Trao đổi về Nghị định 58CP về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Trân trọng thông báo với toàn thể anh em, Nghị định 58/CP có hiệu lực thi hành bắt đầu từ 30/5/2008. Thông tin tớ lấy từ Báo đấu thầu ngày hôm nay.

Nghị định 58 được đăng Công báo ngày 14/4/2008, như vậy có hiệu lực từ ngày 29/5/2008.
 
H

happy

Guest
Nghị định 58/2008/NĐ-CP này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 29/5/2008.
 

Thanh_PMC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/9/07
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Nghị định 58/CP ra đời được mấy ngày rồi, qua nghiên cứu em cũng đúc kết 1 số điểm mới xin chia sẽ như sau:
1. Tại Điều 2: Việc xác định tổng phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên được xác định theo từng dự án cụ thể, ko xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp;--> trước đây việc xác định chỉ căn cứ vào phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp, điều này là ko hợp lý trong bối cảnh hiện nay, nhất là quá trình cổ phần hóa các danh nghiệp đang được tiến hành rộng khắp trên cả nước và các thủ tục hành chính rườm rà hướng dẫn được coi là 1 nguyên nhân dẫn đến chậm trễ của các dự án.

Mình thấy quy định này rất quan trong nhưng diễn đàn vẫn chưa có bài nào cặn kẽ về vấn đề này! Mình có một số thắc mắc mong được giải đáp:
1. Nếu trước kia, xác định phần vốn nhà nước đóng góp theo tổng vốn đang ký của doanh nghiệp, còn bây giờ được xác định theo từng dự án cụ thể bằng cách nào? bằng văn bản nào? do cơ quan thẩm quyền nào xác định? Chẳng lẽ mỗi dự án của các tổng công ty CP đều phải xác định phần vốn nhà nước? v.v...
2. Hiện có rất nhiều dự án "cực lớn" phải do liên danh các công ty khác nhau làm chủ đầu tư, như vậy Bộ Tài chính phải ban hành hướng dẫn để xác định phần vốn nhà nước. Nếu ko kiểm soát hợp lý, rồi từ đây, vốn nhà nước sẽ bị thất thoát rất nhiều!
3. Ví dụ nho nhỏ: 1 dự án xây dựng 1000 tỷ do công ty TNHH A góp 600 tỷ; công ty CP B (vốn nhà nước chiếm 60% CP) góp 400 tỷ. Thì Dự án này có tuân theo các thủ tục về DA nguồn vốn nhà nước không? Cách xác định nguồn vốn nhhư thế nào? Giả sử, nhà nước muốn chi phối DA này thì tự xác định nguồn vốn bỏ ra của cty B là 100% vốn nhà nước có được ko?:D
 
H

happy

Guest
3. Ví dụ nho nhỏ: 1 dự án xây dựng 1000 tỷ do công ty TNHH A góp 600 tỷ; công ty CP B (vốn nhà nước chiếm 60% CP) góp 400 tỷ. Thì Dự án này có tuân theo các thủ tục về DA nguồn vốn nhà nước không? Cách xác định nguồn vốn nhhư thế nào? Giả sử, nhà nước muốn chi phối DA này thì tự xác định nguồn vốn bỏ ra của cty B là 100% vốn nhà nước có được ko?:D

Theo mình khoản 1 điều 2 là một trong những thay đổi lớn nhất của Nghị định 58 so với 111.

Tinh thần của Nghị định 58 sẽ là nâng cao quyền và trách nhiệm của Chủ đầu tư.

Với ví dụ của bạn thì được hiểu như sau:

Tính cơ cấu vốn trong từng dự án cụ thể. Với tổng mức đầu tư là 1000 tỷ; trong đó công ty TNHH A đóng 600 tỷ; Công ty Cổ phần B (nhà nước chiểm 60%) đóng 400 tỷ thì 400 tỷ được hiểu là toàn bộ vốn nhà nước (theo Luật Ngân sách Nhà nước thì phải).

Như vậy dự án mà bạn nêu có 40% vốn nhà nước nên thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Nếu như vẫn với ví dụ trên, Công ty TNHH A đóng 701 tỷ đồng còn Công ty Cổ phần "Nhà nước" B đóng 299 tỷ đồng cho dự án thì dự án đó không phải theo Luật Đấu thầu (điều này không đúng với Nghị định 111).

