụ thể) và kinh nghiệm. Một khối lượng được chấp nhận phải được sự đồng ý của các bên liên quan với dự toán là : chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, có thể có cơ quan thẩm tra; với quyết toán là chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát.
Công thức kinh nghiệm tính khối lượng đất đào mái dốc = 1/3 khối lượng đào thẳng đứng chỉ được chấp nhận khi phần khối lượng đó được coi là nhỏ. Bạn thử độ chính sác của công thức này trong 2 trường hợp đào móng băng và đào ao xem.
 
TA không nhớ là có quy định ở đâu nữa không ? Nhưng hình như là theo quy ước mọi người ngầm hiểu và quen đi là như vậy. Vì bản thân cốt 0,00 cũng do người thiết kế công trình quy định. Hiện nay có nhiều công trình có 2, 3 tầng hầm ở bên dưới cốt tự nhiên vậy các tầng này có gọi là móng không ? Nghe hơi khó lọt tai. Thực ra người đo bóc tiên lượng thường quan tâm đến cốt tự nhiên hơn.
Việc xác định khối lượng của từng hạng mục công trình cũng như việc xác định khối lượng của một gói thầu vậy phải căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình hay dự án. Phân chia khối lượng của các hạng mục trong một gói thầu chỉ mang tính chất tương đối, phần cổ cột bạn tính vào hạng mục móng hay thân thì cũng không làm thay đổi giá trị của dự toán.
Theo mình phân chia khối lượng phải căn cứ vào bản vẽ thiết kế khi thiết kế có tách riêng phần kết cấu cổ cột hay không (thường có tiết diện lớn hơn 50 về mỗi phía so với tiết diện cột tầng 1)
Trong thông tư 12/2005 có hướng dẫn về việc phân chia hạng mục công trình để phục vụ công tác nghiệm thu, hoàn công có chia hạng mục móng là phần bị che khuất dưới đất có thể vì cách hiểu này mà trong dự toán đưa phần dưới cốt 0.00 vào hạng mục móng
 
Last edited by a moderator:
Theo nguyên tắc để tính chính xác khối lượng đất đắp thì mình lấy khối lượng đào trừ đi phần xây lắp. Nhưng mà tính thế phức tạp nên người ta dùng công thức kinh nghiệm là 1/3 đất đào, đối với các công trình dân dụng thường tính như thế nhưng các công trình có khối lượng đào đắp lớn thì không tính như thế được mà phải tính chi tiết ra, đặc biệt các công trình giao thông và thủy lợi.
Nhiều khi mình thử so sánh 1/3 và tính chi tiết thì chênh lệch khá nhiều đối với các công tác có KL đào đắp lớn, nhưng các công trình dân dụng thì đào hố móng KL nhỏ nên chênh lệch không đáng kể, tính 1/3 cho nó nhanh

Đây là 1 kinh nghiệm được lưu truyền và sử dụng khá nhiều khi tính khối lượng.
Nhưng ta nên lưu ý rằng cách tính này đa phần là không thể chính xác, 1 vài trường họp thì có thể chấp nhận được ( hạng mục công trình mà khối lượng đất quá ít ) còn lại thì hoàn toàn sai.
Chúng ta nên tính toán theo công thức đàng hoàng, tập cho mình 1 thói quen tốt, chứ nhiều bác cứ làm cách đắp bằng 1/3 đào thì làm giao thông thủy lợi, cấp thoát nước ( nhất là đường ống ) chắc mau gặp thanh tra lắm.
 
