Chủ đầu tư có cần ký phê duyệt vào quyển Dự toán do thiết kế lập không?

bds2008

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
16/2/08
Bài viết
20
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
3
Các bác cho em hỏi: Nguyên tắc để phê duyệt Dự toán là như thế nào? Sau khi có báo cáo kết quả thẩm tra dự toán, Chủ đầu tư có cần ký vào quyển dự toán do tư vấn thiết kế lập hay chỉ cần ra văn bản Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình là được?
Em ví dụ, dự toán đem đi thẩm tra có giá trị 11 tỷ, thẩm tra còn 10,5 tỷ, vậy tư vấn thiết kế có cần chỉnh sửa lại dự toán theo kết quả thẩm tra không? Hay cứ để nguyên giá trị do mình lập, còn thẩm tra thì chữa thẳng giá trị tổng bằng bút mực, sau đó Chủ đầu tư phê duyệt theo kết quả thẩm tra?
Mong các bác giúp.
 
Theo tôi dự toán sau khi khi thẩm tra xong thì bên thẩm tra sẽ có Báo cáo thẩm tra lần 1 và có thể là lần 2, gửi trực tiếp cho đơn vị lập dự toán yêu cầu họ phải chỉnh sửa lại theo kết quả mà thẩm tra đã phát hiện sai, khi đã gửi báo cáo thì đơn vị lập dự toán phải chỉnh sửa lại dự toán. Trường hợp hai bên ko thống nhất được thì quyết định cuối cùng về giá trị của dự toán do CĐT quyết định và sẽ phê duyệt theo giá trị đó. Khi dự toán đã được sửa chữa xong CĐT phải ký vào hồ sơ dự toán, chúc bạn thành công trong công việc./.
 
Theo tôi dự toán sau khi khi thẩm tra xong thì bên thẩm tra sẽ có Báo cáo thẩm tra lần 1 và có thể là lần 2, gửi trực tiếp cho đơn vị lập dự toán yêu cầu họ phải chỉnh sửa lại theo kết quả mà thẩm tra đã phát hiện sai, khi đã gửi báo cáo thì đơn vị lập dự toán phải chỉnh sửa lại dự toán. Trường hợp hai bên ko thống nhất được thì quyết định cuối cùng về giá trị của dự toán do CĐT quyết định và sẽ phê duyệt theo giá trị đó. Khi dự toán đã được sửa chữa xong CĐT phải ký vào hồ sơ dự toán, chúc bạn thành công trong công việc./.

Xin cảm ơn bạn. Tuy nhiên, mình nghĩ rằng trong báo cáo kết quả thẩm tra dự toán của đơn vị tư vấn thẩm tra bao giờ cũng có: Giá trị do thiết kế lập và Giá trị do đơn vị thẩm tra dự toán. Do đó, nếu Tư vấn thiết kế sửa lại theo thẩm tra, thì làm gì còn căn cứ gì để xác định đâu là giá trị do tư vấn lập? Có chăng Tư vấn phát hành một bản dự toán thiết kế có ghi rõ đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm tra là được, và CĐT sẽ ký phê duyệt vào quyển này? Còn quyển đem đi thẩm tra thì CĐT vẫn lưu làm cơ sở. Thường thì Thiết kế sẽ chỉnh sửa theo thẩm tra, song giá trị sẽ vẫn có đôi chút khác so với thẩm tra (làm sao giống i sì được), khi đó CĐT phê duyệt theo thiết kế đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm tra là được phải không bạn?
Mong các bạn tiếp tục cho hướng dẫn.
 
Chủ đầu tư có cần ký vào dự toán thẩm tra không?

