Trong thi công bể đương nhiên cần tuân thủ theo thiết kế, các quy phạm về công tác cốt thép, bêtông như thi công các công trình khác chỉ lưu ý mấy vấn đề sau:
- Về chống thấm: bao gồm chống thấm từ trong và từ ngoài, trong thời gian trước thuờng dùng vải địa kỹ thuật 2 lớp bên ngoài hiện nay có rất nhiều loại phụ gia chống thấm như phụ gia trộn trong bê tông, phụ gia trộn trong vữa trát, phụ gia phun trực tiếp lên bề mặt bê tông..bạn nên tham khảo từ các nhà sản xuất và phân phối. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại và có quy trình sử dụng cho từng loại theo nhà sản xuất.
- Xử lý mạch ngừng: đối với các bể dùng vách cứng bê tông nếu có diện tích đáy < 100m2 thường không có mạch ngừng khi thi công đáy(đáy đổ 1 lần), tuy nhiên giữa đáy vả thành thường đổ riêng nên cần phải xử lý mạch ngừng. Thông thường dùng băng cản nuớc, gioang cản nước chuyên dụng (ngày trước còn dùng tôn lá!) vị trí mạch ngừng thường cách dầm đáy hoặc cạch nghiêng giữa đáy-vách bể khoảng 150-250 bố trí băng cản nước ở giữa và cắt ngang mạch ngừng. Đặt băng cản nuớc không được để lớp thép cấu tạo làm rách, khi đổ bêtông vách tránh làm xô lệch.
- Lắp đặt các ống cấp thoát nước: phải lắp đặt đồng thời khi đổ bê tông và cần có băng cản nước quanh ống- phần xuyên qua bê tông. Lưu ý: code ống tràn có thể thoát ra ngoài và không bị nướpc thâm nhập, code đáy ống hút phù hợp tránh hút tận đáy hoặc hút quá cao.
- Đặc biệt quan tâm đến mực nước ngầm, nếu cao cần có biện pháp tăng tải trọng bể tránh bị đẩy nổi khi bể không chứa nước.
- Cần có biện pháp đào đắp hợp lý để không gây lún sụt xung quanh và sau khi hoàn thiện
- Cường độ lớp đất đặt đấy bể phải phù hợp nếu không cần có biện pháp xử lý móng tránh lún, nứt..
Ngoài ra công tác côpha cũng hết sức chú ý nhất là khi thi công nắp tránh lãng phí. Thi công bể khá phức tạp nhất là các bể lớn, trong thực tế rất nhiều bể đã bị hỏng(nứt, lún, ngấm..) do khâu thiết kế, thi công.