Kiểm toán công trình

  • Khởi xướng Khởi xướng 6642
  • Ngày gửi Ngày gửi
Em đọc nhiều ý kiến của các bác rồi. Các bác cho em hỏi Kiểm toán nhà nước có được xây dựng lại định mức mà đơn vị thi công đã xây dựng không? gói thầu của mình là đơn giá cố định, khối lượng thưc tế

Kiểm toán nhà nước vẫn có quyền tính toán lại đơn giá nếu đơn giá dự thầu của bạn có sự bất thường hoặc sai lệch hoặc chào với nhiều mức giá khác nhau theo quy định của HSMT mà bên mời thầu không phát hiện ra hoặc biết nhưng vẫn để đấy. Bởi tiền của nhà nước phải được tiêu đúng quy định.
 
Nhờ mọi người tư vấn hộ trường hợp của em với...???

Bên em đã hoàn thành công trình (hợp đồng trọn gói) từ lâu, bây giờ bên A chuyển đổi chủ sở hữu (Từ Vinashin sang Petro Vietnam), nên đã kiểm toán lại các công trình đã thanh quyết toán từ trước đến nay. Và có 1 công trình như file em gửi đính kèm.
Vậy cho em hỏi trong trường hợp này thì bên em có phải chịu trách nhiệm gì không? vì theo em tham khảo theo TT98-2007-TT-BTC thì:
b.1- Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng trọn gói" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
- Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Qua đó xác định được giá trị quyết toán của hợp đồng.
- Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.

Mong các cao thủ chỉ giáo cho em nha?? (Em là dân kỹ thuật mới ra trường nên cũng không thành thạo vấn đề này cho lắm)
Thanks so much..!!!
 

File đính kèm

Việc thẩm tra quyết toán đối với hợp đồng trọn gói được quy định tại Điểm 1.3.2, Điều 16, Phần II Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và quy định cụ thể tại Điểm 3.2.2, Điều 3, Mục III, Phần B Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/7/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như sau: “Thẩm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức "giá hợp đồng trọn gói" (không phân biệt hình thức lựa chọn thầu): Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.’’
 
Về nguyên tắc kiểm toán độc lập không chiết tính lại đơn giá trúng thầu, vì nó thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư trong khi xét thầu.

Thứ nhất, bạn xem lại việc tính cự ly vận chuyển đó có đủ căn cứ pháp lý hay không?

Thứ hai, kiểm toán độc lập dẫu sao cũng chỉ là một đơn vị tư vấn, có trách nhiệm tư vấn cho chủ đầu tư và trong chừng mực nào đó là tư vấn cho nhà thầu hoàn thiện các thủ tục về quản lý ĐTXDCB, bạn nên bàn lại với Chủ đầu tư để họ có ý kiến (trong trường hợp bên bạn có đủ căn cứ pháp lý), nếu bạn không có đủ căn cứ thì sau này nếu kiểm toán nhà nước vào họ cũng cắt giảm thôi. Tuy nhiên nếu chủ đầu tư có ý kiến và chịu trách nhiệm về việc này thì kiểm toán độc lập cũng phải nghe thôi (tất nhiên là sẽ có ý kiến ngoại trừ trong phần "ý kiến của kiểm toán viên").

Có mấy dòng tư vấn như vậy bạn nhé.

Thân!
Cho em hỏi có văn bản nào quy định nguyên tắc Kiểm toán không chiết tính lại đơn giá trúng thầu khi quyết toán không ạ. Cám ơn anh!
 
Bạn tham khảo chuẩn mực kiểm toán số 1000, Mục 33:

"Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu"

Thân!
 
Chính xác như anh son_vq đã trao đổi. Chuẩn mực thì thực là chuẩn mực rồi, nhưng bổ sung thêm, tại thông tư 19/2011 của Bộ tài chính cũng đã nêu rõ vấn đề này. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào đó để cãi nhau với kiểm toán. Khà khà.
 
