101 tình huống áp dụng định mức dự toán theo Thông tư 10 dành cho Kỹ sư QS

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 21: Cho em hỏi cái là vận chuyển vật liệu theo mã AM thì trong Thông tư số 10/2019/TT-BXD chỉ ban hành định mức giới hạn trong 60km vậy nếu vận chuyển trên 50km thì tính thế nào ạ?

Trả lời: Có 2 cách GXD đề xuất cho bạn nhé.
1. Lấy báo giá chuyến vận chuyển rồi chia cho đơn vị vận chuyển.
2. Dùng cước vận chuyển của địa phương (nếu địa phương có công bố cước vận chuyển)
Bạn cứ bám hướng dẫn của Thông tư số 09/2019/TT-BXD phần hướng dẫn xác định giá vật liệu đến hiện trường tại các phụ lục số 4, số 9... cứ thế làm theo là được.

Lưu ý: Từ 15/10/2021 thì Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 30/08/2021 (định mức 12) của Bộ Xây dựng có hiệu lực và chính thức thay thế Thông tư số 10/2019/TT-BXD (định mức 10). Trong định 12 Bộ Xây dựng đã bổ sung thêm cự ly vận chuyển > 60km. Mời bạn đọc xem ở đây: https://dutoan.gxd.vn/dinh-muc/xay-...chuyen-cac-loai-vat-lieu-va-cau-kien-xay-dung
 

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113
Câu hỏi 22: Cho e hỏi hai mã AG và AF như trong hình khác nhau ở điểm gì ạ? Em muốn áp mã cho công tác gia công lắp dựng ván khuôn tấm đan đúc sẵn.
ma-dinh-muc-AG-va-AF.png

Trả lời:
AG: Mua ở nhà máy hoặc chở ở bãi đúc về lắp vào vị trí.
AF: Lắp ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông tại chỗ vị trí của cấu kiện làm việc sau đó tháo dỡ ván khuôn.

Công tác gia công lắp dựng ván khuôn tấm đan đúc sẵn bạn có thể làm như sau:
1. Mã AF cho công tác ván khuôn, cốt thép, bê tông tấm đan đúc ở dưới mặt đất, ở bãi đúc...
2. Mã AG để lắp tấm đan vào vị trí
Ví dụ: Các công trình cống dọc tuyến đường, người ta đúc tấm đan ở một bãi đúc tập trung, hoặc đổ trải dài dọc theo tuyến cống (tùy điều kiện mặt bằng và biện pháp thi công), sau đó vận chuyển và lắp tấm đan lên mặt cống.
 

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113
Tình huống 23: Em lập dự toán công tác cốt thép tấm đan đúc sẵn. Nhưng mã đầu tiên yêu cầu thép d>18. Em vận dụng mã 2 được không? Hay em sửa hao phí vật liệu ở mã 1 về thép <10 thì nhân công lấy thế nào cho hợp lý ạ?
Em có cần sửa thép d<=10mm và giữ nguyên nhân công được không? Vì em thấy hao phí định mức ghi thép >18mm mà tấm đan thì làm gì thép to vậy đâu?
ap-dung-dinh-muc-cot-thep-tam-dan.jpg

Trả lời:
Bạn dùng mã công việc có số thứ tự 3 là đủ. Cốt thép tấm đan đúc sẵn không phân chia đường kính mà tính chung luôn.
Cấu kiện đúc sẵn phải dùng mã AG, không dùng mã AF (như công tác có STT số 4 trong hình). Không cần phải sửa gì đâu bạn. Định mức chỉ ghi là thép tròn. Bản vẽ của bạn dù Ø6mm, 8mm, 36mm hay 40mm cũng cộng hết vào lắp vào đơn giá đó, không cần chia đầu việc đối với dự toán công trình vốn Nhà nước, cũng không cần sửa tên công việc, trừ khi bạn làm thầu thì sửa tên đúng với mời thầu thôi.

dinh-muc-tam-dan-be-tong-duc-san.jpg
 

tqducbk

Thành viên mới
Tham gia
8/1/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Tình huống 24: Các bác cho em hỏi: Phần thí nghiệm mẫu nước theo TT10 mã hiệu ĐM DC.01009 ghi: "Thí nghiệm phân tích nước, chỉ tiêu hàm lượng chì, đồng, kẽm, Mangan, Sắt và chất hữu cơ tự do khác".
- ĐM trên tính cho 1 chỉ tiêu chung hay là chỉ tính cho 1 chỉ tiêu rồi nhân với 5 ạ?
- Theo cách đọc hiểu của em thì là tính cho 1 chỉ tiêu chung, vì tổng hợp các chỉ tiêu khác lại thì đơn giá thí nghiệm mẫu nước đã cao hơn nhiều so với ĐM cũ 1779 rồi.
Em đang tranh cãi với đơn vị tư vấn về vấn đề này. Cần các bác giúp gấp ạ. Tks all.

