Trao đổi về Nghị định 58CP về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi
T

td.bitexco

Guest
Cần đọc hết ý của VB

Tại khoản 2 điều 17 của Nghị định 58 có quy định
"Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu;
- ....."
Theo tôi hiểu thì đối với đấu thầu rộng rãi thì khi nhà thầu thay đổi tư cách tham dự thầu thì sẽ được bên mời thầu xem xét chấp thuận nếu nhận được thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu. Tuy nhiên có người lại cho rằng nhà thầu chỉ cần thông báo cho bên mời thầu trước thời điển đóng thầu còn bên mời thầu đương nhiên phải chấp thuận. Tôi rất mong nhận được ý kiến của các bác .

Sự xem xét của BMT là đối với hai trường hợp (chứ không phải chỉ xem xét chấp thuận thay đổi tư cách của nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi) : đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi.
1. Đối với đấu thầu rộng rãi thì đương nhiên khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu thì BMT phải chấp nhận sự thay đổi đó (thông báo trước thời điểm đóng thầu).
2. Đấu thầu hạn chế có đặc thù là phải lựa chọn danh sách các nhà thầu để mời tham gia đấu thầu nên khi nhà thầu thay đổi tư cách cần phải xem xét có phù hợp với tiêu chí BMT đã đặt ra hay chưa. Tuỳ trường hợp có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận.
Các bạn khác góp ý thêm.
 
T

Thanhtung_nguyen

Guest
Tôi thấy có một chỗ chưa ổn, theo tôi không thể đương nhiên chấp nhận đựoc, nếu phải trả lời chấp thuận thì khi làm văn bản trả lời bên mời thầu phải xem xét chứ, chẳng nhẽ cứ thế là ký được sao ? Giả sử bên mời thầu phát hiện ra việc thay đổi tư cách đó không hợp lệ thì cũng đưong nhiên chấp nhận cái việc sai đó à ?!. Và nếu không cần xem xét để chấp thuận thay đổi thì cũng chẳng cần quy định việc này đối với đấu thầu rộng rãi mà làm mà làm gì nữa.
 
T

td.bitexco

Guest
Nêu rõ lý do vì sao chưa ổn

Tôi thấy có một chỗ chưa ổn, theo tôi không thể đương nhiên chấp nhận đựoc, nếu phải trả lời chấp thuận thì khi làm văn bản trả lời bên mời thầu phải xem xét chứ, chẳng nhẽ cứ thế là ký được sao ? Giả sử bên mời thầu phát hiện ra việc thay đổi tư cách đó không hợp lệ thì cũng đưong nhiên chấp nhận cái việc sai đó à ?!. Và nếu không cần xem xét để chấp thuận thay đổi thì cũng chẳng cần quy định việc này đối với đấu thầu rộng rãi mà làm mà làm gì nữa.

Ở đây chúng ta đang bàn về quy định của NĐ58 và tôi tham gia trên nguyên tắc "hiểu về quy định của văn bản Pháp Luật" và phát biểu trên nguyên tắc đó. nếu bạn phát hiện điểm gì sai xót thì nêu căn cứ (bằng nội dung Vb cụ thể) để chúng ta làm rõ vấn đề chứ không thể phát biểu bằng cảm tính được. Nói về tư cách của nhà thầu thì khi họ cử người đến mua và có giấy giới thiệu đi kèm là BMT phải bán HSMT cho họ, không ai có thể khẳng định được vào thời đểm nhà thầu đến mua HSMT thì nhà thầu đó có đủ tư cách đấu thầu/tham dự thầu hay không. Việc mua HSMT và việc xem xét đánh giá năng lực nhà thầu là hoàn toàn khác nhau, bạn dừng tham vọng khi bắt đầu phát hành HSMT mà đã phát hiện ra "đều bất thường". hơn nữa trong truờng hợp đang bàn là đơn thuần thay đổi "tên" nhà thầu nên cũng không có lý do gì để xem xét tư cách thay đổi đó nếu chưa đến giai đoạn xét thầu.
 