Mình có công trình được thực hiện kiểm toán. Công trình hiện đang thi công chưa nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Tuy nhiên đơn vị kiểm toán trừ đi một số khối lượng công việc với nguyên nhân đơn vị thiết kế tính sai hoặc tính dư. Mặc khác một số công tác đơn vị thi công chưa thực hiện xong nhưng đơn vị kiểm toán vẫn trừ khối lượng. Như vậy đơn vị kiểm toán thực hiện là đúng hay sai? mong các bạn chỉ giúp!
Thứ nhất: đơn vị kiểm toán cắt giảm khối lượng mà thiết kế sai là chính xác vì thiết kế sai có thể khối lượng xẽ cao hơn thực tế các bạn không làm đạt mức khối lượng như vậy thì kể cả khi QT cũng bị loại trừ
Thứ 2: Những công việc chưa thi công nhưng vẫn cắt giảm khối lượng là cũng không sai vì sau này vẫn căn cứ vào khối lượng hoàn thành công việc để quyết toán mà
 
mình làm ở công ty kiểm toán độc lập và mình xin có một vài ý kiến thế này.
thứ nhất nếu đúng hình thức hợp đồng trọn gói thì chẳng có lý do gì để cắt của bạn nữa cả, cái này chắc bạn đã rõ.
còn nếu k phải hợp đồng trọn gói, việc chiết tính lại đơn giá dự thầu là chuyện quá bình thường và đấy là trách nhiệm của kiểm toán... và phải làm.( công việc của kiểm toán là xem xét cả quá trình đầu tư, nó bao gồm việc xem xét đơn giá mà), trừ khi chủ đầu tư có quyết định là đơn giá này theo thỏa thuận hai bên ( cái này thường chỉ có ở vốn tư nhân, vốn nhà nước k áp dụng)
về phần khối lượng phát sinh thì như ý kiến trên là phải xem trong thầu hay ngoài thầu.
nếu trong thầu thì vẫn phải xét lại đơn giá, còn nếu ngoài thầu thì lấy theo hóa đơn để chiết tính là chuẩn rồi, vì chưa có đơn giá trong dự thầu mà.
hóa đơn mua hàng là đơn giá sát với thực tế của công trình nhất mà bạn.
vấn đề tiếp theo là kiểm toán độc lập thì k có quyền hạn làm tăng giá trị quyết toán, cái này cũng hơi bất cập, nên kiểm toán độc lập thì chỉ có cắt và cắt thôi.
 
Bạn tham khảo điều 48, nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 (hoặc điều 48, nghị đinh số 58/NĐ-CP ngày 05/05/2008) về hình thức hợp đồng trọn gói. Mình xin được trích dẫn như sau:

- "Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu trừ hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác"

- "Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này"
 
bạn ơi! cái chuẩn mực 1000 này nó ra đời từ năm 2005, lúc đó quy chỉnh chỉ định thầu đơn giản chỉ là có dự toán và ký hợp đồng thôi, bây giờ thì khác rồi, chỉ định thầu cũng gần giống như đấu thầu, bạn có thể tìm hiểu tại quyết định 56/2008/QĐ-BTC và thông tư 19/2011/TT-BTC. Mấy ông kiểm toán giờ làm ăn tinh tinh quá, tôi khuyên các bạn khi họ nói gì thì cũng đừng tin và bảo họ đưa ra văn bản nào chứng minh điều họ nói, thì hãy tin bạn nhé.
 
