Cách tính khối lượng móng đơn và khối lượng đào móng?

motsinhvien

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
5/8/08
Bài viết
129
Điểm tích cực
56
Điểm thành tích
28
khi tính khối lượng đào móng mờ taly 45 độ em tính như sau : tính phần khối lượng đào đất trong móng là hình hộp, còn phần đào mái taluy em lấy diện tích hình tam giác phần mái taluy nhân với cạnh còn lại vuông góc với phần tam giác đó để tính ra thể tích phần taluy. các bạn cho hỏi cách này đúng ko?
progress.gif
 
bác cứ làm theo công thức hướng dẫn ấy, cần gì chia tính mấy lần cho khổ, cứ công thứ h/6 x (a*A+(a+A)(b+B)+b*B), là ok
 
Mình và bố mình cũng thử tính bằng hai cách, mình thì tính theo công thức thể tích hình chóp cụt, còn bố mình thì chia nhỏ móng ra để tính theo kiểu hình học đơn giản thì thấy cả hai cách tính đều tương đối, chênh lệch không đáng kể. Nên theo mình nghĩ bạn có thể sd cách tính nào tiện lợi cho bạn là đc :D
P/s: cách tính của bạn cũng rất hay, mí lị đơn giản nữa khỏi phải nhớ công thức cho phức tạp x(
 
Mình và bố mình cũng thử tính bằng hai cách, mình thì tính theo công thức thể tích hình chóp cụt, còn bố mình thì chia nhỏ móng ra để tính theo kiểu hình học đơn giản thì thấy cả hai cách tính đều tương đối, chênh lệch không đáng kể. Nên theo mình nghĩ bạn có thể sd cách tính nào tiện lợi cho bạn là đc :D
P/s: cách tính của bạn cũng rất hay, mí lị đơn giản nữa khỏi phải nhớ công thức cho phức tạp x(

Theo mình thì cả 2 cách sẽ cho một kết quả giống nhau chứ không thể là có chênh lệch, nếu mà phân chia thành hình học đơn giản nó phải có 3 hình: Hình hộp, hình lăng trụ tam giác và hình chóp.

Cộng lại cuối cùng nó chính là công thức : [a.b + (a+A)(b+B)+ A.B].h/6
 
bác cứ làm theo công thức hướng dẫn ấy, cần gì chia tính mấy lần cho khổ, cứ công thứ h/6 x (a*A+(a+A)(b+B)+b*B), là ok
Bạn cho hỏi: nếu là móng chân vịt thì tính thế nào. Cám ơn bạn
 
Móng chân vịt là móng thế nào nhỉ? Mình mới nghe lần đầu tiên :(
móng chân vịt là móng đơn bị cắt 1 cánh móng, vì nếu để nguyên bản móng sẽ đưa sang đất nhà bên cạnh.
 
móng chân vịt là móng đơn bị cắt 1 cánh móng, vì nếu để nguyên bản móng sẽ đưa sang đất nhà bên cạnh.
Cảm ơn bạn đã giải thích nhé. Mình nghĩ rằng dù là dạng móng nào thì sẽ có hình khối của nó. Căn cứ vào hình khối đó để bóc khối lượng đất đào thôi
 
Cách tính khối lượng đào móng

Móng trong công trình có rất nhiều loại khác nhau
Móng băng
Móng bè
Móng đơn dưới cột
Cách tính khối lượng đào móng do đó cũng có các công thức khác nhau. Tuy vậy cần xác định từ hình khối của nó để tính thể tích cho phù hợp
Cần chú ý rằng khi tính khối lượng đào qua hình của móng và khối lượng đào thực tế là khác nhau, tùy thuộc và chiều sâu và chiều rộng của hố đào sẽ có cách tính thích hợp
 
Theo mình thì cả 2 cách sẽ cho một kết quả giống nhau chứ không thể là có chênh lệch, nếu mà phân chia thành hình học đơn giản nó phải có 3 hình: Hình hộp, hình lăng trụ tam giác và hình chóp.