Tuy nhiên có 1 vấn đề rất lớn xảy ra là đa số các dự án đều đi vay.

Vậy thì có các khái niệm sau:

- Nếu đứng ra thế chấp tài sản nhà nước để vay Ngân hàng Thương mại thì đương nhiên phần vốn vay (do thế chấp tài sản nhà nước) đó là VỐN NHÀ NƯỚC trong cơ cấu vốn của dự án.

- Nếu Ngân hàng không yêu cầu gì cả (đương nhiên là không rồi) mà chỉ dựa vào chữ tín (tín chấp) thì vốn vay đó không là vốn nhà nước.

Tóm lại là khi vay mà không có sự bảo lãnh của nhà nước thì vốn vay đó không là vốn nhà nước trong cơ cấu vốn của dự án.

- Đặc biệt các dự án vay vốn ưu đãi đầu tư của Ngân hàng phát triển thì vốn vay này là VỐN NHÀ NƯỚC.

Nếu Cấp có thẩm quyền, Chủ đầu tư... gian dối trong việc áp dụng Luật Đấu thầu (tức là gian dối trong việc "hiểu" tỷ lệ vốn nhà nước trong cơ cấu vốn của dự án) thì khi bị thanh tra, kiểm tra sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mặt khác khi các Ngân hàng cho vay thì họ luôn có các Hợp đồng tín dung, theo đó sẽ giải ngân theo các thời điểm khi Chủ đầu tư (tức là người đi vay trong trường hợp này) đáp ứng được các điều kiện đã ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.


CHẮC CHẮN LÀ BỘ TÀI CHÍNH, BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHẢI ĐỊNH NGHĨA LẠI THẾ NÀO LÀ VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ ÁP DỤNG LUẬT ĐẤU THẦU CHO CHÍNH XÁC, TRÁNH HIỂU NHẦM...

Mong nhận được sự tranh luận của các bác.
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Mình thấy quy định này rất quan trong nhưng diễn đàn vẫn chưa có bài nào cặn kẽ về vấn đề này! Mình có một số thắc mắc mong được giải đáp:
1. Nếu trước kia, xác định phần vốn nhà nước đóng góp theo tổng vốn đang ký của doanh nghiệp, còn bây giờ được xác định theo từng dự án cụ thể bằng cách nào? bằng văn bản nào? do cơ quan thẩm quyền nào xác định? Chẳng lẽ mỗi dự án của các tổng công ty CP đều phải xác định phần vốn nhà nước? v.v...
2. Hiện có rất nhiều dự án "cực lớn" phải do liên danh các công ty khác nhau làm chủ đầu tư, như vậy Bộ Tài chính phải ban hành hướng dẫn để xác định phần vốn nhà nước. Nếu ko kiểm soát hợp lý, rồi từ đây, vốn nhà nước sẽ bị thất thoát rất nhiều!
3. Ví dụ nho nhỏ: 1 dự án xây dựng 1000 tỷ do công ty TNHH A góp 600 tỷ; công ty CP B (vốn nhà nước chiếm 60% CP) góp 400 tỷ. Thì Dự án này có tuân theo các thủ tục về DA nguồn vốn nhà nước không? Cách xác định nguồn vốn nhhư thế nào? Giả sử, nhà nước muốn chi phối DA này thì tự xác định nguồn vốn bỏ ra của cty B là 100% vốn nhà nước có được ko?:D

Ví dụ của bác quá rõ ràng để xác định DA này có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay ko rồi, vì:
Theo Nghị định 111CP cũ ta chỉ quan tâm đến tỷ lệ góp vốn của Nhà nước vào Doanh nghiệp, ở đây Công ty CP góp 400 tỷ chiếm 40% số vốn của DA (lớn hơn 30% số vốn DA) nên DA thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu rồi.

Tuy nhiên, với Nghị định 58Cp thì lại khác, theo hướng dẫn của Nghị định thì việc xác định vốn nhà nước được xác định trong TMĐT hoặc tổng vốn đầu tư của từng DA, ko theo tỷ lệ phần vốn của Nhà nước góp vào Doanh nghiệp,
Như vậy, ta phải xác định số vốn cuả Nhà nước trong DA này = 60% x 40% = 24% (<30% số vốn của DA) nên DA ko thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Mình cũng có vd như thế này: Tổng Công ty A là 1 Tổng công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ 51% tổng số vốn, 49% số vốn còn lại do các công ty cổ phần khác nắm giữ (lượng vốn Nhà nước trong các Công ty cổ phần thành viên này ước tính khoảng 20%). Tổng Công ty A này thành lập 1 Công ty Cổ phần B hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công ty cổ phần B lập 1 Dự án đầu tư công trình giao thông có cơ cấu vốn như sau: 20% vốn do Công ty cổ phần B bỏ ra, 80% vốn đi vay của tư nhân. Hỏi Dự án của Công ty cổ phần B này có phải thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?
 
