Bài tập: Lập dự toán phần xây

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
:x:D Hi, aLeVinh!
Tất nhiên là tuỳ năng lực từng người để phân công phần việc!
Em hỏi: Làm dự toán khó nhất chính là lấy,bóc được đầu công việc,từ đó chọn được mã ĐM tương tự công tác đó?
-Dễ bị thiếu đầu việc; áp mã ĐM ko đúng...
Nên em mới hỏi để làm dự toán đầy đủ của 1 công trình gồm nhiều phần
1.Phần XD cơ bản
2.Phần điện,nứơc
3.Phần lắp đặt thiết bị.....
Thì 1 kĩ sư XD ko thôi thì liệu số liệu đưa ra có chắc tin tưởng? nên chuyên môn hoá đúng ko?Kĩ sư XD làm phần XD; Phần điện,nước-Kĩ sư điện,nước đảm nhận....thì sẽ đảm bảo hơn,đây là nói trong trường hợp còn chung chung vì nếu KS XD mà có kinh nghiệm,giỏi...thì điện nước cũng bóc tốt..phải ko anh!

x(Tóm lại: em đang băn khoăn hỏi về kinh nghiệm tổ chức,nên tuyển dụng những kĩ sư loại nào (số lượng?)- VD: với 1cty XD quy mô vừa,chuyên làm thi công, làm dự toán; đấu thầu....??
 
Mình xin có vài nhận xét về file dự toán của bạn dmphuong, cụ thể là công tác xây tường.
Bài toán đặt ra là xây tường có sử dụng 70% gạch rỗng và 30%.
Với việc lập dự toán sử dụng Đơn giá xây dựng của tỉnh ban hành, tính chênh lệch vật tư và đưa ra bảng THKP như bạn thì không thể gộp xây gạch rỗng và gạch đặc vào một mã công việc được. Công tác xây tường thẳng, sử dụng gạch rỗng và gạch đặc 6,5x10,5x22cm đều chung Định Mức và cấp phối vữa song sử dụng hai loại gạch khác nhau dẫn đến đơn giá phải khác nhau.
Chúng ta phải tách ra xây tường gạch rỗng với KL 70% và xây tường gạch đặc với khối lượng 30%.
Muốn gộp chung thì ta phải sử dụng phương pháp lập dự toán dự vào phân tích đơn giá (tham khảo bài viết của Z@p).

Mình xin được bổ sung thêm một đầu việc là Trát tường cho bài toán của levinhxd (khối lượng trát 100m2). Các bạn cùng thảo luận nhé.
em cũng đang thắc mắc về bài vd của dmphong.em dùng g8 thì không có một công tác xây với 70% gạch chỉ 30% gạch rỗng như trong bài.Đấy có lẽ chỉ là mình sửa tên công tác thui đúng không bác.còn đmhp chắc là tính theo tỉ lệ rồi.em nghĩ chia lun tỉ lệ khối lượng công tác là hợp lý nhất.:D.
 
hỏi vặn bác levinhxd

Rất cảm ơn bạn dmphuong đã tham gia giải bài tập phần dự toán công tác xây theo tiên lượng mình đã cho! Thực ra với những người đã lập nhiều dự toán sẽ không khó đúng không ạ, mình cũng tin là bạn làm phần dự toán này chỉ mất khoảng 10 phút!
Bảng tính của bạn tương đối ổn rồi, mình chỉ xin có ý kiến thế này để mọi người cùng tham khảo và tranh luận:
- Từ bảng tiên lượng của mình đã cho 70% gạch rỗng, 30% gạch đặc thì nên phân ra 2 đầu việc riêng mới đúng với định mức và đơn giá công tác xây
- Thực tế cầu thang không (hoặc ít khi) xây gạch chỉ, lý do kỹ thuật
- Bạn đã sửa mã vữa XM cát đen sang XM cát vàng thì nên hiện bảng mã vữa ra để người kiểm dự toán tiện theo dõi :D
Rất cám ơn bạn!
P/S:
Thường mình ít lập dự toán mà kiểm bảng thanh quyết toán, khi đó:
- Phần cốt thép râu tường mình sẽ cắt bỏ phần định mức dây thép và máy vận thăng!
- Phần chênh lệch VL khác mình cũng sẽ cắt bỏ nếu nó quá lớn, trong thực tế phần chi phí này tính = 5 đến 6% CPVL nên khi giá gạch tăng đột biến, nghiễm nhiên nó tăng cao một cách không thực tế!
Túm lại là bác levinhxd khá thành thạo trong lập dự toán,...nhưng xin hỏi bác trong công tác gia công cốt thép tường tầng 2 tại sao lại bỏ vận thăng và dây thép...không có chùng thì đưa lên bằng gì, và buộc bằng cái chi....??:D:cool:
 