Trả lời:
Mình ít làm món này, chưa kịp nghiên cứu, để nghiên cứu tiếp. Bạn nên hỏi Viện Kinh tế xây dựng hoặc Cục Kinh tế xây dựng hoặc có văn bản hỏi để có câu trả lời từ những người làm định mức này.
 
Last edited by a moderator:

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Câu hỏi 18: Khoản a thì chủ đầu tư "tổ chức xác định các định mức dự toán...", còn khoản c thì chủ đầu tư tổng hợp danh mục rồi báo cáo cơ quan chuyên môn để tổ chức khảo sát xây dựng định mức? Vậy tóm lại quy trình sẽ là thế nào nhỉ?

Trả lời:
Chủ đầu tư đứng ra tổ chức chứ không làm trực tiếp. Khi đơn vị tư vấn xác định định mức, áp dụng và triển khai các công việc rồi thì Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp các định mức đó gửi về Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng dự định là tập hợp các số liệu này từ các Chủ đầu tư gửi về để sau đó xử lý số liệu và ban hành tiếp.
Tình huống 25: Vậy là CĐT tự quyết việc xây dựng và áp dụng hay phải qua cơ quan chuyên môn thẩm định rồi trình thỏa thuận Bộ XD đồng ý rồi mới được áp dụng?

Trả lời:
Theo điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP nếu dùng định mức đó xác định ra đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành thì người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt áp dụng cho dự án
Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư số 09/2019/TT-BXD nếu dùng định mức đó xác định ra đơn giá xây dựng cao hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành, thì chủ đầu tư phải báo cáo Người quyết định đầu tư hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi áp dụng.
 
Last edited by a moderator:

phongvan_301

Thành viên mới
Tham gia
21/5/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Tình huống 6: Cho em hỏi Thông tư số 10/2019/TT-BXD ban hành định mức có mã AB.xxxxx cũng là vận chuyển, mã AM.xxxxx cũng là vận chuyển. Vậy khi nào áp mã AB, khi nào áp mã AM?

Trả lời:
Đem vấn đề này trao đổi với người biên soạn tập định mức ban hành theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD được ý kiến như sau:
- Định mức mã AB. là vận chuyển trong nội bộ công trường có tính đến quay đầu.
- Định mức mã AM. là vận chuyển ngoài công trường trên đường quốc lộ, hiện tại đang giới hạn là 50km và không tính quay đầu.
Các bạn lập dự toán, thẩm định dự toán, thanh tra và kiểm toán chú ý nhé:

Vì khi biên soạn, dự thảo và ban hành định mức, người ta thường có các cuộc họp bàn và thảo luận. Những người tham gia sẽ hiểu rõ hơn như nào là áp dụng chính xác, theo đúng tinh thần tác phẩm.
Tác giả Dự toán GXD có may mắn đã tham gia tổ biên soạn tập định mức 1776/BXD-VP và giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhóm biên soạn định mức 10/2019/TT-BXD nên để giúp người dùng phần mềm Dự toán GXD, học viên và bạn đọc hiểu chuẩn xác theo đúng tinh thần, quy định phải tìm đúng người hỏi.
Giúp bạn tránh phiền toái khâu thanh tra, kiểm toán sau này. Thuật toán phần mềm Dự toán GXD cũng thế, luôn cập nhật theo đúng quy định. Nếu chưa an tâm, bạn chỉ còn cách gửi văn bản hỏi nơi ban hành định mức.
Câu hỏi 26: Em muốn hỏi nếu vận chuyển trong công trường 1km, sau đó 10km tiếp theo ra ngoài đường để đến bãi đổ thải thì áp mã AB 1km đầu tiên, 10km tiếp theo áp mã AB hay AM? Hoặc khi vận chuyển đất đổ đi 7km thì áp mã AB.4 đến tận bãi thải hay phải phân cụ thể đoạn nào đi trong công trường đoạn nào đi ngoài đường lớn để áp dụng AB.4 và AM.2?