Last edited by a moderator:

maiducdung1974

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
1
Tôi thấy ý kiến của bạn td.bitexco là chính xác, chỉ bổ sung khi đấu thầu hạn chế việc thay đổi tên nhà thầu là khó khăn do trước đó BMT (hoặc CĐT) đã sàng lọc và lên danh sách ngắn các nhà thầu và gửi thư, nhà thầu phải gửi thư xác nhận có tham gia đấu thầu. (lưu ý rất hạn chế cho đấu thầu hạn chế vì đòi hỏi gói thầu phải có yêu cầu cao về kỹ thuật và có tính đặc thù)
các bạn xem chương 5 nghị định 58.
còn tư cách nhà thầu (họp lệ hay không hợp lệ, đủ năng lực hay không đủ năng lực) thì để đến giai đọan xét thầu cũng chưa muộn mà
 
T

Thanhtung_nguyen

Guest
Tôi đồng ý với bạn là chúng ta đang bàn về cách hiểu văn bản pháp luật. Tôi xin cụ thể lại ý kiến của mình như sau:

Giả sử nhà thầu là Công ty TNHH A mua HSMT khi đọc HSMT thấy mình không đủ năng lực thì nhà thầu làm văn bản liên danh với 1 công ty là Công ty TNHH B thành tên tham dự thầu khác A-B có được không ? và giả sử công ty B đó là 1 công ty đã từng lập thiết kế kỹ thuật của dự án (không đảm bảo tính cạnh tranh theo điều 3 NĐ 58) hoặc nhà thầu bị cấm đấu thầu mà bên mời thầu biết thì có chấp nhận được không ?
Đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi chỉ khác nhau ở một điểm là số lượng nhà thầu được biết về thông báo mời thầu: đấu thầu hạn chế đã xác định được danh sách nhà thầu được gửi thư mời tham dự, sau khi gửi thư cho các nhà thầu thì nhà thầu nào đến mua HSMT bên mời thầu mới biết họ tham dự hay không, đến đây thì đấu thầu hạn chế giống như rộng rãi rồi, vậy mà tại sao khi đấu thầu hạn chế nhà thầu muốn thay đổi tư cách lại phải được sự xem xét của chủ đầu tư và giả sử cũng với tình huống trên thì với đấu thầu hạn chế liên danh A-B có được chấp nhận không ? (tôi chắc là không) và như vậy có công bằng hay không ?
Xin lưu ý là trong đấu thầu hạn chế tôi cho rằng bên mời thầu cũng chưa thể xác định được chắc chắn các nhà thầu trong danh sách được mời tham gia có đáp ứng về năng lực kinh nghiệm hay chưa (điều đó chỉ có nhà thầu mới biết khi họ đọc HSMT) vì nếu xác định được rồi thì chẳng cần bước đánh giá về năng lực kinh nghiệm đối với đấu thầu hạn chế nữa
.
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Tại sao lại mời nhà thầu không đủ tư cách đấu thầu để liên danh

Giả sử nhà thầu là Công ty TNHH A mua HSMT khi đọc HSMT thấy mình không đủ năng lực thì nhà thầu làm văn bản liên danh với 1 công ty là Công ty TNHH B thành tên tham dự thầu khác A-B có được không ? và giả sử công ty B đó là 1 công ty đã từng lập thiết kế kỹ thuật của dự án (không đảm bảo tính cạnh tranh theo điều 3 NĐ 58) hoặc nhà thầu bị cấm đấu thầu mà bên mời thầu biết thì có chấp nhận được không ?
Đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi chỉ khác nhau ở một điểm là số lượng nhà thầu được biết về thông báo mời thầu: đấu thầu hạn chế đã xác định được danh sách nhà thầu được gửi thư mời tham dự, sau khi gửi thư cho các nhà thầu thì nhà thầu nào đến mua HSMT bên mời thầu mới biết họ tham dự hay không, đến đây thì đấu thầu hạn chế giống như rộng rãi rồi, vậy mà tại sao khi đấu thầu hạn chế nhà thầu muốn thay đổi tư cách lại phải được sự xem xét của chủ đầu tư và giả sử cũng với tình huống trên thì với đấu thầu hạn chế liên danh A-B có được chấp nhận không ? (tôi chắc là không) và như vậy có công bằng hay không ?
Xin lưu ý là trong đấu thầu hạn chế tôi cho rằng bên mời thầu cũng chưa thể xác định được chắc chắn các nhà thầu trong danh sách được mời tham gia có đáp ứng về năng lực kinh nghiệm hay chưa (điều đó chỉ có nhà thầu mới biết khi họ đọc HSMT) vì nếu xác định được rồi thì chẳng cần bước đánh giá về năng lực kinh nghiệm đối với đấu thầu hạn chế nữa.

