Thực tình mà nói bạn đừng cố gắng tranh luận theo hướng đưa ra quy định về dung sai cho phép, vì khi thép của bạn có đơn trọng nằm trong giới hạn sai số cho phép, thì điều đó chỉ có nghĩa là thép ấy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà thôi, còn khối lượng thì "đo được thế nào tính thế ấy" là đúng rồi. Trường hợp của bạn cũng giống như khi nghiệm thu chiều dày lớp móng hay lớp mặt của kết cấu áo đường ấy. Đo được 6 phân ruỡi thì tính 6 phân rưỡi, có làm được 7 phân đâu mà tính cả.
Ở đây bạn nên tranh luận theo hướng này: Thứ nhất các yêu cầu về thí nghiệm vật liệu thép không có yêu cầu nào về xác định lại đơn trọng thực tế, việc xác định đơn trọng in trong kết quả thí nghiệm về độ bền kéo không thể sử dụng giống như là dung trọng bình quân của toàn bộ thép đưa vào thi công được. Đây là điều chắc chắn.
Thứ 2, trong các kết quả thí nghiệm về thép, thường chỉ xác định
do (Đường kính thực đo), và
So (Tiết diện thực đo), tôi chưa thấy trường hợp nào từ
do lại suy ra đơn trọng thực đo giống như trường hợp của bạn cả. Ở đây nếu thép của bạn là thép gai, thì việc nội suy đơn trọng từ
do là hoàn toàn thiếu chính xác, vì
do là đường kính trong gai, nó luôn nhỏ hơn đường kính danh nghĩa
d, dẫn đến
So cũng nhỏ hơn
S, và đơn trọng nội suy từ
do chả mấy khi bằng được đơn trọng lý thuyết quy định trong TCVN cả. Nếu các ông ấy muốn tính lại cho đúng, thì phải tính thêm khối lượng gai nữa (Thử tính thêm đơn trọng từ đường kính ngoài gai
d1 xem có khóc thét không

).
Cứ bảo vệ theo quan điểm ấy tôi nghĩ sẽ bảo vệ được. Chúc may mắn
p/s: Mà cái này tính ra tiền thì đáng bao nhiêu nhỉ, khác quái gì trừ cốt thép trong bê tông

Tôi tính nhẩm 10 cây số thép D10 gai chênh đâu có mấy triệu thôi, coi như làm bữa bia đi bạn hiền =))