Bài tập: Lập dự toán phần xây

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
L

levinhxd

Guest
Xin mời mọi người lập thử một dự toán phần xây với dữ kiện cho như sau:
Bảng tiên lượng:

xaytuong.jpg

Lưu ý:
- Chiều cao sàn tầng 1 là 4,2m so với cos +0,00
- Tường thẳng xây theo tỉ lệ gạch: 70% gạch rỗng, 30% gạch đặc
- Hộp kỹ thuật xây gạch rỗng
- Chủ đầu tư cho phép xây và thanh toán theo vữa xi măng cát vàng Mác#50
- Thông báo giá hiện thời:
+gạch đặc: 1.000 đồng/viên, gạch 2 lỗ: 1.350 đồng/viên
+cát vàng: 85.000 đ/m3, xi măng: 910 đồng/kg
- Địa điểm công trình: tùy chọn
- Lập dự toán thời điểm hiện tại!
 
Last edited by a moderator:
Em gửi file bài toán của bác le vinh, xin mọi người cho đánh giá.

Ý kiến của BQL: File dự toán này mang tính kham khảo, được lập chưa chính xác, mọi người download, xem xét và trao đổi thảo luận!
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Rất cảm ơn bạn dmphuong đã tham gia giải bài tập phần dự toán công tác xây theo tiên lượng mình đã cho! Thực ra với những người đã lập nhiều dự toán sẽ không khó đúng không ạ, mình cũng tin là bạn làm phần dự toán này chỉ mất khoảng 10 phút!
Bảng tính của bạn tương đối ổn rồi, mình chỉ xin có ý kiến thế này để mọi người cùng tham khảo và tranh luận:
- Từ bảng tiên lượng của mình đã cho 70% gạch rỗng, 30% gạch đặc thì nên phân ra 2 đầu việc riêng mới đúng với định mức và đơn giá công tác xây
- Thực tế cầu thang không (hoặc ít khi) xây gạch chỉ, lý do kỹ thuật
- Bạn đã sửa mã vữa XM cát đen sang XM cát vàng thì nên hiện bảng mã vữa ra để người kiểm dự toán tiện theo dõi :D
Rất cám ơn bạn!
P/S:
Thường mình ít lập dự toán mà kiểm bảng thanh quyết toán, khi đó:
- Phần cốt thép râu tường mình sẽ cắt bỏ phần định mức dây thép và máy vận thăng!
- Phần chênh lệch VL khác mình cũng sẽ cắt bỏ nếu nó quá lớn, trong thực tế phần chi phí này tính = 5 đến 6% CPVL nên khi giá gạch tăng đột biến, nghiễm nhiên nó tăng cao một cách không thực tế!
 
Last edited by a moderator:
góp ý kiến dự toán của bạn dmphuong

Kết cấu dự toán bạn đưa ra tương đối chuẩn bài. Tuy nhiên khi áp dụng theo Đơn giá xây dựng công trình của địa phương thì bạn không cần phải đưa máy và nhân công vào sheet Phân tích vật tư nữa chỉ cần phân tích mỗi giá vật liệu thôi. Trong cột vật tư thì bạn nên đưa làm 2 cột: vật tư chính và vật liệu phụ = vật liệu chính * % vật liệu khác sau đó tính tổng cộng. Trong sheet tính chênh lệch vật tư ở cột giá thông báo bạn nên đưa cả giá bao gồm vận chuyển thì mới đủ chứ giá trong thông báo thường không có vận chuyển sẽ không đủ đâu.
 
Last edited by a moderator:
Ý kiến với bạn xuanpct

Rất cám ơn ý kiến của bạn xuanpct, tuy nhiên mình thấy cách trình bày một dự toán như bạn hơi có phần rắc rối và khó hiểu, ở đây bạn dmphuong đã không lập dự toán = excel đơn thuần mà đã sử dụng một phần mềm dự toán, và hiện nay kết cấu của một file dự toán như các phần mềm hiện nay về cơ bản là chuẩn rồi!
Giá vật tư trong đề bài của mình đã lấy theo thông báo giá đến chân công trình, không cần tính thêm chi phí vận chuyển!
Mời các bạn tiếp tục thảo luận!
 