Trả lời:
Vấn đề này định mức không có quy định cụ thể. Tùy theo ý hiểu và cuộc họp giữa các bên tham gia dự án, thuyết minh điều kiện cụ thể của công trình mà linh hoạt áp dụng thôi.
Hoặc là bạn phải có văn bản hỏi Bộ Xây dựng để có câu trả lời chính thức. Hoặc là chúng ta chờ anh/em thực hiện thực tế rồi tham khảo công trình tương tự áp dụng. Nếu đồng nghiệp nào đã thực hiện và qua khâu thanh tra, kiểm toán rồi đọc câu này xin chia sẻ với nhé.
 

MinhQuangDTC

Thành viên mới
Tham gia
28/5/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tình huống 6: Cho em hỏi Thông tư số 10/2019/TT-BXD ban hành định mức có mã AB.xxxxx cũng là vận chuyển, mã AM.xxxxx cũng là vận chuyển. Vậy khi nào áp mã AB, khi nào áp mã AM?

Trả lời:
Đem vấn đề này trao đổi với người biên soạn tập định mức ban hành theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD được ý kiến như sau:
- Định mức mã AB. là vận chuyển trong nội bộ công trường có tính đến quay đầu.
- Định mức mã AM. là vận chuyển ngoài công trường trên đường quốc lộ, hiện tại đang giới hạn là 50km và không tính quay đầu.
Các bạn lập dự toán, thẩm định dự toán, thanh tra và kiểm toán chú ý nhé:

Vì khi biên soạn, dự thảo và ban hành định mức, người ta thường có các cuộc họp bàn và thảo luận. Những người tham gia sẽ hiểu rõ hơn như nào là áp dụng chính xác, theo đúng tinh thần tác phẩm.
Tác giả Dự toán GXD có may mắn đã tham gia tổ biên soạn tập định mức 1776/BXD-VP và giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhóm biên soạn định mức 10/2019/TT-BXD nên để giúp người dùng phần mềm Dự toán GXD, học viên và bạn đọc hiểu chuẩn xác theo đúng tinh thần, quy định phải tìm đúng người hỏi.
Giúp bạn tránh phiền toái khâu thanh tra, kiểm toán sau này. Thuật toán phần mềm Dự toán GXD cũng thế, luôn cập nhật theo đúng quy định. Nếu chưa an tâm, bạn chỉ còn cách gửi văn bản hỏi nơi ban hành định mức.
Câu hỏi 27: A Thế Anh cho e hỏi chút ah: Nếu theo lý giải: mã AB là vận chuyển nội bộ công trường thì đâu cần sinh ra định mức cho các cự ly khác nhau. Có công trường nào rộng 1km, 5km hay hơn ạ?

Trả lời:
Có nhiều công trường rộng lớn chứ. Có công trình đường trải dài mấy trăm km, chở vận chuyển đất từ mỏ về bãi tập kết hoặc vị trí thi công rất xa...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 28: Mình đang lập dự toán cho công tác bê tông dầm 35Mpa. Nhưng mình tra trong mã dự toán không có và tra định mức bê tông 35Mpa thì ra nhiều nguồn quá không biết thế nào?

Trả lời:
Công trước mình làm dự án Láng Hòa Lạc có dầm cầu bê tông cốt thép dùng theo Mpa, mình phải tra Tiêu chuẩn để đổi từ Mpa sang Mác để áp được định mức. Các công trình giao thông thiết theo Mpa đều phải xử lý như vậy. Trừ khi có thiết kế cấp phối theo Mpa để có số liệu vữa đưa vào xác định đơn giá.

Bạn xem trang 438 định mức 10/2019/TT-BXD nhé:

trang-438-dinh-muc-10.jpg

Đây là video xử lý bê tông mác không có trong dữ liệu ở phần mềm Dự toán GXD:

Bạn xem thêm bảng A1 phụ luc A TCXDVN 356-2005 có tương quan giữa cường độ chịu nén và mác bê tông. Mình bận quá chưa kịp tìm hiểu xem Tiêu chuẩn nào thay 356-2005, bạn tìm ra chia sẻ lên với mọi người nhé.
 

vinhtocdo

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/8/09
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Tình huống 10: Em đang cần dữ liệu lập dự toán các hạng mục Chiếu sáng tại Lào Cai. Mà phần đơn giá dịch vụ công ích không có Lào Cai, em đã tìm thử không có luôn, ví dụ mã CS.1.01.23. Vậy em phải làm thế nào?