Chúng ta đang bàn các quy định của VB Pháp Luật thì bạn lại đi lấy ví dụ, một ví dụ mà đọc xong tôi thấy rất thiếu thực tế và không tưởng.

Công ty TNHH A đã biết mình không đủ năng lực (chứng tỏ thông tin ban đầu về gói thầu đã rất mơ hồ, chưa tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đã đi mua HSMT) mà lại đi mời một nhà thầu thậm chí không đủ tư cách để liên danh (theo ý bạn nêu). Vậy thử hỏi làm việc mà cứ ào ào khi chưa có đủ thông tin, cơ sở cần thiết đã làm có phù hợp với thời buổi hiện nay không?!. Nếu không đáp ứng nổi yêu cầu HSMT thì họ phải tìm các đối tác phù hợp với yêu cầu của HSMT để liên danh, qua đó đảm bảo chắc chắn về năng lực yêu cầu trong HSMT. Không có trường hợp như bạn nêu được vì đó là do bạn tưởng tượng ra thôi (ví như không ai mời Bác sỹ đi giám sát công trình XD vì ông ta chỉ biết khám bệnh cho bệnh nhân thôi).

Tôi cho rằng với nhà thầu không đủ tư cách tham dự thầu (cho dù BMT biết) nhưng vẫn không thể hạn chế việc họ tới mua HSMT đối với đấu thầu rộng rãi. Nếu bạn tìm được căn cứ nào nói BMT không được quyền bán HSMT cho các nhà thầu không đủ năng lực thì hãy nêu ra để mọi người mở rộng tầm mắt.

Về sự khác biệt giữa đấu thầu rộng rãi và hạn chế mời bạn nghiên cứu lại Luật đấu thầu và các VB liên quan, không như bạn nêu là "số lượng nhà thầu được biết về thông báo mời thầu". Đấu thầu hạn chế là chỉ hình thức lựa chọn nhà thầu như thế nào, khác với thông tin về cuộc thầu đó, chả ai cấm BMT không được công bố thông tin cho tất cả các nhà thầu được biết là gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế.

Xin khẳng định là thông tin về đấu thầu dưới bất kỳ hình thức nào đều được công khai.

Sở dĩ nhà thầu tham gia (được BMT chọn mời tham dự) trong đấu thầu hạn chế muốn thay đổi tư cách phải được BMT xem xét là do quy định bởi các điều kiện của đấu thầu hạn chế: do yêu cầu của nhà tài trợ, gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật ... mà một số ít các nhà thầu có thể đảm nhận, mặt khác các nhà thầu được mời này được BMT xác định là đã biết/được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp với gói thầu và điều cơ bản nữa là trước khi phát hành HSMT trong đấu thầu hạn chế CĐT phải phê duyệt danh sách nhà thầu được coi là có đủ năng lực và kinh nghiệm để mời tham gia đấu thầu. Nếu có thay đổi về tư cách thì BMT buộc phải xem xét, báo cáo CĐT là điều đương nhiên.