Mình xin có vài nhận xét về file dự toán của bạn dmphuong, cụ thể là công tác xây tường.
Bài toán đặt ra là xây tường có sử dụng 70% gạch rỗng và 30%.
Với việc lập dự toán sử dụng Đơn giá xây dựng của tỉnh ban hành, tính chênh lệch vật tư và đưa ra bảng THKP như bạn thì không thể gộp xây gạch rỗng và gạch đặc vào một mã công việc được. Công tác xây tường thẳng, sử dụng gạch rỗng và gạch đặc 6,5x10,5x22cm đều chung Định Mức và cấp phối vữa song sử dụng hai loại gạch khác nhau dẫn đến đơn giá phải khác nhau.
Chúng ta phải tách ra xây tường gạch rỗng với KL 70% và xây tường gạch đặc với khối lượng 30%.
Muốn gộp chung thì ta phải sử dụng phương pháp lập dự toán dự vào phân tích đơn giá (tham khảo bài viết của Z@p).

Mình xin được bổ sung thêm một đầu việc là Trát tường cho bài toán của levinhxd (khối lượng trát 100m2). Các bạn cùng thảo luận nhé.
 
Last edited by a moderator:
Bài toán đặt ra là xây tường có sử dụng 70% gạch rỗng và 30%.
Với việc lập dự toán sử dụng Đơn giá xây dựng của tỉnh ban hành, tính chênh lệch vật tư và đưa ra bảng THKP như bạn thì không thể gộp xây gạch rỗng và gạch đặc vào một mã công việc được. Công tác xây tường thẳng, sử dụng gạch rỗng và gạch đặc 6,5x10,5x22cm đều chung Định Mức và cấp phối vữa song sử dụng hai loại gạch khác nhau dẫn đến đơn giá phải khác nhau.
Chúng ta phải tách ra xây tường gạch rỗng với KL 70% và xây tường gạch đặc với khối lượng 30%.

em đồng ý với ý kiến của pác =D>
Như vậy KL Xây tường 220:
+ 70% gạch rỗng = 80.88*70% = 56.62 m3
+ 30% gạch chỉ đặc = 80.88*30% = 24.26 m3
KL xây tường 110:
+ 70% gạch rỗng: 30.68*70% = 21.48 m3
+ 30% gạch chỉ đặc: 30.68*30% = 9.2 m3
Và tất nhiên cấp phối vật tư 2 loại gạch rỗng và gạch chỉ đặc sẽ thay đổi
 
Last edited by a moderator:
Đáp án bài tập phần xây!

Rất cám ơn anh Z@p và anh Daovuchinh có ý kiến rất hay và cả ví dụ minh họa kèm theo! Lưu ý với bạn dmphuong là khi thi công xây gạch rỗng và gạch đặc có định mức vữa khác nhau (với gạch rỗng thì vữa sẽ tốn hơn).
Với ví dụ của anh Z@p: Anh đã làm ra một file dự toán dự thầu, với đơn giá chi tiết kèm theo, chỉ có điều trong ví dụ này anh Z@P chưa đổi mã vữa cát mịn sang cát vàng!
Sau đây mình xin post bài đáp án theo ý kiến của riêng mình để mọi người tiện tham khảo! Tạm tính cho địa bàn Vùng 1- Hà Nội
*Trong file đáp án đính kèm có các điểm lưu ý sau:
- Đơn giá Hà Nội, hệ số điều chỉnh theo mức lương 800k/tháng
- Bảng đơn giá dự toán chi tiết đã đổi mã vữa cát mịn sang cát vàng
- Để ý kết quả ở bảng tổng hợp kinh phí và Bảng dự toán dự thầu là như nhau!
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Một bài tập dự toán đơn giản nhưng cũng có nhiều cách lập khác nhau và ai cũng có lý luận có lý. thế nên người ta đã bảo: hai anh kiến trúc sư ngồi với nhau thì chẳng ai chịu ai, giờ thì thêm 2 anh lập dự toán nữa . về dự toán "đáp án" mình muốn thêm công tác giàn giáo AL.61200, vì rằng xây tường có chiều cao 3.6m là phải có giáo rồi. mong Levinhxd tham khảo
 