Cộng lại cuối cùng nó chính là công thức : [a.b + (a+A)(b+B)+ A.B].h/6

Hoàn toàn khống đúng, cách tách ra để tính sẽ có khối lượng nhỏ hơn nếu tính theo công thức vì bạn chưa cộng thêm bốn hình chóp ở bốn góc. Hai công thức này chỉ cho khối lượng xấp xỉ nến chiều sâu hố đào và góc mở taluy nhỏ. Nếu kích thước đáy móng nhỏ và chiều sâu hố đào cùng gõ mở ta luy là lớn thí sai số sẽ là rất nhiều.
 
mình thấy mấy anh làm dự toán lâu năm ko dùng công thức như mìh học (công thức như các bạn đã nêu). ví dụ tính móng thì tính thể tích của hình mặt nhỏ (không tính phần vát) sau đó cộng thêm 30% nữa. mình chẳng hiểu vì sao lại vậy?
bác nào biết chỉ giúp với.
 
mình thấy mấy anh làm dự toán lâu năm ko dùng công thức như mìh học (công thức như các bạn đã nêu). ví dụ tính móng thì tính thể tích của hình mặt nhỏ (không tính phần vát) sau đó cộng thêm 30% nữa. mình chẳng hiểu vì sao lại vậy?
bác nào biết chỉ giúp với.
Đó là dạng kinh nghiệm " đại khái", mà "ít " người bắt vì nể "lâu năm" thôi.
Nếu không nhớ thì mua quyển sổ tay bé bé hiệu sách vẫn bán về tra công thức mà tính cho chính xác.
Chứ bóc dự toán kiểu đấy gặp "cao nhân" tha hồ mà sửa hồ sơ và "bức xúc":D
 
mình thấy mấy anh làm dự toán lâu năm ko dùng công thức như mìh học (công thức như các bạn đã nêu). ví dụ tính móng thì tính thể tích của hình mặt nhỏ (không tính phần vát) sau đó cộng thêm 30% nữa. mình chẳng hiểu vì sao lại vậy?
bác nào biết chỉ giúp với.
đúng vậy.30% đó là do những bác có kinh nghiệm lâu năm lấy.
thực ra đó cũng là 1 cách tính nhanh vì thực tế khi m tính ra thì nó cũng xấp xỉ như thế.chênh lẹch ko đáng kể,nên mọi người vẫn chấp nhận được.
 
cho em hỏi tính khối lượng đào đất móng băng như thế nào ak.
 
cho em hỏi tính khối lượng đào đất móng băng như thế nào ak.
Bạn đọc lại mấy bài trên nha, có công thức hình đống cát đó
v =h/6*[a*b+A*B+(a+A)*(b+B)]
trong đó:
a,b,A,B: chiều dài đáy hố móng và miệng hố móng đã tính vát taluy.
h: chiều sâu đào móng...
 
Cho em hỏi móng băng là móng gì ạ? Và công thức tính như thế nào ạ?
 
Thường khi tính thể tích đất đào móng đơn thì tính theo công thức V= ( AB+ (A+a)(B+b) + ab) *h/6, với A,B,a,b,h, V lần lượt là chiều dài các cạnh đáy lớn, đáy bé, chiều cao móng, thể tích.
Nhưng mình thấy khi làm dự toán có nhiều người tính bằng cách : V= A*B*h*k. Với ca là hệ số mở mái phụ thuộc cấp đất
 
khi tính khối lượng đào móng mờ taly 45 độ em tính như sau : tính phần khối lượng đào đất trong móng là hình hộp, còn phần đào mái taluy em lấy diện tích hình tam giác phần mái taluy nhân với cạnh còn lại vuông góc với phần tam giác đó để tính ra thể tích phần taluy. các bạn cho hỏi cách này đúng ko?
progress.gif
Bạn có thể tích thể tích đào theo dạng thể tích hình chóp cụt:
Công thức gần đúng cho hình chóp lăng trụ:

V=1/6*h*[a*b+c*d+(a+b)*(c+d)] (*)



1112222.jpg
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top