mình làm ở công ty kiểm toán độc lập và mình xin có một vài ý kiến thế này.
thứ nhất nếu đúng hình thức hợp đồng trọn gói thì chẳng có lý do gì để cắt của bạn nữa cả, cái này chắc bạn đã rõ.
còn nếu k phải hợp đồng trọn gói, việc chiết tính lại đơn giá dự thầu là chuyện quá bình thường và đấy là trách nhiệm của kiểm toán... và phải làm.( công việc của kiểm toán là xem xét cả quá trình đầu tư, nó bao gồm việc xem xét đơn giá mà), trừ khi chủ đầu tư có quyết định là đơn giá này theo thỏa thuận hai bên ( cái này thường chỉ có ở vốn tư nhân, vốn nhà nước k áp dụng)
về phần khối lượng phát sinh thì như ý kiến trên là phải xem trong thầu hay ngoài thầu.
nếu trong thầu thì vẫn phải xét lại đơn giá, còn nếu ngoài thầu thì lấy theo hóa đơn để chiết tính là chuẩn rồi, vì chưa có đơn giá trong dự thầu mà.
hóa đơn mua hàng là đơn giá sát với thực tế của công trình nhất mà bạn.
vấn đề tiếp theo là kiểm toán độc lập thì k có quyền hạn làm tăng giá trị quyết toán, cái này cũng hơi bất cập, nên kiểm toán độc lập thì chỉ có cắt và cắt thôi.
Mình làm tại một đơn vị tư vấn thấy bạn viết như trên, mình có một số điều muốn trao đổi với bạn xin bạn cho ý kiến nhé !
Thứ nhất mình chưa tìm được văn bản pháp luật nào cho phép kiểm toán chiết tính lại đơn giá, bạn có thể tham khảo thông tư 19/2011/TT-BTC, quyết định 56/2008. Việc kiểm toán xem xét quá trình đầu tư chỉ là xem trình tự đầu tư đã đúng chưa, kiểm toán không có nghĩa vụ đánh giá hồ sơ dự thầu. theo quy đinh tại nghị định 112/2009/NĐ-Cp có quy định nhà thầu có quyền quyết định đơn giá định mức khi tham gia dự thầu, nhưng vậy khi đánh giá hồ sơ dự thầu chủ đầu tư đồng ý với định mức và đơn giá đó và ký hợp đồng thì không có lý do gì kiểm toán có quyền chiết tính lại đơn giá dự thầu, hoặc đơn giá chỉ định thầu.
Thứ hai: Kiểm toán phần phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng theo quyết định 56/2008 kiểm toán chỉ kiểm tra đối chiếu khối lượng với bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu, kiểm tra việc áp dụng đơn giá quyết toán so với dự toán phát sinh được phê duyệt thôi. chứ cũng không có quy đinh kiểm toán được chiết tính đơn giá phần này
 
Mình chia sẻ với bạn một vài suy nghĩ thế này:
Thực tế, các văn bản Pháp luật quy định về việc hành nghề Kiểm toán, không quy định việc kiểm toán được làm cái này, hoặc không được làm cái kia (tất nhiên ta nói về mặt chuyên môn thôi, chứ ko bàn về các vấn đề như là Chuẩn mực đạo đức chẳng hạn!). Công tác Kiểm toán hiện nay được thực hiện dựa vào Chuẩn mực Kiểm toán số 1000, ban hành năm 2005 và tham khảo thêm hướng dẫn tại các thông tư 56/2008/TT-BTC và 19/2011/TT-BTC. Trên cơ sở đó, Kiểm toán viên sẽ đưa ra tất cả các ý kiến mà họ cho là mang tính trọng yếu, ảnh hưởng đến Báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Công tác đấu thầu từ trước đến nay chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước, do đó, việc kiểm tra công tác này thực sự rất quan trọng. Chính vì vậy, đơn vị Kiểm toán cần có ý kiến nếu phát hiện ra những điểm chưa phù hợp, đặc biệt là việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự thầu. Đây là ý kiến đối với Chủ đầu tư, không ảnh hưởng đến bất cứ Nhà thầu nào. Giá trị Kiểm toán đề nghị cắt giảm (nếu có), chỉ được thực hiện nếu cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán chấp nhận. Vì vậy, Nhà thầu thi công nếu cảm thấy mình đúng, thì không có vấn đề gì phải suy nghĩ. Nhưng ngược lại, nếu có dấu hiệu móc ngoặc, làm sai, làm trái, gây thất thoát vốn Nhà nước thì Chủ đầu tư chắc cũng khó ăn ngon ngủ yên. Lúc đó, Nhà thầu muốn đứng ngoài cuộc cũng khó!
 