Last edited by a moderator:
H

happy

Guest
Ví dụ của bác quá rõ ràng để xác định DA này có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay ko rồi, vì:
Theo Nghị định 111CP cũ ta chỉ quan tâm đến tỷ lệ góp vốn của Nhà nước vào Doanh nghiệp, ở đây Công ty CP góp 400 tỷ chiếm 40% số vốn của DA (lớn hơn 30% số vốn DA) nên DA thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu rồi.
Tuy nhiên, với Nghị định 58Cp thì lại khác, theo hướng dẫn của Nghị định thì việc xác định vốn nhà nước được xác định trong TMĐT goặc tổng vốn đầu tư của từng DA, ko theo tỷ lệ phần vốn của Nhà nước góp vào Doanh nghiệp,
Như vậy, ta phải xác định số vốn cuả Nhà nước trong DA này = 60% x 40% = 24% (<30% số vốn của DA) nên DA ko thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Hiểu thế này là sai mất rồi.

Trước hết phải xem lại khoản 1 điều 4 của Luật Đấu thầu: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

Như vậy Vốn góp của một Công ty Cổ phần (Nhà nước năm Cổ phần chi phối) được hiểu là VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC hoặc là VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Như vậy 400 tỷ kia là VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC hoặc VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (chứ không hẳn là 400 tỷ x 60%= 240 tỷ).

Một Công ty Cổ phần do Nhà nước nắm Cổ phần chi phối thì toàn bộ Vốn của Công ty đó được hiểu là của Nhà nước (Chi phối mà)...
 
L

lestrong

Guest
Hiểu thế này là sai mất rồi.

Trước hết phải xem lại khoản 1 điều 4 của Luật Đấu thầu: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

Như vậy Vốn góp của một Công ty Cổ phần (Nhà nước năm Cổ phần chi phối) được hiểu là VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC hoặc là VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Như vậy 400 tỷ kia là VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC hoặc VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (chứ không hẳn là 400 tỷ x 60%= 240 tỷ).

Một Công ty Cổ phần do Nhà nước nắm Cổ phần chi phối thì toàn bộ Vốn của Công ty đó được hiểu là của Nhà nước (Chi phối mà)...

Đấy chỉ là ví dụ để xác định số vốn của Nhà nước theo 2 Nghị định 111Cp và 58Cp, em sẽ nghiên cứu thêm về những điều bác nói.
 
H

happy

Guest
Có phải sạn không?

Chào các bác

Em đọc đoạn này nhưng không hiểu lắm, có phải là sạn trong Nghị định 58 không?

Khoản 3 Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu

3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo???

Đã xếp thứ nhất rồi mà năng lực và kinh nghiệm lại không đạt????=D>
 
V

Vũ Văn Chinh

Guest
theo tôi đó chỉ là trường hợp khi chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của Nhà thầu mà chỉ có giá đánh giá nên nội dung trên là hợp lý!!!
 
L

lestrong

Guest
Chào các bác

Em đọc đoạn này nhưng không hiểu lắm, có phải là sạn trong Nghị định 58 không?

Khoản 3 Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu

3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo???

Đã xếp thứ nhất rồi mà năng lực và kinh nghiệm lại không đạt????=D>

Tại Điều 26 Nghị định 58 hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá HSDT đối với gói thầu xây lắp hướng dẫn:
Tiêu chuẩn đánh giá HSDT đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá.
Như vậy, việc đánh giá HSDT có 2 cách:
1. Đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá xong rồi tiến hành đánh giá về năng lực kinh nghiệm;
2. Đánh giá mặt kinh nghiệm năng lực xong rồi tiến hành xác định giá đánh giá.
Trường hợp bác thắc mắc như trên là do Bên mời thầu tiến hành đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá xong rồi tiến hành đánh giá về năng lực kinh nghiệm.
Tại Điểm c, Khoản 1 Điều 29 có quy định:
Quy định về việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của Nhà thầu: Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển. Tùy theo điều kiện của từng gói thầu mà việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu có thể được thực hiện tại bước đánh giá sơ bộ đối với tất cả nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, không vi phạm điều kiện tiên quyết hoặc việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm được thực hiện sau khi xác định giá đánh giá và phải được quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu phải được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định trong hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu mới được xem xét ở các bước tiếp theo.
Đôi điều trao đổi cùng bác!
 