Túm lại là bác levinhxd khá thành thạo trong lập dự toán,...nhưng xin hỏi bác trong công tác gia công cốt thép tường tầng 2 tại sao lại bỏ vận thăng và dây thép...không có chùng thì đưa lên bằng gì, và buộc bằng cái chi....??:D:cool:

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài tập!
Nếu bạn từng thi công thực tế thì sẽ nhận thấy công tác râu tường khá đơn giản, và khi tra vào cốt thép tường, vách là hoàn toàn vận dụng, cụ thể như sau:
- Cắt thép D6 (hoặc D8) thành 1 đoạn ngắn
- Khoan 1 lỗ và cắm vào tường
Việc làm này đơn giản, cũng không phải hàn, bụôc gì hết vì vậy áp ngay mã CT tường là quá có lợi về cả nhân công, máy thi công! Với tầng 2 và một ít cốt thép râu tường thì cũng không đến mức phải dùng vận thăng. Đó là lý do mà mình cắt nhưng không nhà thầu nào cãi, vì nhà thầu thấy thiệt thì sẽ lập ĐM theo thực tế cho công tác này, và xin phê duyệt :D! Mình có hơi quá ko nhỉ??? :D!
 
Cảm ơn bạn đã quan tâm bài tập!
Nếu bạn từng thi công thực tế thì sẽ nhận thấy công tác râu tường khá đơn giản, và khi tra vào cốt thép tường, vách là hoàn toàn vận dụng, cụ thể như sau:
- Cắt thép D6 (hoặc D8) thành 1 đoạn ngắn
- Khoan 1 lỗ và cắm vào tường
Việc làm này đơn giản, cũng không phải hàn, bụôc gì hết vì vậy áp ngay mã CT tường là quá có lợi về cả nhân công, máy thi công! Với tầng 2 và một ít cốt thép râu tường thì cũng không đến mức phải dùng vận thăng. Đó là lý do mà mình cắt nhưng không nhà thầu nào cãi, vì nhà thầu thấy thiệt thì sẽ lập ĐM theo thực tế cho công tác này, và xin phê duyệt :D! Mình có hơi quá ko nhỉ??? :D!

ặc :-w nếu bác làm thế thì nhà thầu lấy gì mà lãi nữa...bác phải tính cả vận thăng và thép buộc nữa...còn sau thi công nhà thầu lại không sử dụng vận thăng và thép buộc như bác nói nhưng bảng quyết toán vẫn theo thầu thì mới có lãi bác a...nhưng thép từ tầng 1 lên tầng 2 bác làm kiểu ấy thì bóc lột sức lao động công nhân quá trời...mà bác có nhầm không khi giằng tường lan can chẳng hạn phải có đai giữ đó bác ạ...và phải buộc nữa...hic không biết bác đã thi công bao giờ chưa??
 
Last edited by a moderator:
@Dung123: Đó chỉ là một trường hợp nhỏ mà mình cắt khi chạy TQT, và đến nay chưa có nhiều nhà thầu kêu đến mức phải thay đổi! Nói chung nếu làm rõ ràng 100% thì có lẽ phần thiệt sẽ về phía nhà thầu nhiều hơn! Còn về phần thi công, mình xin tiết lộ: Công ty mình SL thi công xây lắp là 350 tỷ, Đầu tư mới bắt đầu nên cũng xấp xỉ từng đó! và mình cũng từng làm HS thanh quyết toán ở công trường :D! Xin dừng phần tranh luận tại đây!
 
