- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.776
- Điểm thành tích
- 113
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn CÁC BẠN NÊN THỰC HIỆN NHƯ SAU (tham khảo trên Fb bác Timle nguyên cán bộ CGĐCLCTXD-BXD):
Bước 1: Thương thảo hợp đồng (nêu phạm vi công việc, giá hợp đồng, hình thức hợp đồng...)
Bước 2: Ra quyết định chỉ định thầu (căn cứ một phần Bước 1)
Bước 3: Ký kết hợp đồng
Đối với gói thầu xây lắp (giá gói thầu B1: Kiểm tra hồ sơ năng lực nhà thầu (nhà thầu gửi chủ đầu tư)
Bước 2: Gửi dự toán được duyệt và yêu cầu lập hồ sơ đề xuất giá (chỉ có giá, không có năng lực cần nêu rõ chủng loại vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng cho gói thầu... để ra được giá đề xuất cho gói thầu) "Mục đích để khi thanh toán Kho Bạc không "vặn vẹo", khi trình quyết toán Phòng tài chính đỡ "đòi hỏi". Nếu chắc chắn có thể bỏ bước này"
Bước 3: Đàm phán, thương thảo hợp đồng
Bước 4: Ra quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu
Bước 5: Ký kết hợp đồng
Bước 1: Thương thảo hợp đồng (nêu phạm vi công việc, giá hợp đồng, hình thức hợp đồng...)
Bước 2: Ra quyết định chỉ định thầu (căn cứ một phần Bước 1)
Bước 3: Ký kết hợp đồng
Đối với gói thầu xây lắp (giá gói thầu B1: Kiểm tra hồ sơ năng lực nhà thầu (nhà thầu gửi chủ đầu tư)
Bước 2: Gửi dự toán được duyệt và yêu cầu lập hồ sơ đề xuất giá (chỉ có giá, không có năng lực cần nêu rõ chủng loại vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng cho gói thầu... để ra được giá đề xuất cho gói thầu) "Mục đích để khi thanh toán Kho Bạc không "vặn vẹo", khi trình quyết toán Phòng tài chính đỡ "đòi hỏi". Nếu chắc chắn có thể bỏ bước này"
Bước 3: Đàm phán, thương thảo hợp đồng
Bước 4: Ra quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu
Bước 5: Ký kết hợp đồng
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.