Mình chia sẻ với bạn một vài suy nghĩ thế này:
Thực tế, các văn bản Pháp luật quy định về việc hành nghề Kiểm toán, không quy định việc kiểm toán được làm cái này, hoặc không được làm cái kia (tất nhiên ta nói về mặt chuyên môn thôi, chứ ko bàn về các vấn đề như là Chuẩn mực đạo đức chẳng hạn!). Công tác Kiểm toán hiện nay được thực hiện dựa vào Chuẩn mực Kiểm toán số 1000, ban hành năm 2005 và tham khảo thêm hướng dẫn tại các thông tư 56/2008/TT-BTC và 19/2011/TT-BTC. Trên cơ sở đó, Kiểm toán viên sẽ đưa ra tất cả các ý kiến mà họ cho là mang tính trọng yếu, ảnh hưởng đến Báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Công tác đấu thầu từ trước đến nay chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước, do đó, việc kiểm tra công tác này thực sự rất quan trọng. Chính vì vậy, đơn vị Kiểm toán cần có ý kiến nếu phát hiện ra những điểm chưa phù hợp, đặc biệt là việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự thầu. Đây là ý kiến đối với Chủ đầu tư, không ảnh hưởng đến bất cứ Nhà thầu nào. Giá trị Kiểm toán đề nghị cắt giảm (nếu có), chỉ được thực hiện nếu cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán chấp nhận. Vì vậy, Nhà thầu thi công nếu cảm thấy mình đúng, thì không có vấn đề gì phải suy nghĩ. Nhưng ngược lại, nếu có dấu hiệu móc ngoặc, làm sai, làm trái, gây thất thoát vốn Nhà nước thì Chủ đầu tư chắc cũng khó ăn ngon ngủ yên. Lúc đó, Nhà thầu muốn đứng ngoài cuộc cũng khó!