Cho mình thường làm như vậy, xin nêu ra để bạn tham khảo nhé:
1. Tư vấn lập xong thì nộp tạm cho Chủ đầu tư khoảng 03 bộ để Chủ đầu tư tiến hành các bước thẩm tra, thẩm định theo quy định.
2. Sau khi có kết quả thẩm tra, thẩm định xong thì Chủ đầu tư tiến hành bước trình thẩm định và phê duyệt Báo cáo KTKT.
Sau khi báo cáo KTKT được phê duyệt thì Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế tiến hành các thủ tục nghiệm thu và giao nhận Hò sơ theo quy định. 03 bản đã nộp ban đầu được Chủ đầu tư giữ lại để đối chiếu khi có Thanh - kiểm tra sau này, còn giá trị và các yêu cầu thẩm tra hoặc thẩm định yêu cầu sửa chữa thì Tư vấn thiết kế phải chỉnh sửa trước khi 02 bên nghiệm thu. Còn không cần thiết chủ đầu tư phải ký vào dự toán đó đâu. Không nên nhầm lẫn giữa quy định về việc Chủ đầu tư phải đóng dấu đã thẩm định vào Hồ sơ thiết kế BVTC trước khi giao hoặc bán HSMT (HSYC).
Mình có vài ý kiến tham gia như vậy. Chúc bạn thành công.
 
Các bác cho em hỏi: Nguyên tắc để phê duyệt Dự toán là như thế nào? Sau khi có báo cáo kết quả thẩm tra dự toán, Chủ đầu tư có cần ký vào quyển dự toán do tư vấn thiết kế lập hay chỉ cần ra văn bản Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình là được?
Em ví dụ, dự toán đem đi thẩm tra có giá trị 11 tỷ, thẩm tra còn 10,5 tỷ, vậy tư vấn thiết kế có cần chỉnh sửa lại dự toán theo kết quả thẩm tra không? Hay cứ để nguyên giá trị do mình lập, còn thẩm tra thì chữa thẳng giá trị tổng bằng bút mực, sau đó Chủ đầu tư phê duyệt theo kết quả thẩm tra?
Mong các bác giúp.

Chủ đầu tư chỉ ký vào quyết định phê duyệt dự toán kèm theo bản thẩm định dự toán.

Mình có nghe nhiều cơ quan (kiểm toán, kho bạc,..) yêu cầu rằng tư vấn phải lập lại (sửa) dự toán của mình cho trùng với kết quả thẩm định, phê duyệt của CĐT, theo mình yêu cầu này là không có cơ sở và không cần thiết.
 
Theo em công tác thẩm tra là công tác kiểm tra lại hồ sơ của CĐT bằng cách thuê tư vấn! Báo cáo thẩm tra sẽ chỉ ra những chõ sai sót trong dự toán, báo cáo sẽ được gửi cho ca CĐT và tư vấn lập dự toán. Lúc này ông TV lập dự toán phải bảo vệ sản phẩm của mình, nếu sai thì phải sửa mà đúng thi dữ nguyên thôi!
Còn chuyện kí thì em thấy ở ban em Dự toán của tư vấn lập vẫn chừa một góc cho CĐT ở trang bìa, vấn chưa thấy bản xếp kí, hihi!
 
Chủ đầu tư chỉ ký vào quyết định phê duyệt dự toán kèm theo bản thẩm định dự toán.

Mình có nghe nhiều cơ quan (kiểm toán, kho bạc,..) yêu cầu rằng tư vấn phải lập lại (sửa) dự toán của mình cho trùng với kết quả thẩm định, phê duyệt của CĐT, theo mình yêu cầu này là không có cơ sở và không cần thiết.

Nhưng mình thấy một bác trên Cục Giám định của Bộ XD có trả lời là: Tương tự như thiết kế, phải phê duyệt vào quyển dự toán và đóng dấu. Không hiểu có quy định cụ thể nào ko nhỉ?
 
Nhưng mình thấy một bác trên Cục Giám định của Bộ XD có trả lời là: Tương tự như thiết kế, phải phê duyệt vào quyển dự toán và đóng dấu. Không hiểu có quy định cụ thể nào ko nhỉ?