Một bài tập dự toán đơn giản nhưng cũng có nhiều cách lập khác nhau và ai cũng có lý luận có lý. thế nên người ta đã bảo: hai anh kiến trúc sư ngồi với nhau thì chẳng ai chịu ai, giờ thì thêm 2 anh lập dự toán nữa . về dự toán "đáp án" mình muốn thêm công tác giàn giáo AL.61200, vì rằng xây tường có chiều cao 3.6m là phải có giáo rồi. mong Levinhxd tham khảo
Rất cám ơn bạn lesong_hong đã cho ý kiến, tuy nhiên mình ý kiến như sau:
Theo định mức:
- Trong định mức công tác xây đã tính giáo
- Với chiều cao vượt 3,6m thì được tính thêm 1 lần giáo cho mỗi chiều cao tăng thêm 1,2m.
Tuy nhiên trong đề bài mình không cho chiều cao tầng là bao nhiêu, trong thực tế thì ít khi có một chiều cao tầng 2 nào vượt quá 3,6m đúng ko ạ!
Rất mong bạn và cách thành viên khác có thêm ý kiến thảo luận!
 
@levinhxd: Ở đây dự toán đã tính chênh lệch vật liệu (CLVL) cho Xi măng PC30, nếu tại tỉnh/thành phố không công bố giá vật liệu cho XMPC30 thì phải xử lý như thế nào mới đúng.
@quyettoan: Bạn lưu ý cho cỡ chữ ở phần chữ ký nhỏ đi nhé!
 
Last edited by a moderator:
@levinhxd: Ở đây dự toán đã tính chênh lệch vật liệu (CLVL) cho Xi măng PC30, nếu tại tỉnh/thành phố không công bố giá vật liệu cho XMPC30 thì phải xử lý như thế nào mới đúng.
@quyettoan: Bạn lưu ý cho cỡ chữ ở phần chữ ký nhỏ đi nhé!

Khi một vật liệu không có trong thông báo giá thì sẽ có các trường hợp như sau xảy ra:
* Nếu đơn vị thi công lập dự toán thi công:
- Giá vật tư đó sẽ tạm lấy theo thông báo giá trên thị trường (nơi thi công)
* Nếu là dự toán thiết kế:
- Giá vật tư đó có thể bỏ qua trong phần chênh lệch vật tư (coi lấy theo giá gốc)
* Nếu trong quá trình thanh quyết toán:
- Chủ đầu tư sẽ phải phê duyệt đơn giá vật tư đó theo đúng quy trình
- Nếu Chủ đầu tư không phê duyệt thì Nhà thầu sẽ đề xuất Chủ đầu tư cho thanh toán theo hóa đơn VAT mua hàng
* Trường hợp ít gặp:
- Chủ đầu tư cho phép lấy theo thông báo giá địa phương lân cận
 
:x *Anh LeVinh, Em chạy Acitt theo ĐM 24 thì ko có mã Công tác gạch 2 lỗ:
-(AE.22163; AE.22263; AE.28163) Vậy ĐM 1776 còn bổ sung thêm công tác Xây tường=gạch rỗng ??:confused:

:x *Vậy nếu trong trường hợp chỉ có ĐM 24 thôi,ko có 1776 để dùng thì 70% gạch rỗng của Bác thì nên làm thế nào đúng đắn nhỉ ?:">
 
Câu hỏi của bạn đặt ra là rất hay, nếu để ý trong ví dụ đáp án của mình, sẽ thấy phần định mức trong mục phân tích vật tư thì các định mức xi măng, cát vàng, nước vv... là không thay đổi; chỉ có gạch đặc được thay bằng gạch 2 lỗ tuynel! Nếu so vào thực tế thì nó không hợp lý, trong thi công bao giờ xây gạch lỗ cũng sẽ hao tốn vữa hơn là gạch đặc!
Điều này là do trong định mức không có quy định về việc xây gạch lỗ kích thước 6,5x10,5x22,5! Bạn hỏi trong định mức 1776 có bổ sung định mức xây gạch lỗ? Mình xin trả lời là: không! không có!
Còn vì sao trong đơn giá mình tra lại có? Vì đó là do ĐG Hà Nội có xây dựng công tác xây gạch lỗ tuynel trên nền các định mức xây gạch đặc!
Định mức không có thì vận dụng vậy!
 
