cảm ơn bác TD.betixco như vậy vấn đề của em cơ bản đã có lời giải (cách hiểu theo văn bản trả lời của BXD lúc trước và câu trả lời bác tìm giúp là nhất quán và có rõ hơn về nội dung) nhưng nhưng em vẫn bị họ vặn là công trình của em chỉ lập dự toán 1 lần là tổng dự toán thôi, các công trình (xây dựng, giao thông...) là hạng mục, vì ở cả hai ví dụ này vẫn là ở bước dự án và bước sau thì có thể là lập dự toán cho từng công trình, anh có thể bàn thêm với em về trường hợp riêng của em giúp em với
Bạn tham khảo cái này, mình cũng đang thắc mắc như bạn đấy.
http://www.moc.gov.vn/Vietnam/moc_answers/10451200711091043010/
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ kinh tế tài chính đã nhận được câu hỏi của công dân Trương Hạnh, địa chỉ Email (truonghanhkt@yahoo.com) hỏi: “Đối với dự án có nhiều công trình, thí dụ: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, bao gồm nhiều công trình: Dân dụng (trung tâm điều hành, dịch vụ), công nghiệp (hệ thống cấp điện), giao thông (đường, san nền), hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp thoát nước)... và trong một loại công trình lại gồm nhiều hạng mục nhỏ (như gồm nhiều con đường và hệ thống cấp thoát nước cho từng đường...) thì định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư (lập dự án, thiết kế, giám sát...) được tính riêng cho từng hạng mục và loại công trình hay tính chung cho loại công trình có tỷ trọng chi phí lớn nhất?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ kinh tế tài chính có ý kiến như sau:
Theo quy định tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt; Dự án của bạn xây dựng loại công trình nào thì lấy tỷ lệ định mức theo Bảng định mức ở loại công trình đó.
Đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng công trình gồm: Thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán, Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng, cung cấp vật tư thiết bị, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị, chi phí được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong dự toán công trình được duyệt. Như vậy, trong dự án có nhiều loại công trình (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, dân dụng...), những công việc tư vấn trên thực hiện đối với loại công trình nào thì áp dụng tỷ lệ định mức quy định cho loại công trình đó, khi tính chi phí tư vấn lấy ngay giá trị dự toán của công trình để nội suy tỷ lệ định mức.
Vụ kinh tế tài chính
Và cái này nữa:
http://www.moc.gov.vn/Vietnam/moc_answers/11232200712181006100/
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Tài chính đã nhận được câu hỏi của Trung tâm Tư vấn và Kiểm định Xây dựng tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ Email (thaiql205@yahoo.com.vn) hỏi:
“1. Đối với công trình thiết kế san nền: Điểm 3.3.3 hướng dẫn: “Định mức chi phí thiết kế các công trình san nền tính bằng 40% chi phí thiết kế công trình cấp IV của loại công trình giao thông”. Như vậy đối với loại công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT), trong định mức này đã gồm chi phí phần thuyết minh trong BCKTKT hay chưa, trường hợp trong chi phí này chưa gồm phần thuyết minh thì cách tính chi phí lập phần thuyết minh trong BCKTKT đối với loại công trình này như thế nào.
2. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Đối với công trình cấp nước, thoát nước, tuyến ống cấp nước; thoát nước lập BCKTKT thì định mức tính chi phí lập BCKTKT theo bảng số 3 trang 10, và tại điểm 1; điểm 2 trang 27 có hướng dẫn chi phí thiết kế loại công trình này có điều chỉnh với hệ số K theo cấp công trình. Như vậy, đối với công trình lập BCKTKT và có cấp công trình là cấp IV thì chi phí tư vấn lập BCKTKT áp dụng định mức như thế nào cho đúng như sau:
+ Áp dụng tại Bảng số 3 trang 10 đối loại công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Hoặc phải đồng thời áp dụng định mức tại Bảng số 3 trang 10 và điều chỉnh với hệ số K theo cấp công trình đối với chi phí thiết kế. Trường hợp đồng thời áp dụng định mức tại Bảng số 3 trang 10 và điều chỉnh với hệ số K theo cấp công trình thì cách tính chi phí tư vấn phần thuyết minh trong BCKTKT và chi phí thiết kế như thế nào?
- Trường hợp có nhiều dự án trạm cấp nước lập BCKTKT độc lập với nhau, do cùng một đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng tại nhiều địa điểm trong tỉnh, trong các dự án có sử dụng lại thiết kế nhiều lần một số hạng mục như: đài nước, bể chứa..., như vậy chi phí tư vấn thiết kế đối với một số hạng mục có sử dụng lại thiết kế thì điều chỉnh giảm với hệ số K (điểm 3.3.2.2, trang 11), áp dụng như vậy có phù hợp theo qui định không?
3. Hệ số điều chỉnh giảm: Trường hợp trong một dự án có nhiều hạng mục công trình, thì định mức chi phí thiết kế của từng hạng mục công trình điều chỉnh với hệ số k=0,9 (điểm 3.3.3.2, muc c, trang 11), áp dụng nhự vậy đúng qui định không?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
- Đối với công trình (san nền, hạ tầng kỹ thuật được lập theo qui định tại Điều 12 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như trong thư bạn hỏi) phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thì chi phí lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đã bao gồm cả phần thuyết minh và thiết kế bản vẽ thi công và thực hiện theo hướng dẫn tại Bảng 3 công bố kèm theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng.
- Nếu có nhiều dự án Trạm cấp nước lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật độc lập với nhau do cùng một đơn vị tư vấn thiết kế lập nhưng được xây dựng tại nhiều địa điểm trong tỉnh (trong BCKTKT có sử dụng lại một số hạng mục thiết kế...) thì Chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu thực tế của công việc để xem xét, vận dụng áp dụng theo công bố ban hành kèm theo Văn bản 1751/BXD-VP nêu trên.
- Trường hợp trong một dự án có nhiều hạng mục công trình, thì định mức chi phí thiết kế tính riêng từng hạng mục công trình vận dụng điều chỉnh giảm với hệ số k = 0,9 (hướng dẫn tại điểm c mục 3.3.2.2 trang 11 công bố ban hành kèm theo Văn bản 1751/BXD-VP nêu trên) là phù hợp.
Vụ Kinh tế Tài chính