K

khanhme01

Guest
Hoàn toàn không phải "sạn". Tôi nhất trí với ý kiến của lestrong và Vu Van Chinh. nội dung đó nêu phù hợp với phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện bước xác định giá đánh giá trước, sau đó mới thực hiện đánh giá năng lực kinh nghiệm và xác định nhà thầu được đề nghị trúng thầu. Đối với dự án ODA thường làm theo phương pháp này gọi là kiểm tra hậu tuyển.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Như vậy là có 2 phương pháp :

1. Đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá xong rồi tiến hành đánh giá về năng lực kinh nghiệm;
2. Đánh giá mặt kinh nghiệm năng lực xong rồi tiến hành xác định giá đánh giá.

Các bạn đã có kinh nghiệm xin chỉ dẫn những ưu - nhược điểm của mỗi phương pháp. :-?
 
H

happy

Guest
Như vậy là có 2 phương pháp :

1. Đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá xong rồi tiến hành đánh giá về năng lực kinh nghiệm;
2. Đánh giá mặt kinh nghiệm năng lực xong rồi tiến hành xác định giá đánh giá.

Các bạn đã có kinh nghiệm xin chỉ dẫn những ưu - nhược điểm của mỗi phương pháp. :-?

Tôi nhận thấy cần phải phân biệt các khái niệm tiêu chuẩn đánh giá và trình tự đánh giá.

Tôi đưa ra ý kiến là sạn bởi vì Trình tự đánh giá các HSDT phải chuẩn. Nhà thầu không đáp ứng được năng lực kinh nghiệm thì loại luôn chứ đánh giá về mặt kỹ thuật và tài chính làm gì nữa.

Đúng là có thể xét giá đánh giá trước, nhưng việc làm này là thiếu khoa học. Nếu làm như vậy thì danh sách ngắn được hiểu như thế nào?

Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đây là sạn trong Nghị định 58 bởi vì không biết nên áp dụng như thế nào?


Hoàn toàn không phải "sạn". Tôi nhất trí với ý kiến của lestrong và Vu Van Chinh. nội dung đó nêu phù hợp với phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện bước xác định giá đánh giá trước, sau đó mới thực hiện đánh giá năng lực kinh nghiệm và xác định nhà thầu được đề nghị trúng thầu. Đối với dự án ODA thường làm theo phương pháp này gọi là kiểm tra hậu tuyển.

Dự án ODA có đặc thù riêng và phải tuân thủ theo các quy định riêng.



Tiện đây tôi cũng đề cập đến 1 vấn đề hay xảy ra:

Trong khi xét thầu, tổ chuyên gia nhận thấy có Nhà thầu A có HSDT không hợp lệ, mà đôi khi lý do rất lãng xẹt (ví dụ như ngày hiệu lực của HSDT thiếu, ghi nhầm năm 2008 thành 2007, quên không công chứng giấy phép đặng ký kinh doanh, quên không photo hợp đồng tương tự như yêu cầu trong HSMT...). Khi đó lẽ ra có thể loại HSDT đó rồi, nhưng Tổ chuyên gia vẫn thống nhất tạm "lờ" đi để đánh giá về kỹ thuật, tài chính (cùng với các HSDT khác). Trong trường hợp HSDT của nhà thầu A đó có giá đánh giá thấp nhất thì Tổ chuyên gia mới kiến nghị Chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền giải quyết; lúc đó có 1 trong 2 cách:

- Thứ nhất là không chấp nhận mà loại luôn HSDT của nhà thầu A ngay từ đầu.

- Thứ hai: chấp nhận nhà thầu A trúng thầu. Muốn vậy phải làm một số "động tác" bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Có thể làm thư làm rõ để Nhà thầu nhận ra lỗi ở 1 số vấn đề còn thiếu sót của nhà thầu trong HSDT và có cam kết của Nhà thầu trên tinh thần không làm thay đổi nội dung HSDT (tất nhiên các thiếu sót đó sẽ được hiểu là không trầm trọng theo như ý kiến chủ quan của Tổ chuyên gia và Chủ đầu tư)....