Last edited by a moderator:
Mình chia sẻ với bạn một vài suy nghĩ thế này:
Thực tế, các văn bản Pháp luật quy định về việc hành nghề Kiểm toán, không quy định việc kiểm toán được làm cái này, hoặc không được làm cái kia (tất nhiên ta nói về mặt chuyên môn thôi, chứ ko bàn về các vấn đề như là Chuẩn mực đạo đức chẳng hạn!). Công tác Kiểm toán hiện nay được thực hiện dựa vào Chuẩn mực Kiểm toán số 1000, ban hành năm 2005 và tham khảo thêm hướng dẫn tại các thông tư 56/2008/TT-BTC và 19/2011/TT-BTC. Trên cơ sở đó, Kiểm toán viên sẽ đưa ra tất cả các ý kiến mà họ cho là mang tính trọng yếu, ảnh hưởng đến Báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
Công tác đấu thầu từ trước đến nay chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây thiệt hại lớn cho ngân sách Nhà nước, do đó, việc kiểm tra công tác này thực sự rất quan trọng. Chính vì vậy, đơn vị Kiểm toán cần có ý kiến nếu phát hiện ra những điểm chưa phù hợp, đặc biệt là việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự thầu. Đây là ý kiến đối với Chủ đầu tư, không ảnh hưởng đến bất cứ Nhà thầu nào. Giá trị Kiểm toán đề nghị cắt giảm (nếu có), chỉ được thực hiện nếu cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán chấp nhận. Vì vậy, Nhà thầu thi công nếu cảm thấy mình đúng, thì không có vấn đề gì phải suy nghĩ. Nhưng ngược lại, nếu có dấu hiệu móc ngoặc, làm sai, làm trái, gây thất thoát vốn Nhà nước thì Chủ đầu tư chắc cũng khó ăn ngon ngủ yên. Lúc đó, Nhà thầu muốn đứng ngoài cuộc cũng khó!
Mình đồng tình với quan điểm suy nghĩ của bạn! nhưng bạn ơi phí kiểm toán đáng là bao hệ số cao nhất hiện tại là 0,64%. Nếu như bạn nói thì kiểm toán nên kiểm tra lại hết tất cả quá trình đầu tư ah!
Mình lấy một ví dụ nhé : bạn là nhà thầu thi công tham gia đấu thầu, luật quy định bạn có quyền quyết định mức, đơn giá khi tham gia đấu thầu. do đó bạn có thể bỏ giá cái này thấp, cái kia cao tùy thuộc vào chiến lược của bạn, để bạn chúng thầu. khi bạn làm như vậy tất nhiên bạn cáo thể áp dụng mã hiệu định mức đơn giá không đúng. bây giờ quyết toán kiểm toán bảo cái mã này không đúng, có nghĩ làm giá sẽ giảm, nhưng nếu tăng thì họ lại không dám cho lên ví lý do nhà thầu đề nghị quyết toán thế thì chúng tôi không thể tính nên được. mình nghĩ như thế thì thiệt thòi cho nhà thầu quá.
Thứ 2 về trách nhiệm kiểm toán khi ra báo cáo kiểm toán, khi kiểm toán giảm trừ cũng phải căn cứ trên văn bản pháp lý nào đấy không thế chủ quan nói mồn được. kiểm toán không có quyền quyết định đơn giá định mực khi nhà thầu tham gia đầu thầu, cho nên không thể nói là đơn giá định mức này ốp sai hay đúng được bạn ạ! khi nhà thầu tham gia đấu thầu giá trúng thầu của họ đã nhỏ hơn giá gói thầu rồi và với giá như vậy họ với làm được, còn giá gói thầu có chuẩn không thì trách nhiệm của ông thiết kể, và ông thẩm tra.
 