Trả lời:
Kể cho bạn câu chuyện vui liên hệ để dễ hiểu tình huống này, đừng để ý tiểu tiết: Có 1 đệ tử của tôi làm Chỉ huy phó 1 công trình bên tập đoàn Hòa Bình kể: Khi lên Chỉ huy phó bọn em được đưa về học huấn luyện, trong đó có các bài học Tam Quốc. Lên Chỉ huy trưởng lại học thêm các bài Tam Quốc khác.

Các kiến thức trong Tam Quốc hay Binh Pháp Tôn Tử áp dụng vào công việc, kinh doanh, điều hành, quản lý hay thậm chí là lập dự toán, kỹ sư QS cũng rất hay. Biết ứng dụng sẽ làm cho ta dùng sức nhàn mà công việc hiệu quả hơn nhiều và đạt được mục tiêu (dùng sức nhàn mà đấu sức mỏi của đối thủ khi tranh thầu chẳng hạn).

Trong phần mềm Dự toán GXD (hoặc bất kì phần mềm GXD nào), em cứ vào Tải dữ liệu, đánh chữ LaoCai hoặc tên địa phương em đang lập dự toán là tải được dữ liệu.
- Đối với dữ liệu Dịch vụ công ích thì trong hộp tải dữ liệu em đánh chữ DVCI và tìm xem địa phương em làm dự toán có công bố không.
- Đối với địa phương không công bố em cần dùng định mức Dịch vụ công ích của Bộ Xây dựng công bố để lập dự toán dịch vụ công ích ở địa phương đó. Em mượn DVCI của tỉnh khác, lắp vào Dự toán GXD chạy ra Định mức Bộ Xây dựng, thay giá của mình vào. Đây gọi là kế "mượn đường diệt Quắc" hay kế "Kim Thiền Thoát Xác".
Áp dụng cho bất kì địa phương, hay công trình nào em nhé. Dùng các phần mềm GXD có nhiều tâm huyết gửi gắm bên trong cho anh/em QS, QA/QC lắm. Nên có bộ Tam Quốc và Binh Pháp Tôn Tử trong nhà
1f642.png


Cám ơn nhiều.
 

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Tình huống 6: Cho em hỏi Thông tư số 10/2019/TT-BXD ban hành định mức có mã AB.xxxxx cũng là vận chuyển, mã AM.xxxxx cũng là vận chuyển. Vậy khi nào áp mã AB, khi nào áp mã AM?

Trả lời:
Đem vấn đề này trao đổi với người biên soạn tập định mức ban hành theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD được ý kiến như sau:
- Định mức mã AB. là vận chuyển trong nội bộ công trường có tính đến quay đầu.
- Định mức mã AM. là vận chuyển ngoài công trường trên đường quốc lộ, hiện tại đang giới hạn là 50km và không tính quay đầu.
Các bạn lập dự toán, thẩm định dự toán, thanh tra và kiểm toán chú ý nhé:

Vì khi biên soạn, dự thảo và ban hành định mức, người ta thường có các cuộc họp bàn và thảo luận. Những người tham gia sẽ hiểu rõ hơn như nào là áp dụng chính xác, theo đúng tinh thần tác phẩm.
Tác giả Dự toán GXD có may mắn đã tham gia tổ biên soạn tập định mức 1776/BXD-VP và giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhóm biên soạn định mức 10/2019/TT-BXD nên để giúp người dùng phần mềm Dự toán GXD, học viên và bạn đọc hiểu chuẩn xác theo đúng tinh thần, quy định phải tìm đúng người hỏi.
Giúp bạn tránh phiền toái khâu thanh tra, kiểm toán sau này. Thuật toán phần mềm Dự toán GXD cũng thế, luôn cập nhật theo đúng quy định. Nếu chưa an tâm, bạn chỉ còn cách gửi văn bản hỏi nơi ban hành định mức.
Anh cho em hỏi thêm là trong định mức mới mã Ab.4 có ghi chú thành phần công việc: vận chuyển đất từ máy đào đổ lên phương tiện, vận chuyển đến nơi đắp hoặc đổ đi bằng ô tô tự đổ. Như vậy tức là vẫn áp dụng cho cho vận chuyển ngoài công trường (tới vị trí bãi thải) đúng không ạ?
 

duongmai

Thành viên mới
Tham gia
16/6/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Chào anh!. nguyentheanh. Em có câu hỏi, anh trả lời giúp em ạ; Công trình Tỉnh Thanh Hóa. Ký hợp đồng 2016, hợp đồng theo đơn gía điều chỉnh. (Định mức, nhân công, ca máy áp dụng đúng thời điểm cho năm 2016)