Nhưng dù như thế nào thì trong Báo cáo của Tổ chuyên gia vẫn phải thể hiện đúng Trình tự trong việc xét thầu; tức là đánh giá sơ bộ (trong đó có xét năng lực kinh nghiệm của nhà thầu), đánh giá chi tiết rồi xếp hạng.

Có thể có nhiều cách làm, nhưng thể hiện trong Luật, Nghị định phải rõ ràng, tránh áp dụng nhầm... Chúng ta cùng bàn luận để áp dụng thôi, chứ Nghị định thì làm sao mà sai được, :D

Cám ơn các bác và mong nhận được các tranh luận khác để hiểu và áp dụng Luật đúng hơn...
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Tôi nhận thấy cần phải phân biệt các khái niệm tiêu chuẩn đánh giá và trình tự đánh giá.

Tôi đưa ra ý kiến là sạn bởi vì Trình tự đánh giá các HSDT phải chuẩn. Nhà thầu không đáp ứng được năng lực kinh nghiệm thì loại luôn chứ đánh giá về mặt kỹ thuật và tài chính làm gì nữa.

Đúng là có thể xét giá đánh giá trước, nhưng việc làm này là thiếu khoa học. Nếu làm như vậy thì danh sách ngắn được hiểu như thế nào?

Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đây là sạn trong Nghị định 58 bởi vì không biết nên áp dụng như thế nào?


...
Em có ý kiến như thế này:
1. KHi áp dụg hình thức tiến hành xác định giá đánh giá trước thì vẫn có danh sách các nhà thầu, tuy nhiên ko còn là danh sách ngắn nữa mà đó là danh sách xếp hạng các nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực kinh nghiệm anh nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất, xãy ra 2 trường hợp:
- Nếu anh xếp thứ 1 này đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm thì mời anh này vào thương thảo, đàm phán hợp đồng luôn.
- Nếu anh xếp thứ 1 này không đáp ứng yêu cầu năng lực kinh nghiệm thì xét tiếp năng lực kinh nghiệm anh có giá đánh giá xếp thứ 2, và tiếp tục cho đến khi chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm.

* Ưu điểm: Chọn được nhà thầu 1 cách nhanh nhất mà ko phải xác định năng lức kinh nghiệm của tất cả cá nhà thầu.
* Nhược điểm: Phải tiến hành xác định giá đánh giá của tất cả các nhà thầu.

2. Phươg pháp 2: Lâu nay vẫn làm, xác định yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, sau đó xác định giá đánh giá, mời nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất vào thương thảo, đàm phán hợp đồng.

* Ưu điểm: Chỉ xác định giá đánh giá cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm.
* Nhược điểm: Phải xác định năng lực kinh nghiệm của tất cả các nhà thầu.

Tiện đây tôi cũng đề cập đến 1 vấn đề hay xảy ra:

Trong khi xét thầu, tổ chuyên gia nhận thấy có Nhà thầu A có HSDT không hợp lệ, mà đôi khi lý do rất lãng xẹt (ví dụ như ngày hiệu lực của HSDT thiếu, ghi nhầm năm 2008 thành 2007, quên không công chứng giấy phép đặng ký kinh doanh, quên không photo hợp đồng tương tự như yêu cầu trong HSMT...). Khi đó lẽ ra có thể loại HSDT đó rồi, nhưng Tổ chuyên gia vẫn thống nhất tạm "lờ" đi để đánh giá về kỹ thuật, tài chính (cùng với các HSDT khác). Trong trường hợp HSDT của nhà thầu A đó có giá đánh giá thấp nhất thì Tổ chuyên gia mới kiến nghị Chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền giải quyết; lúc đó có 1 trong 2 cách:

- Thứ nhất là không chấp nhận mà loại luôn HSDT của nhà thầu A ngay từ đầu.

- Thứ hai: chấp nhận nhà thầu A trúng thầu. Muốn vậy phải làm một số "động tác" bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Có thể làm thư làm rõ để Nhà thầu nhận ra lỗi ở 1 số vấn đề còn thiếu sót của nhà thầu trong HSDT và có cam kết của Nhà thầu trên tinh thần không làm thay đổi nội dung HSDT (tất nhiên các thiếu sót đó sẽ được hiểu là không trầm trọng theo như ý kiến chủ quan của Tổ chuyên gia và Chủ đầu tư)....