:x *Xin hỏi tiếp: Em còn thấy tỉnh Hải Dương thêm chữ C sau mã đơn giá:( AE.22163C; AE.22263C...),Chữ C này mang ý nghĩa gì ạ?:)

:x *Khi tính chênh lệch vật liệu,trong phần giá thông báo ta có những cách chọn giá cho vật tư như thế nào??TH nào sử dụng cách nào?:
-Áp ngay thông báo giá liên sở XD-TC mới nhất của tỉnh đó.
-Tính giá vật tư tại chân công trình=(giá gốc+giá vận chuyển);Giá gốc và giá vận chuyển này cách xác định như nào?dựa vào tài liệu nào?

:x *Ngoài ra còn trường hợp giá vật tư đó ko có trong báo giá (Bác LeVinh đã trả lời ở trên rồi)..Thaks aLeVinh (đẹp chai lại học giỏi,nịnh đó! Vì đã nhìn thấy mặt Bác đâu..chỉ thấy avatar là anh sư tiểu cười toe..:)))

:x *TH Với công tác sử dụng "TT" đơn giá vật liệu được lấy như thế nào?
 
Trong công tác xây, sử dụng gạch cùng cỡ thì khối lượng vữa để xây gạch rỗng và gạch đặc là như nhau. Chỉ khác nhau khi ta trát tường xây gạch rỗng và gạch đặc. Trong ĐM đã quy định khi trát tường xây gạch rỗng thì ĐM vữa tăng 10% so với trát tường gạch đặc.

@doan minh duong: Chữ C sau mà đơn giá đó không có nghĩa gì cả, chỉ là cách đánh mã của phần mềm dự toán nào đó mà bạn đang dùng. AE.221xxx đây là mã cho công tác xây tường thằng dày <=11cm (sử dụng gạch chỉ 6,5x10,5x22). các chữ số xxx sau cùng do người sử dụng đánh mã ứng với khi xây tường cao <=4m, 16m, 50m, >50m.

Việc tính chênh lệch giá vật tư thì thường là:
- Áp trực tiếp giá thị trường (CĐT cho phép)
- Sử dụng TBG Liên sở tại thời điểm lập dự toán và tính thêm chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển dựa vào giá Cước vận chuyển của tỉnh, cấp đường và cự ly vận chuyển...
 
:x *Xin hỏi tiếp: Em còn thấy tỉnh Hải Dương thêm chữ C sau mã đơn giá:( AE.22163C; AE.22263C...),Chữ C này mang ý nghĩa gì ạ?:)

:x *Khi tính chênh lệch vật liệu,trong phần giá thông báo ta có những cách chọn giá cho vật tư như thế nào??TH nào sử dụng cách nào?:
-Áp ngay thông báo giá liên sở XD-TC mới nhất của tỉnh đó.
-Tính giá vật tư tại chân công trình=(giá gốc+giá vận chuyển);Giá gốc và giá vận chuyển này cách xác định như nào?dựa vào tài liệu nào?

:x *Ngoài ra còn trường hợp giá vật tư đó ko có trong báo giá (Bác LeVinh đã trả lời ở trên rồi)..Thaks aLeVinh (đẹp chai lại học giỏi,nịnh đó! Vì đã nhìn thấy mặt Bác đâu..chỉ thấy avatar là anh sư tiểu cười toe..:)))

:x *TH Với công tác sử dụng "TT" đơn giá vật liệu được lấy như thế nào?