Đắp bằng 1/3 đào thường dùng chủ yếu trong công tác đắp lại đất hố móng trong các công trình dân dụng thôi, vì không lẽ đối với công trình dân dụng khối lượng đào không quá lớn so với tổng giá trị công trình, mà tính chính xác lại thì rất mất công, trừ khi là làm hoàn công thì còn chính xác được. CHứ giờ tính KL đắp lại = cách tính chi tiết thì mất công. Tất nhiên cũng tập thói quen tính chi tiết, để đối với công trình giao thông thủy lợi còn biết cách tính. Mà cái này không bảo thì cũng phải tự biết vì ai lại dùng công thức kình nghiệm cho 1 lượng tiền lớn như thế . Khi đụng đến giá tiền nhiều là phải chi ly ngay.
Còn phần nào là móng, không phải là cứ khuất là móng, vì nếu như thế phải là dưới cốt tự nhiên mới là móng chứ, cái này chắc là từ cách gọi của dân xây dựng từ thủa xa xưa tới nay, cứ dưới nền là móng. :D . Phân chia hạng mục ai bảo bạn không thay đổi giá trị, thay đổi quá đi chứ, thử xem định mức xem, nếu là móng thì định mức khác, nếu không phải móng thì định mức khác.
Cái này làm mình lại nhớ đến cái dầm đi âm trong sàn, vẫn cãi nhau là đi như thế thì tính phần dầm đấy cho sàn hay cho dầm.
Thực tế thì mình thường phần đi âm vào sàn vẫn phải tính cho dầm. Nhiều bạn lại tính cho sàn hết. Mình quen tính như thế nên tính như thế thôi, nếu tính phần đi âm vào sàn là cho sàn thì giá trị tổng cũng sẽ thay đổi thật, vì giá BT sàn và BT dầm khác nhau mà, Cái này chắc bộ xây dựng hoặc đơn vị nào đó dưa ra quy định cụ thể chứ đây xem như là 1 kẽ hở trong XD thì phải. mặc dù nó không đáng mấy nhưng mà nhiều khi cãi nhau mệt lắm. Cứ có văn bản, dấu củ khoai là mọi việc theo quỹ đạo ngay. Bác Thế Anh và mọi người cho ý kiến nhé:beer:
 
Đây là file Excel tính dài rộng cao đã được thiết lập sẵn công thức các bạn có thể tham khảo cách tính
 
Chào tất cả các thành viên trên diễn đàn. Chúc diễn đàn ngày càng phát triển đúng như tên gọi "Ngôi nhà xây dựng"
Em là một thành viên mới tham gia diễn đàn cũng như mới bắt đầu nghiên cứu về dự toán công trình xây dựng.
Em được biết công việc đo bóc tiên lượng là công việc đầu tiên và quan trọng trong việc làm dự toán. Các bác có thể chỉ giúp em các bước để bắt đầu đo bóc tiên lượng?
Ví du: Em đã có bản vẽ về phần móng. Em muốn đo bóc tiên lượng thì phải làm những gì ạ?
Trình độ còn hạn chế, mong được học hỏi thêm. Mong các bác giúp đỡ.
Em cảm ơn!
 
Nếu mới bắt đầu vào nghề dự toán thì bạn nên vào xem qua lớp học dự toán của bác Bình (ngay trong diễn đàn này). Cực kỳ tường tận dễ hiểu hơn hẳn mọi giáo trình hiện có.
Tiện thể trả lời luôn câu hỏi của bạn. Bạn đã có bản vẽ phần móng thì việc đầu tiên bạn phải hình dung xem nó sẽ thi công như thế nào (dựa trên cả bản vẽ)
Đầu tiên phải đào móng (cả móng cột và móng băng)
Đào móng thường tính bằng thể tích đào theo như bản vẽ nhân với 1.22
Tiếp theo bê tông lót móng.
Đá xây móng
.......
Ván khuôn giằng móng, móng cột ...
Đấy là ví dụ thế, căn cứ trên bản vẽ mà tính thôi. Thép thì nếu chưa quen thì cứ theo bảng thống kê thép mà ốp vào, quen rồi thì kiểm tra lại hộ các anh kỹ thuật 1 chút, thường các cụ tính hay nhầm lắm , chú ý lắp đúng mã hiệu.
Đấy là ví dụ thế thôi, bạn cứ ghé qua lớp học của bác Bình. Chúc bạn thành công
 
ủa, làm dự toán mà các bác cũng phải tự đo tách KL á. Bên em thì các anh thiết kế làm hết, rồi đưa cho mình 1 bảng tổng hợp KL, mình cứ theo đó mà làm. Thỉnh thoảng cũng có xem bản vẽ để tìm định mức cho phù hợp thôi. Mình đâu có thiết kế mà lường hết được khối lượng đâu.
 