...
trường hợp bác nêu cách xử lý của Tổ chyên gia là sai hoàn toàn vì nhà thầu đã vi phạm điều kiện tiên quyết mà vẫn lờ đi và tiến hành các bước xét thầu tiếp theo. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 23 Nghị định 58Cp thì nhà thầu sẽ bị loại nếu ko đáp ứng điều kiện tiên quyết trong HSMT. Anh nhà thầu này mà trúng Bên mời thầu chắc chắn bị kiện to.

Mong các bác có thêm ý kiến!
 
C

cộng đồng kỹ sư XD VN

Guest
Chào các bác

Em đọc đoạn này nhưng không hiểu lắm, có phải là sạn trong Nghị định 58 không?

Khoản 3 Điều 29. Đánh giá hồ sơ dự thầu

3. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo???

Đã xếp thứ nhất rồi mà năng lực và kinh nghiệm lại không đạt????=D>

Bạn và các bạn khác bị mắc 1 lỗi rất thông dụng là không đọc văn bản 1 cách có hệ thống, kỹ càng từ đầu đến cuối. Mà chỉ đọc lướt rồi lấy 1 điều ra để nói nên rất dễ gây hiểu nhầm.

Bạn hãy đọc kỹ điều 29 của NĐ58: trong đó có tham chiếu rất kỹ với điều 28 + 35 của Luật đấu thầu. Vậy hãy đọc kỹ luôn điều 28 + 35 của Luật đấu thầu sẽ rõ.

2 Điều ấy k hề quy định: khi xếp hạng thì đã phải qua bước đánh giá về năng lực kinh nghiệm.
Việc xếp hạng ấy xem như là danh sách ngắn thôi. Vẫn có thể chấm tiếp sau khi xếp hạng, k vấn đề gì cả.

Luật chỉ quy định là nhà thầu chọn thầu là nhà thầu đảm bảo năng lực. Còn chấm năng lực ở bước nào là do Tiêu chuẩn đánh giá trong Hồ sơ mời thầu quy định tùy theo tính chất gói thầu. Chấm sau hay trước không quan trọng. Mà cái quan trọng là mục đích cuối cùng theo Luật quy định: nhà thầu có giá cạnh tranh nhất và đảm bảo năng lực.

Các bước trình tự chấm thầu mà các bạn nói đó là NĐ111 đã lỗi thời và bất cập cho nhiều dự án.

Rất dễ hiểu: NĐ58 đưa ra nhiều phương án trình tự chấm thầu, ai thích chọn cái nào thì tùy. Còn hơn là bó buộc mỗi 1 phương án về trình tự chấm thầu.
Các bạn đưa ra ví dụ để bác phương án 1 hay phương án 2 thì đó là phiến diện.
NĐ58 đã thay đổi phù hợp với mọi dự án. Tân tiến đấy các bạn!

p/s: bài học kinh nghiệm:
- Cần đọc văn bản từ đầu đến cuối.
- Cho đến thời điểm nay, khi áp dụng NĐ58 vào thực tế đấu thầu của gần 10 gói thầu (khi lập Hồ sơ mời thầu/đang chấm thầu) tôi thấy chưa có bất cập nào từ nghị định 58 cả. Nó rất linh hoạt.
Lý do: trước khi NĐ này ra đời nó đã được lấy ý kiến rộng rãi từ mọi tầng lớp.
Chỉ cần đọc kỹ, và bao quát thì thấy chẳng có gì là không rõ cả về NĐ58.
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Hiểu thế nào về nguồn vốn để vận dụng cho đúng

Thấy các bạn tranh luận rất nhiều về sự phân biệt nguồn vốn để đối chiếu các điều khoản bắt buộc áp dụng theo quy định của Luật đấu thầu và các VB liên quan đối với các dự án, mình có mấy ý xin trao đổi như sau :
Nếu ai đã nghiên cứu NĐ58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 thì thấy rõ ngày tại khoản 1 Điều 2 phần giải thích từ ngữ có nêu rất rõ :
1. Sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu bao gồm việc chi tiêu theo các hình thức mua, thuê, thuê mua. Việc xác định tổng phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp;.