BMT Có xác định được chắc chắn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đựơc mời tham gia đấu thầu hay không thì xin thưa là có thể. Việc đánh giá HSDT là cụ thể hoá các tiêu chí theo yêu cầu của HSMT để nhà thầu kê khai, trong quá trình kê khai có thể nhà thầu phạm lỗi kê không đủ/thiếu/sai... nhưng về bản chất thì năng lực của họ được xác định là đủ để thực hiện gói thầu (việc xác định này hoàn toàn độc lập với việc HSDT của họ có đáp ứng HSMT hay không). Điều này sở dĩ nói như vậy là do năng lực quản lý của CĐT và BMT, qua các kênh thông tin khác nhau họ có thể biết được năng lực/kinh nghiệm của nhà thầu thông qua các HĐ tương tự mà nhà thầu đã thực hiện, (ví dụ ai cũng biết Tổng Cty Sông Đà làm thuỷ điện Hoà Bình, nếu có một dự án thuỷ điện tương đương thì năng lực của TSĐ chắc cũng đáp ứng được).

Xin khẳng định lại: biết về năng lực của nhà thầu hoàn toàn độc lập với việc đánh giá năng lực của họ thông qua HSDT. Đây là hai quá trình/giai đoạn khác nhau trong cuộc thầu. Yêu cầu trong HSMT phải được đánh giá đầy đủ thông qua HSDT của các nhà thầu.
 
Last edited by a moderator:

jak_vn

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
1. Đối với đấu thầu rộng rãi thì đương nhiên khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu thì BMT phải chấp nhận sự thay đổi đó (thông báo trước thời điểm đóng thầu).
2. Đấu thầu hạn chế có đặc thù là phải lựa chọn danh sách các nhà thầu để mời tham gia đấu thầu nên khi nhà thầu thay đổi tư cách cần phải xem xét có phù hợp với tiêu chí BMT đã đặt ra hay chưa. Tuỳ trường hợp có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận.
Các bạn khác góp ý thêm.

ý kiến của bạn đúng đấy.
Trích nguyên văn khoản 2, điều 17 Nghị định 58/2008/NĐ-CP:
"Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:
- Đối với đấu thầu rộng rãi, chấp nhận sự thay đổi tư cách khi nhận được văn bản thông báo của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu;
- Đối với đấu thầu hạn chế, qua bước lựa chọn danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu xem xét và báo cáo chủ đầu tư quyết định việc chấp nhận hay không chấp nhận thay đổi tư cách của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu nhưng phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu."

 
Last edited by a moderator:
M

ManhHung_TK

Guest
Về cơ bản tôi đồng ý với hướng của bạn td.bitexco tuy nhiên theo tôi tình huống mà bạn thanhtung_nguyen đưa ra chưa hẳn là không có lý, tôi đã từng đọc nhiều tình huống đấu thầu mà các bạn gửi trên diễn đàn còn không tưởng hơn tình huống bạn thanhtung_nguyen đưa ra nhiều (không tin các bạn thử đọc mà xem, có cả trường hợp một nhà thầu C xin thay đổi tư cách với nhà thầu A và B...và nhiều tình huống khác....), với điều kiện thực tại hiện nay ở nước ta trình độ hiểu biết về luật pháp nói chung và đấu thầu nói riêng của các nhà thầu còn hạn chế, nhất là ở những vùng sâu vùng sa, hơn nữa hiện tượng đấu thầu chỉ là hình thức còn phổ biến dẫn đến nhiều nhà thầu có tư tưởng ỷ lại không chịu tìm hiểu thêm vì đằng nào chả trúng....ở nhiều nơi và vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu đang trở thành một vấn đề lớn, để thắng thầu thì nhà thầu có thể làm mọi thủ đoạn triệt hạ đối thủ kể cả hành vi vi phạm pháp luật (lừa đảo, thực hiện các hành vi không minh bạch, giao dịch nội gián.....) chính vì thế mà pháp luật không thể,hoặc chưa thể dự liệu hết và xử lý hết mọi vấn đề xảy ra do đó ta nên hiểu theo cách hợp lý nhất, còn các bạn có ý kiến khác thì hãy bằng lòng coi đó là một chỗ mà luật chưa dự liệu hết đựoc để ta cùng bàn thêm.
 

huongtl

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
11/10/07
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Tuổi
43
Bài giảng về luật Đấu Thầu và Nghị định 58 của Thầy Nguyễn Việt Hùng.