@ Thiên linh : Chắc bạn mới làm DT. Đúng là bên giao thông và thủy lợi thì phần khối lượng bên thiết kế bóc tách, tuy nhiên khi làm dự toán thì 1 số phần mình cũng phải kiểm tra lại chứ, vì có nhiều phần bên thiết kế tính tổng hợp lại và mình phải tách ra cho đúng với mã hiệu. Còn làm dân dụng thì dự toán hoàn toàn làm cả.
Tuy nhiên đã làm dự toán thì nên cố gắng tự bóc tách được khối lượng kể cả đối với công trình GT và TL. Phải hiểu hết được bản vẽ, nếu mới làm chưa quen thì chỗ nào ko bít thì hỏi thiết kế. Nếu có tổng hợp KL của thiết kế rồi thì mình phải kiểm tra lại xem đã đúng chưa mới đúng, và xem có thiếu phần nào không. Thường thi khi thẩm định bên thiết kế phải bảo vệ phần khối lượng của họ nhưng mình cứ kiểm tra cho chắc
1 cái thường thường nữa đó là khi thiết kế GT và TL họ thiết kế xong tự tính lấy dự toán luôn.
 
@ Thiên linh : Chắc bạn mới làm DT. Đúng là bên giao thông và thủy lợi thì phần khối lượng bên thiết kế bóc tách, tuy nhiên khi làm dự toán thì 1 số phần mình cũng phải kiểm tra lại chứ, vì có nhiều phần bên thiết kế tính tổng hợp lại và mình phải tách ra cho đúng với mã hiệu. Còn làm dân dụng thì dự toán hoàn toàn làm cả.
Tuy nhiên đã làm dự toán thì nên cố gắng tự bóc tách được khối lượng kể cả đối với công trình GT và TL. Phải hiểu hết được bản vẽ, nếu mới làm chưa quen thì chỗ nào ko bít thì hỏi thiết kế. Nếu có tổng hợp KL của thiết kế rồi thì mình phải kiểm tra lại xem đã đúng chưa mới đúng, và xem có thiếu phần nào không. Thường thi khi thẩm định bên thiết kế phải bảo vệ phần khối lượng của họ nhưng mình cứ kiểm tra cho chắc
1 cái thường thường nữa đó là khi thiết kế GT và TL họ thiết kế xong tự tính lấy dự toán luôn.
EM đang làm dự toán thủy lợi, cấp thoát nước và cả giao thông, nói chung phần lớn bên giao thông và thủy lợi thì người thiết kế tính luôn bảng khối lượng.Tuy nhiên không phải vì điều đó mà người lập dự toán không cần coi bản vẽ mà theo em rất cần thiết nữa kìa. Coi để biết người ta tính như thế nào, có sai hay không và quan trọng hơn là ta có thể đề ra biện pháp thi công cho phù hợp từ bản vẽ đến dự toán.
Bác nói khi thiết kế giao thông thủy lợi họ thiết kế kiêm luôn tính dự toán thì không phải đâu, phần lớn là bên dân dụng thôi.
 
Chào cả nhà! đúng như bạn Hathuy nói việc bốc khối lượng cần phải có bản vẽ kèm theo, theo kinh nghiệm của mình thì trước tiên các bạn phải đọc sơ bộ tổng thể công trình, sau đó đi sâu bốc khối lượng từng hạng mục công trình theo thứ tự kết cấu từ dưới lên, hoặc từ trên xuống. Hoặc theo hạng mục công việc cần làm trước thì bốc KL trước..., cứ như thế mình sẽ dễ dàng quản lý số liệu hơn. Các bạn nào có kinh nghiệm khác hãy chia sẽ với mọi người nhé!
 