Để ý phần chữ màu nâu, tô đậm có gạch chân thì có thể thấy phần vốn nhà Nước tham gia trong các dự án sẽ không phụ thuộc vào Doanh nghiệp/Công ty/Đơn vị góp vốn, mà chỉ duy nhất phụ thuộc vào vốn đó được cấp phát từ đâu để xác định. Mình nói thêm một chút về điểm này là thông thường (gần như tất cả) các dự án sử dụng vốn NSNN thì đều làm thủ tục rải ngân thông qua cơ quan cấp phát vốn là Kho bạc Nhà nước tại địa phương được chỉ định hoặc Kho bạc TW. Nguồn vốn tín dụng do NN bảo lãnh có thể được cấp phát/rải ngân tại các Ngân hàng (ví dụ : NH Đầu tư phát triển) trong trường hợp này thì quá rõ để chúng ta có thể đánh giá việc cần thiết tuân thủ quy định của Luật đấu thầu và các VB liên quan.
Thử hỏi một DN Nhà nước hay Nhà nước chiếm CP chi phối trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay mấy lúc được NN cấp vốn để kinh doanh (?), ngoài phần TSCĐ và một số Tài sản khác được coi thuộc sở hữu Nhà nước thì các DN trên muốn kinh doanh hay đầu tư XD các dự án của mình đều phải vay NH và các dự án với nguồn vốn vay này không thể nói là vốn NSNN được. Sự cấp phát vốn/rải ngân ở đây thông qua hợp đồng tín dụng của DN với NH, đây có thể coi là một giao dịch "dân sự" giữa hai tổ chức kinh tế và hoàn toàn chịu sự chi phối của thị trường.
Các bạn khác có ý kiến thêm.
 

ductao_tvxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
30/5/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
trao đổi về nghị định 58/NĐ-CP

[Trước tiên, mình thấy NĐ58 so với NĐ 111 có một số vấn đề nổi bật sau:

1. Đã đưa ra được vấn đề đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu.
2. Qui định về thời gian trong đấu thầu đầy đủ hơn.
3. Biện pháp chế tài được phát huy hơn, chẳng hạn nhà thầu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu thì bị loại ngay trong điều kiện tiên quyết. Vấn đề là làm thế nào để phổ biến rộng rãi các nhà thầu vi phạm.
4. Đã mở ra hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân. QUÁ HAY!!!=D>
5. Lựa chọn nhà thầu với gói thầu qui mô nhỏ.
6. Qui định về lựa chọn nhà thầu bảo hiểm, kiểm toán, lựa chọn đối tác.
7. Các trường hợp về chỉ định thầu rõ ràng hơn.
8. Qui trình chỉ định thầu đầy đủ hơn, chẳng hạn qui định chi tiết hơn về hồ sơ yêu cầu
9. Qui trình chỉ định thầu đối với gói thầu dưới 150 triệu, đơn giản hơn.
10. Qui định đầy đủ hơn về hình thức tự thực hiện.
11.Qui định về hình thức hợp đồng, về thanh toán hợp đồng phù hợp hơn, chẳng hạn với hợp đồng trọn gói thì khối lượng thực hiện thực tế của nhà thầu không ảnh hướng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu.
12. Điều chỉnh giá hợp đồng
13. Các vấn đề về sử lý tình huống, phân công phân cấp, thẩm định, phê duyệt .....

Chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về các vấn đề nhé.[/quote]
 

ductao_tvxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
30/5/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
trao đổi về nghị định 58/NĐ-CP