Mình xin bổ sung thêm câu trả lời của bác Daovuchinh cho bạn nhé:
- Đơn giá Hải Dương có đuôi chữ C ở cuối cùng vì UBND tỉnh Hải Dương có ban hành thêm đơn giá công xác xây xi măng cát vàng, điều này khác với các tỉnh khác, đơn thuần chỉ xây dựng với vữa xi măng cát mịn.
- Khi áp giá vào bảng chênh lệch vật tư (mình trả lời trong trường hợp là hồ sơ thanh toán nhé):
+ Ưu tiên số 1 là giá Chủ đầu tư phê duyệt
+ Ưu tiên số 2 là giá Vật liệu liên sở công bố
+ Ưu tiên số 3 là giá Hoá đơn VAT (trường hợp này khi và chỉ khi Chủ đầu tư chấp nhận, và không có 2 loại TBG ở hai ưu tiên trên)
+ Ưu tiên số 4 là giá Đơn vị thi công và Chủ đầu tư cùng khảo sát đến chân công trình (Cái này phải có biên bản xác nhận cự li vận chuyển, khảo sát giá gốc, sau đó là bảng tính toán được ký bởi ĐVTC và Chủ đầu tư)
- Đơn giá tạm tính bạn tìm hiểu trong ebook mình đã post lên về Đo bóc tiên lượng và lập dự toán nhé, trong đó có phần "Thế nào là đơn giá TT". Giá TT ưu tiên lần lượt là Giá liên sở, Giá báo giá của nhà cung cấp....
Chúc bạn thành công!
 
Last edited by a moderator:
*Hỏi các sư phụ Thiếu Lâm Tự DựToán tiếp:
1. Thông thường để làm được hoàn chỉnh các phần việc;công việc đầy đủ của Dự toán;Hồ sơ đấu thầu,dự thầu 1 công trình thì ở các công ty sẽ chọn,phân công công việc,nhiệm vụ như nào cho ai?để phù hợp?nhanh,chính xác,hiệu quả??
VD:a.Phần XD:sẽ chọn ai?
-Kĩ sư kinh tế XD
-Kĩ sư XD
-Kĩ sư định giá
b.Phần điện nước:
-Kĩ sư điện,nước
c.Phần thiết bị:
-Kĩ sư máy,thiết bị...v.v..
VD
: kĩ sư XD thì bóc điện,nước ko thể chính xác và đầy đủ bằng KS điện nước được!
...híc,tất nhiên những người nhiều kinh nghiệm+giỏi sẽ đảm nhận được hết đúng ko ạ! :x
 
Last edited by a moderator:
Hỏi các sư phụ Thiếu Lâm Tự DựToán tiếp:
1. Thông thường để làm được hoàn chỉnh các phần việc;công việc đầy đủ của Dự toán;Hồ sơ đấu thầu,dự thầu 1 công trình thì ở các công ty sẽ chọn,phân công công việc,nhiệm vụ như nào cho ai?để phù hợp?nhanh,chính xác,hiệu quả??
VD:a.Phần XD:sẽ chọn ai?
-Kĩ sư kinh tế XD
-Kĩ sư XD
-Kĩ sư định giá
b.Phần điện nước:
-Kĩ sư điện,nước
c.Phần thiết bị:
-Kĩ sư máy,thiết bị...v.v..
VD
: kĩ sư XD thì bóc điện,nước ko thể chính xác và đầy đủ bằng KS điện nước được!
...híc,tất nhiên những người nhiều kinh nghiệm+giỏi sẽ đảm nhận được hết đúng ko ạ!


Mình có ý kiến thế này:
- Việc chọn ai là tùy vào năng lực nhân sự của từng công ty. Nếu cứ làm một bộ hồ sơ thầu mà phải huy động tất tần tật các loại kỹ sư như bạn nói thì rất khó đúng không ạ!
- Tuy nhiên việc làm thầu là một việc rất quan trọng, trong đó công tác giá dự thầu chính là yếu tố chính của quá trình đấu thầu, nếu có nhầm lẫn sẽ gây ra tác hại rất lớn! Nên có một kỹ sư kinh tế xây dựng có năng lực tốt, có chứng chỉ định giá là rất cần thiết!
- Mình không nhầm thì hiện không có một quy định nào về năng lực của đội ngũ cán bộ làm hồ sơ dự thầu cả!
 
Back
Top