Xác đinh các chi phí khác trong tổng mức đầu tư

chichchoe

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
26/5/08
Bài viết
36
Điểm tích cực
10
Điểm thành tích
8
Tôi mới học làm dự toán nen còn nhiều điều chưa rõ về việc xác định các chi phí khác trong tính toán tổng mức đầu tư. Xin hỏi khi xác định định mức tỷ lệ để tính các chi phí khác càn dựa vào văn bản nào và tính như thế nao
 
tính toán chi phí khác trong tổng mức đầu tư

gửi bạn chương trình tính toán chi phí khác trong tổng mức đầu tư, dự toán
 

File đính kèm

Tính toán chi phí khác trong tổng mức đầu tư

Mình mới sửa lại phần Help và một số nội dung nhỏ của phần mềm
Tặng bạn để sử dụng, hy vọng nó sẽ có hữu ích cho bạn
 

File đính kèm

ty le % thiet ke phi

Tôi đang làm dự toán cho 1 cong trinh có tổng chi phí xây dựng khoảng 50 tỷ trong đó có nhiều hang muc công trình: XD:20 tỷ, GT: 20 tỷ, Hạ tầng kỹ thuật: 10 Tỷ. Vậy khi tính toán các chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (thiết kế, giám sát, thẩm tra) cho từng loại công trình này được tính trên cơ sở nội suy theo chi phí xây dựng của toàn ccông trình là 50 tỷ hay lấy chi phí xây dựng của từng loại công trình (20,20,10 tỷ) để tính nội suy các chi phí nói trên rồi cộng lại, mong được giúp đỡ
 
Last edited by a moderator:
Nên tách ra....

Tôi đang làm dự toán cho 1 cong trinh có tổng chi phí xây dựng khoảng 50 tỷ trong đó có nhiều hang muc công trình: XD:20 tỷ, GT: 20 tỷ, Hạ tầng kỹ thuật: 10 Tỷ. Vậy khi tính toán các chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (thiết kế, giám sát, thẩm tra) cho thi các chi phí cho từng loại công trình này được tính trên cơ sở nội suy theo chi phí xây dựng của toàn dự án là 50 tỷ hay lấy chi phí xây dựng của từng loại công trình (20,20,10 tỷ) để tính nội suy các chi phí nói trên rồi cộng lại, mong được giúp đỡ
Tôi không nhớ là có hay không có văn bản quy định phải tách ra hay gộp chung lại. Tôi có hơn 1 năm tính Tổng mức đầu tư, theo tôi thì bạn nên tách riêng từng loại hình công trình ra để tính riêng vì theo công văn 1751 thì mỗi loại hình công trình có một định mức riêng. Nếu gộp vào thì vô lý quá, khi đó lấy định mức cho công trình dân dụng để tính cho công trình giao thông.
Nếu trong trường hợp các chi phí GT, HTKT so với XDDD là quá bé thì ta có thể bỏ qua và gộp vào được. Tình huống của bạn đưa ra thì chi phí giữa các loại hình công trình là tương đối cân bằng, tỷ trọng từng loại gần như nhau nên tách ra là hợp lý nhất.
Mong mọi người cho ý kiến đóng ghóp...Cảm ơn !:x
 
Last edited by a moderator:
Tôi mới học làm dự toán nen còn nhiều điều chưa rõ về việc xác định các chi phí khác trong tính toán tổng mức đầu tư. Xin hỏi khi xác định định mức tỷ lệ để tính các chi phí khác càn dựa vào văn bản nào và tính như thế nao
Các chi phí này căn cứ vào công văn số 1751/2007/CV-BXD về định mức các chi phí quản lý dự án, thông tư số 109/2000/BTC về lệ phí thẩm định, thông tư 33/2004/BTC về bảo hiểm và một số văn bản khác.
Tại diễn đàn đã có bài có các file đính kèm về các căn cứ tính chi phí khác trong phần tổng mức đầu tư. Bạn bấm vào link dưới đây để chuyển đến nhé:
http://giaxaydung.vn/diendan/tong-muc-dau-tu/4652-xin-file-tmdt-lap-theo-nd99-2.html#post24302
 