Mình hoàn toàn nhất trí với các đổi mới mà bạn MinhTuong đưa ra, mình cũng là đơn vị tư vấn mình cũng thấy rất là bức xúc khi tất cả trí tuệ, nhân lực vật lực dồn công sức vào để lập dự án đầu tư thì đến giai đoạn " hái quả" là lập thiết kế bản vẽ thi công thì lại không được thực hiện, hơn nữa tiền lập dự án quá thấp so với tiền thiết kế bản vẽ thi công, hơn nữa về tiến độ trong khi phôi thai là đơn vị lập dự án đã quá hiểu rõ về dự án công trình mình tham gia nay lại để một đơn vị khác đến hoàn toàn mới. vậy thì sẽ không thể đảm bảo tiến độ cho chủ đâut tư đựoc.
- Vấn đề thứ hai mình muốn trao đổi với các bạn là: nghị định 58 đã đưa ra đựơc cách thưc lựa chọn nhà thầu với gói thầu quy mô nhỏ giá gói thầu <3tỷ đồng, như vậy sẽ giảm được rất nhiều thời gian đánh giá và nhanh tróng đưa công trình vào thực hiện, tuy nhiên có một điều mà mình thấy bất cập là theo NĐ111 thì tiền bảo đảm dự thầu <=3% giá gói thầu tức là quy định chung chung đơn vị tư vẫn lập HSMT có thể quy định được 1, 2 huặc 2,5 % chứ không cứ là 3% nhưng ở NĐ58 quy định cứng nhắc là 1% giá gói thầu như vậy sẽ làm lộ giá trần của gói thầu mất, khi chúng mình lập HSMT cho gói thầu có quy mô nhỏ vây cứ bắt buộc cứng nhắc là phải quy định 1% tiền bảo đảm dự thầu sao?
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
[Trước tiên, mình thấy NĐ58 so với NĐ 111 có một số vấn đề nổi bật sau:

1. Đã đưa ra được vấn đề đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu.
2. Qui định về thời gian trong đấu thầu đầy đủ hơn.
3. Biện pháp chế tài được phát huy hơn, chẳng hạn nhà thầu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu thì bị loại ngay trong điều kiện tiên quyết. Vấn đề là làm thế nào để phổ biến rộng rãi các nhà thầu vi phạm.
4. Đã mở ra hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân. QUÁ HAY!!!=D>
5. Lựa chọn nhà thầu với gói thầu qui mô nhỏ.
6. Qui định về lựa chọn nhà thầu bảo hiểm, kiểm toán, lựa chọn đối tác.
7. Các trường hợp về chỉ định thầu rõ ràng hơn.
8. Qui trình chỉ định thầu đầy đủ hơn, chẳng hạn qui định chi tiết hơn về hồ sơ yêu cầu
9. Qui trình chỉ định thầu đối với gói thầu dưới 150 triệu, đơn giản hơn.
10. Qui định đầy đủ hơn về hình thức tự thực hiện.
11.Qui định về hình thức hợp đồng, về thanh toán hợp đồng phù hợp hơn, chẳng hạn với hợp đồng trọn gói thì khối lượng thực hiện thực tế của nhà thầu không ảnh hướng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu.
12. Điều chỉnh giá hợp đồng
13. Các vấn đề về sử lý tình huống, phân công phân cấp, thẩm định, phê duyệt .....

Chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về các vấn đề nhé.
[/quote]
Bài này là của minhtuong mà bạn. bạn cần nêu ý kiến của mình dưới phần trích dẫn.
 
H

happy

Guest
các DN trên muốn kinh doanh hay đầu tư XD các dự án của mình đều phải vay NH và các dự án với nguồn vốn vay này không thể nói là vốn NSNN được. Sự cấp phát vốn/rải ngân ở đây thông qua hợp đồng tín dụng của DN với NH, đây có thể coi là một giao dịch "dân sự" giữa hai tổ chức kinh tế và hoàn toàn chịu sự chi phối của thị trường.
Các bạn khác có ý kiến thêm.



Xin nói thêm về vấn đề này. Doanh nghiệp đi vay mà phải dùng bảo lãnh của nhà nước thì số vốn vay đó được hiểu là VỐN TÍN DỤNG DO NHÀ NƯỚC BẢO LÃNH, và đây chính là 1 loại vốn nhà nước.

Lấy ví dụ:

- Lấy tài sản nhà nước thế chấp để vay vốn;
- Bảo đảm của Cơ quan nhà nước (Bộ nghành có liên quan, Chính phủ)...


Đồng ý là quan hệ vay vốn là quan hệ "dân sự"; nhưng "dân sự" được hiểu là ràng buộc theo quan hệ dân sự, thể hiện ở các điều kiện để được giải ngân trong hợp đồng; còn bản chất của vốn vay là vốn nhà nước hay không thì lại khác, nó không phụ thuộc vào quan hệ dân sự (trong hợp đồng) đó.

Mình vẫn cứ nhắc lại

Vốn nhà nước bao gồm:

1. Vốn ngân sách nhà nước;
2. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh;
3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
4. Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
5.Các vốn khác do Nhà nước quản lý.
 

Top