Em cũng đang băn khoăn cái này. Dự án của em ra QD phê duyệt Báo cáo KTKT rồi mới có thẩm định giá. Em k biết có sửa lại dự toán k? Nếu sửa thì Chủ đầu tư ra QD phê duyệt dự toán theo thẩm định giá hay chỉ sửa trên Báo cáo KTKT thôi?:(
 
Theo mình thì. Dự toán do Tư vấn thiết kế lập gửi Chủ đầu tư. sau đó CĐT gửi Dự toán đó cho Đơn vị thẩm định và thẩm tra. Thì đơn vị Thẩm tra nếu mà thẩm định lại Dự toán đó mà có chênh lệch thì có báo cáo thẩm tra bằng văn bản và kèm theo Dự toán thẩm định đã được đóng dấu của Đơn vị Thẩm tra. CĐT sau khi kiểm tra lại lần nữa và căn cứ theo giá trị Thẩm tra ra quyết định phê duyệt Dự toán và triển khai các bước tiếp theo. Trường hợp Đơn vị thẩm tra là các phòng ban thuộc CĐT (do có đủ năng lực thực hiện theo quy định) và không khi đó không có dấu thì Phòng ban đó cũng phải có báo cáo kết quả thẩm tra và có Dự toán thẩm định kèm theo, trưởng phòng ký và Tổng giám đốc duyệt. trên cơ sở của Phòng ban đó thẩm định thì Ban quản lý của CĐT đó làm tở trình lãnh đạo ra quyết định phê duyệt Dự toán.
đó ý kiến của mình. thanks
 
Theo mình thì. Dự toán do Tư vấn thiết kế lập gửi Chủ đầu tư. sau đó CĐT gửi Dự toán đó cho Đơn vị thẩm định và thẩm tra. Thì đơn vị Thẩm tra nếu mà thẩm định lại Dự toán đó mà có chênh lệch thì có báo cáo thẩm tra bằng văn bản và kèm theo Dự toán thẩm định đã được đóng dấu của Đơn vị Thẩm tra. CĐT sau khi kiểm tra lại lần nữa và căn cứ theo giá trị Thẩm tra ra quyết định phê duyệt Dự toán và triển khai các bước tiếp theo. Trường hợp Đơn vị thẩm tra là các phòng ban thuộc CĐT (do có đủ năng lực thực hiện theo quy định) và không khi đó không có dấu thì Phòng ban đó cũng phải có báo cáo kết quả thẩm tra và có Dự toán thẩm định kèm theo, trưởng phòng ký và Tổng giám đốc duyệt. trên cơ sở của Phòng ban đó thẩm định thì Ban quản lý của CĐT đó làm tở trình lãnh đạo ra quyết định phê duyệt Dự toán.
đó ý kiến của mình. thanks
Bạn đang nhầm lẫn giữa thẩm tra và thẩm định; giữa đơn vị thẩm tra và đơn vị thẩm định. Thẩm tra là cơ sở của thẩm định.

1. Đơn vị thẩm tra dự toán, thường là các đơn vị tư vấn có chức năng chuyên môn, do Chủ đầu tư thuê để xem xét, kiểm tra lại phần dự toán do đơn vị tư vấn lập. Không có quyền quyết định.

2. Đơn vị thẩm định dự toán là thường là cơ quan có chức năng, có thể là trực thuộc Chủ đầu tư, được giao kiểm tra, xem xét. Báo cáo thẩm định là cơ sở cuối cùng để quyết định.

3. Cụm từ mình bôi đỏ? Mình không hiểu lắm!:-w
 
Mong các anh em đóng góp ý kiến như sau: 1.Đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán giao CĐT -2.CĐT thuê đơn vị tư vấn thẩm tra ra kết quả thẩm tra -3.Đơn vị tư vấn thiết kế lập lại dự toán dựa trên kết quả thẩm tra -4. CĐT phê duyệt dự toán lập lại sau thẩm tra.
Nếu đúng như vậy thì CĐT có cơ sở nào để bám theo kết quả thẩm tra không..Vì khi lập lại dự toán đã là số thứ tự dự toán khác rồi.
Trong khi đó đơn vị thẩm tra chỉ có chiu trách nhiệm trên dự toán ban đầu mà thôi...
Mong các bạn giải đáp th8a
 
Back
Top