vâng ý em là trong công trình của em có nhiều loại giao thông, dân dụng, hạ tầng... mỗi công việc thì lấy theo định mức của nó rồi (giao thông theo tỷ lẹ giao thông, hạ tầng theo tỷ lệ của hạ tầng...)nhưng lấy giá trị nào để nội suy tỷ lệ này (lấp theo giá trị của phần việc hay lấp giá trị của cả công trinh)
 
tất nhiên tất cả nội suy theo 1751 rồi nhưng mà tính tỷ lệ theo cả công trình hay lấy tỷ lệ của từng phần ( ví dụ tính tỷ lệ % phần hạ tầng theo chi phí phần này hay lấy chi phí xây lắp cả công trình rồi nội suy tỷ lệ %phần nay)
 
Tiếp...

vâng ý em là trong công trình của em có nhiều loại giao thông, dân dụng, hạ tầng... mỗi công việc thì lấy theo định mức của nó rồi (giao thông theo tỷ lẹ giao thông, hạ tầng theo tỷ lệ của hạ tầng...)nhưng lấy giá trị nào để nội suy tỷ lệ này (lấp theo giá trị của phần việc hay lấp giá trị của cả công trinh)

Tất nhiên là công trình nào thì lấy giá trị công trình đó mà nội suy theo định mức chứ x(
 
Last edited by a moderator:
thực ra tính theo cách nào là rất quan trọng vi nó ảnh hưởng rất lớn đến giá trị em đã sưu tầm được một câu hỏi gần giống mà việ kinh tế đã trả lời em xin trích nguyên văn câu hỏi và trả lời:
Bộ Xây dựng trả lời về chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Thanh Tùng, địa chỉ Email (nguyenthanhtung_ttkd@yahoo.com) hỏi:
”Tôi đang làm dự toán cho dự án có tổng chi phí xây dựng khoảng 50 tỷ trong đó có nhiều loại công trình: XD:20 tỷ, GT: 20 tỷ, Hạ tầng kỹ thuật: 10 Tỷ. Vậy khi tính toán các chi phí quản lý dự án, lập dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (thiết kế, giám sát, thẩm tra) cho toàn dự án thi các chi phí cho từng loại công trình này được tính trên cơ sở nội suy theo chi phí xây dựng của toàn dự án là 50 tỷ hay lấy chi phí xây dựng của từng loại công trình (20,20,10 tỷ) để tính nội suy các chi phí nói trên”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình thì định mức chi phí quản lý dự án; định mức chi phí lập dự án được được xác định bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt;
Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán của công trình được duyệt (công trình XD hoặc công trình giao thông hoặc công trình hạ tầng KT);
Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng; Định mức chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính bằng tỷ lệ phần % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình được duyệt (công trình XD hoặc công trình giao thông hoặc công trình hạ tầng KT);
Vụ Kinh tế Xây dựng

03/06/2008
 
Last edited by a moderator:
chết cái là cái khái niệm "công trình" và hạng mục ấy; vì theo ý kiến phản biện thì dự án có thể có nhiều công trình, nhưng ở đây em đang ở bước BVTC (công trình thiết kế 2 bước), họ (cả kho bạc nữa) nói rằng: cái mà em đang làm nó là 1 công trình vì vậy phần hạ tầng, giao thông, cấp điện... chỉ là 1 hạng mục của công trình, vì vậy phải lấy chi phí xây dựng của cả công trình (50 tỷ) để nội suy tỷ lệ từng phần (lấy 50 tỷ để xác định tỷ lệ cho phần giao thông rồi nhân với chi phí xây lắp của phần giao thông, các phần khác tương tự); theo trả lời của Viện kinh tế thì em hiểu là phần nào thì lấy chi phí xây dựng của phần đó để nội suy tỷ lệ, nhưng hạo lập luận là cái đấy là bước dự án (sau đó nếu tách riêng từng phần ra, mỗi phần là 1 công trình và duyệt riêng) thì làm như vậy, còn trường hợp cụ thể của e thì đấy là 1 công trình rồi, hic hic..
 
em thấy cả bác Thế Anh đang online mà không liên lạc được để xin chỉ giáo, các a cho em ý kiến với
 