Mình đồng tình với quan điểm suy nghĩ của bạn! nhưng bạn ơi phí kiểm toán đáng là bao hệ số cao nhất hiện tại là 0,64%. Nếu như bạn nói thì kiểm toán nên kiểm tra lại hết tất cả quá trình đầu tư ah!
Mình lấy một ví dụ nhé : bạn là nhà thầu thi công tham gia đấu thầu, luật quy định bạn có quyền quyết định mức, đơn giá khi tham gia đấu thầu. do đó bạn có thể bỏ giá cái này thấp, cái kia cao tùy thuộc vào chiến lược của bạn, để bạn chúng thầu. khi bạn làm như vậy tất nhiên bạn cáo thể áp dụng mã hiệu định mức đơn giá không đúng. bây giờ quyết toán kiểm toán bảo cái mã này không đúng, có nghĩ làm giá sẽ giảm, nhưng nếu tăng thì họ lại không dám cho lên ví lý do nhà thầu đề nghị quyết toán thế thì chúng tôi không thể tính nên được. mình nghĩ như thế thì thiệt thòi cho nhà thầu quá.
Thứ 2 về trách nhiệm kiểm toán khi ra báo cáo kiểm toán, khi kiểm toán giảm trừ cũng phải căn cứ trên văn bản pháp lý nào đấy không thế chủ quan nói mồn được. kiểm toán không có quyền quyết định đơn giá định mực khi nhà thầu tham gia đầu thầu, cho nên không thể nói là đơn giá định mức này ốp sai hay đúng được bạn ạ! khi nhà thầu tham gia đấu thầu giá trúng thầu của họ đã nhỏ hơn giá gói thầu rồi và với giá như vậy họ với làm được, còn giá gói thầu có chuẩn không thì trách nhiệm của ông thiết kể, và ông thẩm tra.
Kiểm toán độc lập còn có tiền của CĐT và chịu trách nhiệm với CĐT bằng hợp đồng. Chứ kiểm toán nhà nước còn không cần chịu trách nhiệm với CĐT mà với Nhà nước, làm việc miễn phí, xem xet đánh giá dự án từ khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, cắt gọt còn kinh người hơn nữa cơ. Ấy vậy mỗi lần kiểm toán NN ra kết luận, không chỉ nhà thầu mà CĐT cũng tim đập chân run. :((
 
Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện thì bạn Nhat-xd0611 có những lý lẽ phù hợp với nguyên tắc ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, mình chỉ nhấn mạnh rằng, chỉ khi nào vấn đề về đơn giá dự thầu ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kiểm toán, đơn vị kiểm toán mới xem xét để đưa ra ý kiến. Lấy ví dụ, một công trình khi thiết kế có khối lượng công tác thi công đất bằng thủ công vừa phải, đơn vị thi công bỏ thầu với giá nhân công cực cao (bằng cách thay định mức và đơn giá). Tuy nhiên, các bên CĐT, Nhà thầu, Thiết kế biết trước rằng KL thi công phần này sẽ phát sịnh lên rất nhiều. Và 2 bên ký với nhau HĐ theo hình thức đơn giá điều chỉnh. Kết quả là khi quyết toán, giá trị hợp đồng phần thi công đất đội lên rất nhiều (đấy mới chỉ là do chênh lệch khối lượng thôi nhé). Vậy, về lương tâm nghề nghiệp, nếu là bạn, bạn có nêu ý kiến không?
Còn trường hợp các vấn đề không trọng yếu, mà kiểm toán cứ xoáy vào, đòi chiết tính lại đơn giá, thì chắc cũng chẳng cẩn phải bàn làm j. Môi trường nào mà chằng có sâu!
 
Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện thì bạn Nhat-xd0611 có những lý lẽ phù hợp với nguyên tắc ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, mình chỉ nhấn mạnh rằng, chỉ khi nào vấn đề về đơn giá dự thầu ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kiểm toán, đơn vị kiểm toán mới xem xét để đưa ra ý kiến. Lấy ví dụ, một công trình khi thiết kế có khối lượng công tác thi công đất bằng thủ công vừa phải, đơn vị thi công bỏ thầu với giá nhân công cực cao (bằng cách thay định mức và đơn giá). Tuy nhiên, các bên CĐT, Nhà thầu, Thiết kế biết trước rằng KL thi công phần này sẽ phát sịnh lên rất nhiều. Và 2 bên ký với nhau HĐ theo hình thức đơn giá điều chỉnh. Kết quả là khi quyết toán, giá trị hợp đồng phần thi công đất đội lên rất nhiều (đấy mới chỉ là do chênh lệch khối lượng thôi nhé). Vậy, về lương tâm nghề nghiệp, nếu là bạn, bạn có nêu ý kiến không?Còn trường hợp các vấn đề không trọng yếu, mà kiểm toán cứ xoáy vào, đòi chiết tính lại đơn giá, thì chắc cũng chẳng cẩn phải bàn làm j. Môi trường nào mà chằng có sâu!
Theo mình thì hợp đồng ký theo hình thức đơn giá điều chỉnh rồi, theo nghị định 85/2009/NĐ-CP thi trong hợp đồng cần phải nêu rõ các vấn đề sau: - Trình tự điều chỉnh;- Phạm vi điều chỉnh;- Phương pháp điều chỉnh;- Căn cứ dữ liệu để điều chỉnh;Khi trong hợp đồng có quy định 4 điều trên mới có cơ sở đề xác định đơn giá điều chỉnh, còn không nêu rõ các khoản trên thì mình cứ lấy phương pháp tiết kiệm nhất cho nhà nước để xác định đơn giá điều chỉnh thôi. Khi ký hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh đơn vị tư vấn cần đưa ra các điều bất lợi với CĐT sau này để dàng buộc vào hợp đồng tránh trường hợp làm thất thoát tài sản nhà nước, còn ko đưa được thì đành chấp nhận thương đau thôi, hợp đồng xây dựng là một loại của hợp đồng kinh tế mà.Còn về đạo đức kiểm toán theo các quy định của nhà nước chỉ là : Trung thực, độc lập khách quan, chỉ làm việc theo pháp luật. giữ bí mật cho khách hàng, tuần thủ các chuẩn mực kiểm toán chứ không phải như bạn nói đầu.Khi nhà nước bị hớ trong hợp đồng thì phải chịu thôi biết làm thế nào được. còn nếu bạn muốn đưa ý kiến là quyền của đơn vị kiểm toán, nếu làm đúng các quy định của pháp luật thì không được giảm trừ giá trị quyết toán của đơn vị thi côngMình làm nhiều nhưng càng làm càng nản, vì bây giờ làm toàn theo ý kiến chủ qua thôi, tính bỏ nghề tư vấn thôi!
 
Mình trao đổi với bạn chút cho vui thôi mà. Cái mình hỏi bạn là liệu theo lương tâm nghề nghiệp bạn có ý kiến j không thôi. Chứ có nói Luật đâu.

Mà trước đến giờ có đơn vị Kiểm toán độc lập nào được giảm trừ giá trị quyết toán của đơn vị thi công đâu! Họ được phép, và chỉ được phép nêu ý kiến thôi!!!
 
Mình trao đổi với bạn chút cho vui thôi mà. Cái mình hỏi bạn là liệu theo lương tâm nghề nghiệp bạn có ý kiến j không thôi. Chứ có nói Luật đâu.

Mà trước đến giờ có đơn vị Kiểm toán độc lập nào được giảm trừ giá trị quyết toán của đơn vị thi công đâu! Họ được phép, và chỉ được phép nêu ý kiến thôi!!!

Mình cũng chỉ trao đổi với các bạn để tìm thấy cái đúng nhất thôi. theo mình thì kiểm toán vấn được giảm trừ với trường hợp đơn vị thi công tính sai khối lượng và phải phù hợp với các loại hợp hợp đồng. giảm trừ đơn giá với trường hợp đơn giá điều chỉnh không được xác định theo các nguyên tắc trong điều khoản điều chỉnh trong hợp đồng.
Còn những trường hợp như bạn nêu thì chỉ được nêu ý kiến bên ngoài với chủ đầu tư thôi. còn báo cáo kiểm toán thì phải tuân theo luật, mình cứ làm đúng luật là tốt lắm rồi.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top