Tài liệu này thuộc bản quyền của Thầy Nguyễn Việt Hùng. Nguyên VT Vụ Q.Lý Đấu Thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thầy giảng về đấu thầu rất hay và không hề buồn ngủ :D
Nếu có nhu cầu tập huấn về đấu thầu bạn nên tìm lớp có Thầy Hùng giảng dạy.
Cảm ơn thầy vì đã cung cấp tài liệu này cho các học viên.
http://dc37.4shared.com/download/53...au_thau_new.PPT?tsid=20080704-035324-a91cac5b
 
A

archvanhuong

Guest
Trước đây, mình rất ngại làm các gói thầu giá trị nhỏ, thậm chí dưới 1tỷ . Việc chỉ định thầu cũng chẳng khác gì đấu thầu, nên tổ chức đấu thầu cho nhanh.

Nghị định 58 quy định các gói dưới 150 triệu thì gọi trực tiếp nhà thầu đến đàm phán ký hợp đồng là cũng đỡ được phần nào thủ tục nhiêu khê,,,tuy nhiên, theo cá nhân mình nghĩ, dứoi 150 triệu là quá thấp.

Ít nhất cũng phải nâng lên tầm 500 triệu hợc 1 tỷ.


Hỏi các bác phát, Nghị định 58 có hiệu lực bắt đầu từ ngày nào nhỉ???

Chính xác. Thời buổi này làm gì có mấy gói thầu giá dưới 150tr (VD: đối với TVTK chắc chỉ có thiết kế nhà dân may ra thấp vậy. Mà nhà dân thì không cần chỉ định thầu :(()
 

chauindeco

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
4/7/08
Bài viết
35
Điểm thành tích
6
bạn vui lòng post lên mạng lại đi tôi ko thể post dc bài giảng của thầy hùng
Cam ơn

@ chauindeco: Tài liệu do bạn huongtl post lên Diễn đàn vẫn down load về bình thường. Bạn click theo link, sau đó bầm vào DOWNLOAD, bạn chờ tầm 9 giây sẽ xuất hiện File cần down load.
 
Last edited by a moderator:
S

southdragon31

Guest
Thầy Hùng mình đã được học rồi. Đúng như lời bạn nói bài giảng của thày phải nói là rất hay. Xin cảm ơn thầy đã dạy dỗ chúng em
 
G

goodmen

Guest
Một số mâu thuẩn trong nghị định 58 và luật đấu thầu

Trong điều 8 nghị định 58 qui định các mốc thời gian trong đấu thầu áp dụng theo điều 31 của luật đấu thầu. Tuy nhiên ở điều 33 của nghị định 58 lại qui định khác. Như vậy áp dụng theo nghị định 58 có đúng không ?
Một số mốc thời gian khác nhau cơ bản :
1. Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu theo luật đấu thầu là 10 ngày (kể từ ngày thông báo mời thầu). Nhưng theo nghị định 58 thì là 0 ngày (phát hành ngay khi đăng báo).
2. Thời gian chuẩn bị hồ sơ là : theo luật tối thiểu 15 ngày, theo nghị định 58 tối thiểu 10 ngày.
3. Thời gian xét thầu : Theo luật tối thiểu 45 ngày ; theo nghị định 58 tối thiểu 12 ngày.
Cái nào đúng đây ? sao mà rối rắm quá !
Bác Nguyễn Thế Anh ơi giúp mọi người với
 