Tính chi phí thế nào cho đúng

Tôi đang làm dự toán cho 1 cong trinh có tổng chi phí xây dựng khoảng 50 tỷ trong đó có nhiều hang muc công trình: XD:20 tỷ, GT: 20 tỷ, Hạ tầng kỹ thuật: 10 Tỷ. Vậy khi tính toán các chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (thiết kế, giám sát, thẩm tra) cho từng loại công trình này được tính trên cơ sở nội suy theo chi phí xây dựng của toàn ccông trình là 50 tỷ hay lấy chi phí xây dựng của từng loại công trình (20,20,10 tỷ) để tính nội suy các chi phí nói trên rồi cộng lại, mong được giúp đỡ

Vấn đề tương tự bạn hỏi đã được BXD trả lời:
Vụ Kinh tế Tài chính đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Lê Phương Loan, địa chỉ Email ([FONT=&quot]nlploankm@vnn.vn[/FONT]) hỏi: “Trong quá trình thực hiện lập chi phí xây dựng theo Nghị định 99 và Thông tư 05, tôi có một số thắc mắc cần có sự hướng dẫn thực hiện từ Quý Bộ như sau:

Câu 1: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 NĐ 99/CP thì giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp vậy “tổ chức có chức năng” là tổ chức nào? Liên Sở Tài chính - Xây dựng có thực hiện thông báo giá như quy định tại điểm 2.2.4 Phần III của Thông tư số 05/2007/TT-BXD hay không? (2.2.4 Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng căn cứ vào hướng dẫn của Thông tư này và tình hình cụ thể của địa phương để công bố hệ thống đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu,... để tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình.)

Câu 2: Về chi phí quản lý dự án đối với dự án có nhiều loại công trình: Theo CV 1751: Định mức chi phí quản lý dự án được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình được duyệt. Như vậy đối với từng dự toán công trình thì chi phí quản lý dự án sẽ được tính như thế nào? Nếu tính như hai cách sau thì cách nào đúng? Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất các sản phẩm may trong đó có công trình chính nhà xưởng sản xuất (công trình công nghiệp), công trình phụ là nhà làm việc, nhà để xe, cổng hàng rào (công trình dân dụng), bờ kè bảo vệ bờ sông (công trình thủy lợi)...với tổng mức đầu tư là 25 tỷ (trong đó chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế GTGT là 20tỷ).

Cách 1. Căn cứ chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế GTGT trong tổng mức đầu tư là 20 tỷ để xác định được định mức chi phí quản lý dự án khi lập dự toán công trình đối với từng loại công trình trong dự án gồm:
* Công trình công nghiệp: 1,96 %
* Công trình dân dụng: 1,862 %
* Công trình thủy lợi: 1,764 %


Cách 2. Căn cứ chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế GTGT trong tổng mức đầu tư là 20 tỷ và công trình chính của dự án là công trình công nghiệp xác định được định mức chi phí quản lý dự án là 1.96% và sử dụng định mức chi phí này để tính cho các công trình phụ công trình dân dụng, công trình thủy lợi.

Câu 3: Cách xác định GDP2 trong tổng mức đầu tư và trong dự toán xây dựng:

- Theo quy định tại Mục I.1.5 Phụ lục 1 Thông tư 05/2007/TT-BXD:thì để tính được chi phí dự phòng GDP2 phải căn cứ vào chỉ số giá xây dựng bình quân IXDbq (việc hướng dẫn cách tính IXDbq rất khó hiểu) nhưng không thể hiện được độ dài thời gian xây dựng công trình trong công thức tính. Đề nghị cho ví dụ trong trường hợp công trình công nghiệp có độ dài xây dựng là 4 năm.


- Trong khi theo quy định tại Mục 6 Phụ lục số 2 việc xác định GDP2 thì theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài xây dựng. Như vậy hai cách tính có giống nhau không?

Câu 4: Đối với công trình san lấp mặt bằng riêng biệt được lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật:

+ Xác định là loại công trình nào để tính các chi phí đi theo? Hiện địa phương đang hướng dẫn là loại công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Chi phí lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đối với loại này sẽ được tính như thế nào? Hiện Công văn 1751/BXD chỉ hướng dẫn chi phí tư vấn thiết kế san lấp mặt bằng đối với thiết kế 2 hoặc 3 bước bằng 0,4 chi phí thiết kế công trình giao thông”.


Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:

Trả lời câu 1: Ngoài những tổ chức được nêu cụ thể tại tại điểm a.2.2 mục 2 phần II của Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, “Tổ chức có chức năng” được hiểu là những “tổ chức” được cấp có thẩm quyền giao chức năng ban hành, công bố hoặc thông báo về giá vật liệu xây dựng của địa phương, của toàn quốc hoặc khu vực nơi xây dựng công trình (như Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Liên sở xây dựng - Tài chính, các tổ chức định giá sản phẩm, các trung tâm kiểm soát giá cả thị trường của Bộ Thương mại, Bộ tài chính, Bộ xây dựng,...). Việc Liên sở Tài chính - Xây dựng có tiếp tục ban hành thông báo giá vật liệu xây dựng tại địa phương hay không là do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Trả lời câu 2: Về chi phí quản lý dự án đối với dự án có nhiều loại công trình: ở giai đoạn lập dự án, chi phí quản lý dự án được ước tính như hướng dẫn tại điểm 1.4 - phụ lục số 1 của Thông tư 05/2007/TT-BXD. Ở giai đoạn thực hiện dự án, chi phí quản lý dự án được tính trong dự toán từng công trình. Tuy nhiên, đối với ví dụ của người hỏi thì dự án này chỉ có 1 loại công trình đó là công trình công nghiệp. Do vậy chi phí quản lý dự án được tính như cách thứ 2 là đúng.

Trả lời câu 3: Cách xác định GDP2 trong tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại mục 1.5 phần I của Phụ lục số 1 của Thông tư 05/2007/TT-BXD. Theo công thức tính GDP2 trong văn bản này thì đúng là còn thiếu thông số về độ dài thời gian xây dựng công trình. Bộ sẽ có văn bản hiệu chỉnh trong thời gian tới.


Trả lời câu 4: Công tác san nền có thể được thực hiện riêng nhằm tạo mặt bằng xây dựng một công trình. Tuy nhiên san nền luôn là một công việc thuộc một dự án nào đó, không thể là công trình riêng biệt. Bởi vậy, san nền để xây dựng công trình nào, thì khi tính chi phí lập dự án, chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, chi phí tư vấn, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước... các công trình cần áp dụng các chế độ chính sách cho loại công trình đó. Riêng chi phí thiết kế được tính như quy định tại điểm 3.3.3 mục 3.3 phần 3 của Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công bố tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng.
[FONT=&quot]
[/FONT]
Vụ Kinh tế Tài chính
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn bác TD.betixco như vậy vấn đề của em cơ bản đã có lời giải (cách hiểu theo văn bản trả lời của BXD lúc trước và câu trả lời bác tìm giúp là nhất quán và có rõ hơn về nội dung) nhưng nhưng em vẫn bị họ vặn là công trình của em chỉ lập dự toán 1 lần là tổng dự toán thôi, các công trình (xây dựng, giao thông...) là hạng mục, vì ở cả hai ví dụ này vẫn là ở bước dự án và bước sau thì có thể là lập dự toán cho từng công trình, anh có thể bàn thêm với em về trường hợp riêng của em giúp em với
 
bạn nào có phai dự toán tính cọc khoan nhồi loại D800mm và D1000mm cho xin với, cám ơn nhiều
 
bạn nào có phai dự toán tính cọc khoan nhồi loại D800mm và D1000mm cho xin với, cám ơn nhiều
 