:D
ặc :-w nếu bác làm thế thì nhà thầu lấy gì mà lãi nữa...bác phải tính cả vận thăng và thép buộc nữa...còn sau thi công nhà thầu lại không sử dụng vận thăng và thép buộc như bác nói nhưng bảng quyết toán vẫn theo thầu thì mới có lãi bác a...nhưng thép từ tầng 1 lên tầng 2 bác làm kiểu ấy thì bóc lột sức lao động công nhân quá trời...mà bác có nhầm không khi giằng tường lan can chẳng hạn phải có đai giữ đó bác ạ...và phải buộc nữa...hic không biết bác đã thi công bao giờ chưa??
TQT trong xd muôn màu muôn vẽ lắm bạn ơi! có khi cần phải bỏ những cái kg cần thiết, để được những cái cần thiết hơn TQT thi chỉ có những người trong cuộc mới hiểu $$$$$$$ :D
 
Last edited by a moderator:
xin chào anh vinh!em có 1 vấn đề mà lâu nay làm dự toán vẫn còn thắc mắc đó là: Khi làm dự toán thiết kế có ảnh hưởng nhiều đến công tác thi công sau này nhiều hay ko? chẳng hạn em đang làm dự toán san nền mà ko hiểu công việc đào đất có cần phải dùng tới 2 mã hiệu máy đào và máy ủi cùng lúc được ko?em xin gửi 1 file mong anh và các bác giúp đỡ.xin cảm ơn!anh có thể gửi phản hồi cho em theo Email này nhé:khang47@gmail.com
 

File đính kèm

Thực tế làm dự toán với thi công luôn có một sự sai khác nhất định bạn à, mình có thể dẫn chứng một vài ví dụ rất thực tế:
- Trong dự toán bê tông có thể đổ thủ công, nhưng thực tế thi công bằng cần trục tháp, có thể bằng bơm vv...
- Trong dự toán có thể mua đất về đắp, nhưng thực tế có thể cân bằng đào rồi đắp tại chỗ
- Trong dự toán có thể dùng bê tông lót đá 4x6, thực tế có thể tận dụng bê tông gạch vỡ vv...
Như vậy không nhất thiết "lo lắng" chuyện dự toán và thi công có sự khác nhau, vì sau này nhà thầu có thể đề xuất các biện pháp thi công khác và được nghiệm thu thanh toán theo thực tế. Cũng có trường hợp đơn giá là trọn gói, nhưng nhà thầu lại sử dụng BP khác mà vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ thì vẫn chấp nhận!
Trong mã hiệu đào đất như bạn nói, việc tra đúng mã hiệu theo biện pháp thi công dự kiến là điều quan trọng, ví dụ:
- Nếu đào móng tầng hầm 1 công trình nhà cao tầng: Sử dụng máy vừa đào, vừa ủi là không thực tế
- Nhưng nếu đào san 1 bãi đất gồ gề rồi đắp thành sân bóng thì cần có cả máy đào, máy san ủi (tương tự con đường cũng thế)
- vv...
Mời các đồng nghiệp trao đổi thêm về vấn đề gì!
 
Sửa mã từ cát mịn sang cát vàng trong sheet "TH$CLVT XD" nhưng trong sheet "DGCT XD" ko sửa theo. Có cách nào ko bác.
 
Cảm ơn bạn đã quan tâm bài tập!
Nếu bạn từng thi công thực tế thì sẽ nhận thấy công tác râu tường khá đơn giản, và khi tra vào cốt thép tường, vách là hoàn toàn vận dụng, cụ thể như sau:
- Cắt thép D6 (hoặc D8) thành 1 đoạn ngắn
- Khoan 1 lỗ và cắm vào tường
Việc làm này đơn giản, cũng không phải hàn, bụôc gì hết vì vậy áp ngay mã CT tường là quá có lợi về cả nhân công, máy thi công! Với tầng 2 và một ít cốt thép râu tường thì cũng không đến mức phải dùng vận thăng. Đó là lý do mà mình cắt nhưng không nhà thầu nào cãi, vì nhà thầu thấy thiệt thì sẽ lập ĐM theo thực tế cho công tác này, và xin phê duyệt :D! Mình có hơi quá ko nhỉ??? :D!
sao e xem mãi mà vẫn không thấy a cắt phần máy vận thăng cới dây thép trong file dapan vậy a Vinh ơi.
e cũng đang thắc mắc vấn đề này vì thực tế thi công một số hạng mục cụ thể có rất nhìu máy móc và vât tư thực tế không cần dùng đến. Vậy chúng ta " cắt" nhứ thế nào để file dự toán k bị lỗi ( e đang dùng acitt) và có đc phép cắt khi thấy k cần thiết k?
 
Thêm hệ số

Trong bảng tổng hợp chi phí dự toán xây dựng chỉ có Hs1 và Hs2. khi mình điền các hệ số vào thì ở cách tính sẽ hiển thì 2 hệ số trên. nhưng khi thêm hệ số Hs3 thì không hiển thị. Nhờ mọi người giúp đỡ
 
Back
Top