  • Ngày 15/06/2020 UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định 2215/QĐ-UBND về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (căn cứ TT15/2019, 26/12/2019 của BXD)
  • Ngày 10/07/2020 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành tiếp quyết định số 2710/QĐ-UBND về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (căn cứ TT11/2019, 26/12/2019 của BXD)
Em hỏi là: Giờ làm điều chỉnh giá theo tháng. Ví dụ tháng 7/2020 cho HĐ trên thì có áp dụng các QĐ về nhân công và máy thi công trên ko ạ?(mà Theo điều 2 phần xử lý chuyển tiếp của QĐ trên thì các gói thầu đã ký hợp đồng xây dựng trước thời điểm có hiệu lực của quyết định trên thì thực hiện theo hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và hợp đồng đã ký. )
 
Chỉnh sửa cuối:

paulahen

Thành viên mới
Tham gia
20/9/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Chào thầy Thế Anh, Em có một thắc mắc liên quan đến khoan rút lõi bê tông mong thầy giải đáp giúp ạ. Cụ thể:
- Các định mức sửa chữa từ năm 2017 trở về trước (1778/2007; 1149/2017....) có định mức khoan rút lõi xuyên qua bê tông cốt thép mã SA 31900
- Định mức năm 2019 theo TT 10/2019/TT-BXD mã SA 31900 là khoan xuyên qua bê tông (đã không còn là khoan rút lõi bê tông nữa)
Câu hỏi là:
1. Nếu hiểu theo câu chữ của tiêu đề mã công việc thì cách khoan của định mức các năm trước hoàn toàn khác so với cách khoan theo TT 10/2019/TT-BXD. Tuy nhiên khi xem xét chi tiết định mức dự toán thì phương pháp thi công, máy, định mức hao phí đều giống nhau. Liệu rằng đây là lỗi đánh máy TT 10/2019/TT-BXD bỏ sót " rút lõi" hay các bác ở trên cố tình bỏ đi coi như đây là khoan thường xuyên qua bê tông?
- Nếu khoan rút lõi áp dụng mã định mức SA 31900 - khoan xuyên qua bê tông cốt thép của TT 10/2019/TT-BXD có đúng hay không?
- Hiện tại em áp dụng mã CC.21140 để khoan rút lõi (với mũi khoan kim cương có bỏ các vật liệu liên quan đến lấy mẫu) tuy nhiên mã định mức này đơn giá cao hơn mã SA 31900, em chỉ e ngại quan điểm của các bác ở Viện kinh tế xây dựng thì mã định mức SA 31900 - khoan xuyên qua bê tông cốt thép của TT 10/2019/TT-BXD vẫn có thể khoan rút lõi vì phương pháp thi công, máy, định mức hao phí không thay đổi?
 

lethangtb

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/12/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Mình có một thắc mắc mong mọi người chia sẻ giúp.
Trong tập định mức xây dựng - Ban hành theo Thông tư 10/2019/TT-BXD phần thuyết minh chung công tác cọc khoan nhồi AC.30000 có ghi :
1. " Công tác cọc khoan nhồi trên cạn, dưới nước được định mức cho trường hợp khoan thẳng đứng, không có ống vách phụ" - Theo mình hiểu là định mức khoan chưa bao gồm công tác hạ và rút ống vách phụ.
2. Trong phần thuyết minh thành phần công việc bên dưới mã công tác AC.32000 có ghi :" Thành phần công việc : Các công tác chuẩn bị, khoan tạo lỗ, hạ và rút ống vách bảo vệ phần miệng lỗ khoan..." - Theo mình hiều là định mức này đã bao gồm cả hao phí hạ và rút ống vách.
Như vậy thì cái thuyết minh chung với cái thuyết minh thành phần công việc thực hiện không thống nhất thì phải, vậy bây giờ mình không tính thêm định mức hạ ống vách và rút ống vách có hợp lý không, hay là vẫn phải tính thêm hao phí cho công tác hạ và rút ống vách ?
 

hq1

Thành viên mới
Tham gia
14/5/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo như mình thấy các bạn đang bị nhầm lẫn cơ bản về 02 mã vận chuyển AB và AM.
- Mã AB là để tính vận chuyển cho đất được đào và đổ lên phương tiện vc, định mức đc tính trên m3 đất nguyên thổ (thường được dùng để tính vc đất đá đổ đi, hoặc tập kết tới bãi trữ)
- Mã AM là mã để phục vụ cho công tác vận chuyển vật liệu rời, định mức được tính là m3 đất đá tại bãi trữ đã tính đến hệ số nở rời (hoặc m3 đất đá được đo trên xe) thường dùng để tính cho công tác vận chuyển đất đá ngoài công trường.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 29: Vẫn là vấn đề Áp dụng định mức vận chuyển đất giữa các mã AB và AM
Em đã xem câu hỏi và câu trả lời của Cục Kinh tế xây dựng trên trang của Bộ Xây dựng (moc.gov.vn) như sau, nhưng câu trả lời chưa rõ nên em vẫn quan khoăn không biết nên làm thế nào?