Vấn đề bạn hỏi bộ Xây dựng đã trả lời, rất rõ như sau:
[FONT=&quot]Bộ Xây dựng trả lời về chi phí tư vấn đầu tư xây dựng[/FONT]
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ kinh tế tài chính đã nhận được câu hỏi của công dân Trương Hạnh, địa chỉ Email (truonghanhkt@yahoo.com) hỏi: “Đối với dự án có nhiều công trình, thí dụ: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, bao gồm nhiều công trình: Dân dụng (trung tâm điều hành, dịch vụ), công nghiệp (hệ thống cấp điện), giao thông (đường, san nền), hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp thoát nước)... và trong một loại công trình lại gồm nhiều hạng mục nhỏ (như gồm nhiều con đường và hệ thống cấp thoát nước cho từng đường...) thì định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư (lập dự án, thiết kế, giám sát...) được tính riêng cho từng hạng mục và loại công trình hay tính chung cho loại công trình có tỷ trọng chi phí lớn nhất?”.
[FONT=&quot] [/FONT]
Sau khi nghiên cứu, Vụ kinh tế tài chính có ý kiến như sau:[FONT=&quot] [/FONT]
Theo quy định tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt; Dự án của bạn xây dựng loại công trình nào thì lấy tỷ lệ định mức theo Bảng định mức ở loại công trình đó.
Đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng công trình gồm: Thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán, Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng, cung cấp vật tư thiết bị, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị, chi phí được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong dự toán công trình được duyệt. Như vậy, trong dự án có nhiều loại công trình (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, dân dụng...), những công việc tư vấn trên thực hiện đối với loại công trình nào thì áp dụng tỷ lệ định mức quy định cho loại công trình đó, khi tính chi phí tư vấn lấy ngay giá trị dự toán của công trình để nội suy tỷ lệ định mức.[FONT=&quot] [/FONT]
Vụ kinh tế tài chính


Địa chỉ bài viết trên trang web của bộ xây dựng:

http://www.moc.gov.vn/Vietnam/moc_answers/10451200711091043010/
 
cảm ơn bác TD.betixco như vậy vấn đề của em cơ bản đã có lời giải (cách hiểu theo văn bản trả lời của BXD lúc trước và câu trả lời bác tìm giúp là nhất quán và có rõ hơn về nội dung) nhưng nhưng em vẫn bị họ vặn là công trình của em chỉ lập dự toán 1 lần là tổng dự toán thôi, các công trình (xây dựng, giao thông...) là hạng mục, vì ở cả hai ví dụ này vẫn là ở bước dự án và bước sau thì có thể là lập dự toán cho từng công trình, anh có thể bàn thêm với em về trường hợp riêng của em giúp em với

Bạn tham khảo cái này, mình cũng đang thắc mắc như bạn đấy.
http://www.moc.gov.vn/Vietnam/moc_answers/10451200711091043010/
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ kinh tế tài chính đã nhận được câu hỏi của công dân Trương Hạnh, địa chỉ Email (truonghanhkt@yahoo.com) hỏi: “Đối với dự án có nhiều công trình, thí dụ: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, bao gồm nhiều công trình: Dân dụng (trung tâm điều hành, dịch vụ), công nghiệp (hệ thống cấp điện), giao thông (đường, san nền), hạ tầng kỹ thuật (hệ thống cấp thoát nước)... và trong một loại công trình lại gồm nhiều hạng mục nhỏ (như gồm nhiều con đường và hệ thống cấp thoát nước cho từng đường...) thì định mức chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư (lập dự án, thiết kế, giám sát...) được tính riêng cho từng hạng mục và loại công trình hay tính chung cho loại công trình có tỷ trọng chi phí lớn nhất?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ kinh tế tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt; Dự án của bạn xây dựng loại công trình nào thì lấy tỷ lệ định mức theo Bảng định mức ở loại công trình đó.

Đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng công trình gồm: Thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán, Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng, cung cấp vật tư thiết bị, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị, chi phí được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị chưa có thuế Giá trị gia tăng trong dự toán công trình được duyệt. Như vậy, trong dự án có nhiều loại công trình (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, dân dụng...), những công việc tư vấn trên thực hiện đối với loại công trình nào thì áp dụng tỷ lệ định mức quy định cho loại công trình đó, khi tính chi phí tư vấn lấy ngay giá trị dự toán của công trình để nội suy tỷ lệ định mức.

Vụ kinh tế tài chính

Và cái này nữa:
http://www.moc.gov.vn/Vietnam/moc_answers/11232200712181006100/
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Tài chính đã nhận được câu hỏi của Trung tâm Tư vấn và Kiểm định Xây dựng tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ Email (thaiql205@yahoo.com.vn) hỏi:

“1. Đối với công trình thiết kế san nền: Điểm 3.3.3 hướng dẫn: “Định mức chi phí thiết kế các công trình san nền tính bằng 40% chi phí thiết kế công trình cấp IV của loại công trình giao thông”. Như vậy đối với loại công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT), trong định mức này đã gồm chi phí phần thuyết minh trong BCKTKT hay chưa, trường hợp trong chi phí này chưa gồm phần thuyết minh thì cách tính chi phí lập phần thuyết minh trong BCKTKT đối với loại công trình này như thế nào.

2. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật:

- Đối với công trình cấp nước, thoát nước, tuyến ống cấp nước; thoát nước lập BCKTKT thì định mức tính chi phí lập BCKTKT theo bảng số 3 trang 10, và tại điểm 1; điểm 2 trang 27 có hướng dẫn chi phí thiết kế loại công trình này có điều chỉnh với hệ số K theo cấp công trình. Như vậy, đối với công trình lập BCKTKT và có cấp công trình là cấp IV thì chi phí tư vấn lập BCKTKT áp dụng định mức như thế nào cho đúng như sau:

+ Áp dụng tại Bảng số 3 trang 10 đối loại công trình hạ tầng kỹ thuật.

+ Hoặc phải đồng thời áp dụng định mức tại Bảng số 3 trang 10 và điều chỉnh với hệ số K theo cấp công trình đối với chi phí thiết kế. Trường hợp đồng thời áp dụng định mức tại Bảng số 3 trang 10 và điều chỉnh với hệ số K theo cấp công trình thì cách tính chi phí tư vấn phần thuyết minh trong BCKTKT và chi phí thiết kế như thế nào?

- Trường hợp có nhiều dự án trạm cấp nước lập BCKTKT độc lập với nhau, do cùng một đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng tại nhiều địa điểm trong tỉnh, trong các dự án có sử dụng lại thiết kế nhiều lần một số hạng mục như: đài nước, bể chứa..., như vậy chi phí tư vấn thiết kế đối với một số hạng mục có sử dụng lại thiết kế thì điều chỉnh giảm với hệ số K (điểm 3.3.2.2, trang 11), áp dụng như vậy có phù hợp theo qui định không?

3. Hệ số điều chỉnh giảm: Trường hợp trong một dự án có nhiều hạng mục công trình, thì định mức chi phí thiết kế của từng hạng mục công trình điều chỉnh với hệ số k=0,9 (điểm 3.3.3.2, muc c, trang 11), áp dụng nhự vậy đúng qui định không?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:

- Đối với công trình (san nền, hạ tầng kỹ thuật được lập theo qui định tại Điều 12 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như trong thư bạn hỏi) phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thì chi phí lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đã bao gồm cả phần thuyết minh và thiết kế bản vẽ thi công và thực hiện theo hướng dẫn tại Bảng 3 công bố kèm theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng.

- Nếu có nhiều dự án Trạm cấp nước lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật độc lập với nhau do cùng một đơn vị tư vấn thiết kế lập nhưng được xây dựng tại nhiều địa điểm trong tỉnh (trong BCKTKT có sử dụng lại một số hạng mục thiết kế...) thì Chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu thực tế của công việc để xem xét, vận dụng áp dụng theo công bố ban hành kèm theo Văn bản 1751/BXD-VP nêu trên.

- Trường hợp trong một dự án có nhiều hạng mục công trình, thì định mức chi phí thiết kế tính riêng từng hạng mục công trình vận dụng điều chỉnh giảm với hệ số k = 0,9 (hướng dẫn tại điểm c mục 3.3.2.2 trang 11 công bố ban hành kèm theo Văn bản 1751/BXD-VP nêu trên) là phù hợp.

Vụ Kinh tế Tài chính
 
cảm ơn bác HUANQLDA và bác TANDAO80, nếu vậy thì có thể hiểu là: khi công trình có nhiều hạng mục thì chi phí tư vấn = tỷ lệ% (nội suy theo CPXD của hạng mục)* (CPXD của hạng mục)*0.9 (công trình có nhiều hạng mục) phải không ạ?
 
Các anh, chị nào đã nghiên cứu sâu về thông tư 04/2005/TT-BXD & thông tư 05/2007/TT-BXD. Hãy chỉ giúp các điểm sự khác nhau cơ bản nhất giữa 2 thông tư này. Mình xin cảm ơn nhiều..
 
Back
Top