Last edited by a moderator:
V

vinh_phukhang

Guest
Một số mâu thuẩn trong nghị định 58 và luật đấu thầu
Địa chỉ bài viết
Trong điều 8 nghị định 58 qui định các mốc thời gian trong đấu thầu áp dụng theo điều 31 của luật đấu thầu. Tuy nhiên ở điều 33 của nghị định 58 lại qui định khác. Như vậy áp dụng theo nghị định 58 có đúng không ?
Một số mốc thời gian khác nhau cơ bản :
1. Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu theo luật đấu thầu là 10 ngày (kể từ ngày thông báo mời thầu). Nhưng theo nghị định 58 thì là 0 ngày (phát hành ngay khi đăng báo).
2. Thời gian chuẩn bị hồ sơ là : theo luật tối thiểu 15 ngày, theo nghị định 58 tối thiểu 10 ngày.
3. Thời gian xét thầu : Theo luật tối thiểu 45 ngày ; theo nghị định 58 tối thiểu 12 ngày.
Cái nào đúng đây ? sao mà rối rắm quá !

Có ai trả lời giúp được không vậy?
 
L

lestrong

Guest
Như bạn biết, Nghị định 58Cp ra đời thay thế Nghị định 111Cp là 1 bước cải tiến những tồn tại của Nghị định 111Cp trước đây. Trong đó có điểm mới đó là hướng dẫn trình tự chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu cá nhân, lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có quy mô nhỏ,....

Nhằm rút ngắn thời gian quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có quy mô nhỏ (bao gồm:gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế) có giá dưới 3 tỷ đồng) Nghị định 58Cp đưa ra quy trình rút ngắn thời gian cũng như lược bỏ 1 số nội dung không cần thiết trong HSMT.

Và 1 điều nữa theo Luật Đấu thầu thì việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có quy mô nhỏ không được đề cập (cũng như lựa chọn nhà thầu cá nhân cũng không được đề cập,...), vì vậy khi Nghị định 58Cp đưa ra các hình thức này vào quy trình lựa chọn nhà thầu thì phải có hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Mình nghĩ điều này là rất cần thiết đối với các cá nhân và tổ chức khi thực hiện việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có quy mô nhỏ, đối với lựa chọn nhà thầu cá nhân,...
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Trong điều 8 nghị định 58 qui định các mốc thời gian trong đấu thầu áp dụng theo điều 31 của luật đấu thầu. Tuy nhiên ở điều 33 của nghị định 58 lại qui định khác. Như vậy áp dụng theo nghị định 58 có đúng không ?
Một số mốc thời gian khác nhau cơ bản :
1. Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu theo luật đấu thầu là 10 ngày (kể từ ngày thông báo mời thầu). Nhưng theo nghị định 58 thì là 0 ngày (phát hành ngay khi đăng báo).
2. Thời gian chuẩn bị hồ sơ là : theo luật tối thiểu 15 ngày, theo nghị định 58 tối thiểu 10 ngày.
3. Thời gian xét thầu : Theo luật tối thiểu 45 ngày ; theo nghị định 58 tối thiểu 12 ngày.
Cái nào đúng đây ? sao mà rối rắm quá !
Bác Nguyễn Thế Anh ơi giúp mọi người với

Bạn phải đưa ra những điều nào trong 58 để dẩn chứng cho những điều bạn nói. Vì trong đó quy định nhiều trường hợp và điều kiện áp dụng khác nhau.
Có lẽ bạn đang đưa những dẫn chứng về gói thầu quy mô nhỏ.
 
M

minhtuong

Guest
Trong điều 8 nghị định 58 qui định các mốc thời gian trong đấu thầu áp dụng theo điều 31 của luật đấu thầu. Tuy nhiên ở điều 33 của nghị định 58 lại qui định khác. Như vậy áp dụng theo nghị định 58 có đúng không ?
Một số mốc thời gian khác nhau cơ bản :
1. Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu theo luật đấu thầu là 10 ngày (kể từ ngày thông báo mời thầu). Nhưng theo nghị định 58 thì là 0 ngày (phát hành ngay khi đăng báo).
2. Thời gian chuẩn bị hồ sơ là : theo luật tối thiểu 15 ngày, theo nghị định 58 tối thiểu 10 ngày.
3. Thời gian xét thầu : Theo luật tối thiểu 45 ngày ; theo nghị định 58 tối thiểu 12 ngày.
Cái nào đúng đây ? sao mà rối rắm quá !
Bác Nguyễn Thế Anh ơi giúp mọi người với
Vấn đề khác nhau bạn nêu ra là đối với gói thầu qui mô nhỏ, và đây không phải cái nào đúng, cái nào sai.
Do Luật đấu thầu không có qui định riêng cho gói thầu qui mô nhỏ và Nghị định 58 là nghị định hướng dẫn Luật dấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng, do vậy khi Nghị định 58 có qui định riêng về thời gian cho gói thầu qui mô nhỏ thì cũng không mâu thuẫn hay trái với Luật đấu thầu.