@ Thiên linh : Chắc bạn mới làm DT. Đúng là bên giao thông và thủy lợi thì phần khối lượng bên thiết kế bóc tách, tuy nhiên khi làm dự toán thì 1 số phần mình cũng phải kiểm tra lại chứ, vì có nhiều phần bên thiết kế tính tổng hợp lại và mình phải tách ra cho đúng với mã hiệu. Còn làm dân dụng thì dự toán hoàn toàn làm cả.
Tuy nhiên đã làm dự toán thì nên cố gắng tự bóc tách được khối lượng kể cả đối với công trình GT và TL. Phải hiểu hết được bản vẽ, nếu mới làm chưa quen thì chỗ nào ko bít thì hỏi thiết kế. Nếu có tổng hợp KL của thiết kế rồi thì mình phải kiểm tra lại xem đã đúng chưa mới đúng, và xem có thiếu phần nào không. Thường thi khi thẩm định bên thiết kế phải bảo vệ phần khối lượng của họ nhưng mình cứ kiểm tra cho chắc
1 cái thường thường nữa đó là khi thiết kế GT và TL họ thiết kế xong tự tính lấy dự toán luôn.

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn, tuy nhiên ờ công ty mình mấy anh kỹ thuật chỉ thống kê khối lượng thôi và họ tư chịu trách nhiệm, Dân dự toán phải thống kê lại toàn bộ khối lượng để phù hợp theo định mức. Nếu có thời gian rảnh rỗi các bạn cũng nên đi sâu vào kết cấu công trình để phát hiện những lỗi thiếu sót của các anh thiết kế (kích thướt hình học, thống kê thiếu KL...), được như vậy mình mới tự nâng cao tay nghề! Đồng thời dân Dự toán cũng nên quan sát phương pháp thi công các công trình xung quanh nhằm hình dung được mình phải làm những công việc gì cho công trình của mình.
 
các bác nói đúng quá, em học KTXD Giao thông chẳng thấy các thầy cô chú trọng đến việc hướng dẫn cách đo bóc tiên lượng lắm, khi đi làm lại được đưa cho bản vẽ công trình dân dụng (công ty em làm khá phong phú, tất cả các lĩnh vực GT, dân dụng, thủy lợi) để bóc, đúng là lúc đó em vô cùng lúng túng, cũng may chị giám đốc vừa là người quen vừa là một người làm dự toán rất giỏi và đã hướng dẫn cho em luôn. May quá...
 
Các anh oi em xin nêu một vấn đề để mọi người cùng bàn luận.
Theo phụ lục 1 của TT 05 hướng dẫn lập TMĐT em thấy bây giờ phải làm chi tiết quá (nhất là phần I và 1.1. xác định chi phí xây dựng). Như vậy sẽ rất khó cho các công tác thực hiện tiếp theo của dự án như đơn giá liên tục thay đổi dẫn đến giá gói thầu sẽ vượt so với phê duyệt, khó điều chỉnh quy mô và thiết kế công trình nhất là đối với dự án phải là trong thời gian dài và phải chờ phê duyệt lâu. Xin các anh cho ý kiến và hướng dẫn cách lập TMDT sao cho hợp lý
 
Định mức trung chuyển

Muốn tính trung chuyển thì áp dụng định mức dự toán công tác sửa chữa trong XDCB ban hành theo QĐ số 29/QĐ-BXD ngày 25/12/2000 của Bộ xây dựng - mục XP.0000 trang 123 và XP.9200 trang 124 kết hợp bảng lương A.1.8, định mức, bảng giá ca máy, cước vận chuyển hiện hành. Bạn nào cần file tính chi tiết lập bằng Excel báo cho tôi để tôi gửi cho. Mà quên, up luôn biếu các bạn xài thử. Có gì chưa phù hợp thì báo cho tôi để chỉnh sửa nhé.
Email: phuchauctc@yahoo.com
 
Em xin được hỏi các sư phụ cách tính tiên lượng của các chi tiết hình vòm, bậc tam cấp và phần tay vịn của bậc tam cấp
 
Tính khối lượng các công trình giao thông(thông thường bên tư vấn thiết kế đã có bảng khối lượng) nhưng khôg kiểm tra lại thì biết làm sao được họ tính có chính xác không! Kinh nghiệm của tôi--vẽ lại các mặt cắt ngang (trắc ngang) theo đúng tỉ lệ trên AUTOCAD: đo diện tích (các này nhanh nhất chứ tính toán mệt lắm mà không chính xác) sau đó xác định khối lượng bình thường---ok; lắp đúng mã đơn giá, định mức, áp đúng chế độ+VC=---ok xong
 
Back
Top