Đối với gói thầu qui mô nhỏ, bạn cứ áp dụng theo điều 33 Nghị định 58.
 
D

dinhthong_08

Guest
Tôi chô rằng cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn

Vấn đề khác nhau bạn nêu ra là đối với gói thầu qui mô nhỏ, và đây không phải cái nào đúng, cái nào sai.
Do Luật đấu thầu không có qui định riêng cho gói thầu qui mô nhỏ và Nghị định 58 là nghị định hướng dẫn Luật dấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng, do vậy khi Nghị định 58 có qui định riêng về thời gian cho gói thầu qui mô nhỏ thì cũng không mâu thuẫn hay trái với Luật đấu thầu.

Đối với gói thầu qui mô nhỏ, bạn cứ áp dụng theo điều 33 Nghị định 58.

Đúng như bác nói ... Nghị định 58 quy định chi tiết Luật đấu thầu tuy nhiên khi áp dụng tôi thấy có một vấn đề là khi áp dụng pháp luật có thể trái NĐ 58 nhưng lại không trái Luật chẳng hạn: Bên mời thầu đánh giá HSDT trong vòng 20 ngày như vậy tức là trái với quy định tại điểm c - K2 - Đ32 NĐ 58, nhưng không trái với quy định tại K5-Đ31 Luật đấu thầu. trong khi đó NĐ58 có hiệu lực pháp lý thấp hơn Luật Đấu thầu khi xử lý vấn đề này thì bạn chọn văn bản nào để áp dụng (Tôi chọn Luật Đấu thầu) vậy NĐ 58 có phải không phù hợp với Luật Đấu thầu không ?
 
L

lestrong

Guest
Có rất nhiều tình huống thực tế khi Luật ra đời chưa "lường" trước được.
Nghị định 58Cp là nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu thì chắc chắn phải phù hợp với Luật Đấu thầu, đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong việc lựa chọn nhà thầu đối với các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Trở lại trường hợp của Nghị định 58Cp về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu có quy mô nhỏ tại Điều 33 đây là bước hướng dẫn chi tiết cụ thể đối với các gói thầu có quy mô nhỏ mà trong Luật Đấu thầu chưa đề cập.
Theo Luật Đấu thầu:
Điều 76. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
 
M

minhtuong

Guest
Đúng như bác nói ... Nghị định 58 quy định chi tiết Luật đấu thầu tuy nhiên khi áp dụng tôi thấy có một vấn đề là khi áp dụng pháp luật có thể trái NĐ 58 nhưng lại không trái Luật chẳng hạn: Bên mời thầu đánh giá HSDT trong vòng 20 ngày như vậy tức là trái với quy định tại điểm c - K2 - Đ32 NĐ 58, nhưng không trái với quy định tại K5-Đ31 Luật đấu thầu. trong khi đó NĐ58 có hiệu lực pháp lý thấp hơn Luật Đấu thầu khi xử lý vấn đề này thì bạn chọn văn bản nào để áp dụng (Tôi chọn Luật Đấu thầu) vậy NĐ 58 có phải không phù hợp với Luật Đấu thầu không ?

Mình chưa rõ ý của bạn về vấn đề khác nhau này. Bạn có thể nói rõ hơn?
Theo mình tuy Luật đấu thầu có tính pháp lý cao hơn Nghị định 58. Nhưng Nghị định lại hướng dẫn Luật, nên nếu có khác biệt thì bạn áp dụng Nghị định.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top