"Hỏi: Công ty chúng tôi đang tiến hành thiết kế và thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Nghệ An. Chúng tôi đang vướng mắc việc áp dụng định mức vận chuyển đất giữa các mã AM và AB. Khi nào thì áp dụng định mức vận chuyển đất AB và khi nào thì dùng định mức AM cho công tác vận chuyển đất?

Trả lời:
1. Theo quy định tại Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng:

- Định mức vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ (mã hiệu AB.41000) được quy định tại Chương II cho công tác vận chuyển đất trong phạm vi công trình với các cự ly vận chuyển (≤1km, ≤5km, >5km) tương ứng với từng loại ô tô tự đổ và cấp đất, tính cho 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.

- Định mức vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ (mã hiệu AM.23000) được quy định tại Chương XII cho công tác vận chuyển vật liệu đến địa điểm tập kết với các cự ly vận chuyển (≤1km, ≤10km, ≤60km) tương ứng với từng loại ô tô tự đổ và loại đường, không phân biệt cấp đất, tính cho 1m3 đất đo trên phương tiện vận chuyển.

2. Căn cứ thực tế công tác vận chuyển đất tại công trình để áp dụng định mức công tác vận chuyển đất cho phù hợp.
"
Trả lời (giải pháp): Em thuyết minh công trình của em theo câu trả lời của Cục KTXD rồi áp theo. Chủ đầu tư yêu cầu Tư vấn thiết kế thuyết minh luôn vào trong thiết kế biện pháp thi công chủ đạo ấy, trình bày luôn trong bản vẽ, rồi áp theo. Ví dụ: Thuyết minh công tác đó là vận chuyển đất trong phạm vi công trình thì áp theo gạch đầu dòng thứ nhất, còn thuyết minh vận chuyển vật liệu đến địa điểm tập kết thì theo gạch đầu dòng thứ hai.
 

truong6138

Thành viên mới
Tham gia
13/4/15
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Thầy cho em hỏi: Vận chuyển đất từ mỏ đất được UBND tỉnh giao cho Dự án thì áp dụng mã AB hay AM ah. Như Văn bản này em tham khảo của Bộ Xây dựng em hiểu là Vận chuyển từ mỏ được giao cho dự án áp dụng mã AB; Vận chuyển từ mỏ đi mua thì áp dụng mã AM. Có văn bản nào quy định rõ ràng hơn về vấn đề này không ah?
 

File đính kèm

  • VB 2741-BXD về vận chuyển đất theo ma AB.pdf
    483,6 KB · Đọc: 309

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Thầy cho em hỏi: Vận chuyển đất từ mỏ đất được UBND tỉnh giao cho Dự án thì áp dụng mã AB hay AM ah. Như Văn bản này em tham khảo của Bộ Xây dựng em hiểu là Vận chuyển từ mỏ được giao cho dự án áp dụng mã AB; Vận chuyển từ mỏ đi mua thì áp dụng mã AM. Có văn bản nào quy định rõ ràng hơn về vấn đề này không ah?
Trong văn bản này nói:
"Định mức vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ (mã hiệu AB.41000) được quy định tại Chương II cho công tác vận chuyển đất trong phạm vi công trình với các cự ly vận chuyển (≤1km, ≤5km, >5km) tương ứng với từng loại ô tô tự đổ và cấp đất, tính cho 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất."

"Định mức vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ (mã hiệu AM.23210, AM.23220, AM.23230; AM.23240) được quy định tại Chương XII cho công tác vận chuyển vật liệu đến địa điểm tập kết với các cự ly vận chuyển (≤1km, ≤10km, ≤60km)".

"Trường hợp sử dụng đất mua tại mỏ như nêu tại Văn bản số 462/SXDCCGĐ thì áp dụng định mức vận chuyển đất tại Chương XII."

Vậy mình hiểu là: vận chuyển từ mỏ trong phạm vi công trình thì áp dụng AB, còn mỏ từ bên ngoài về công trình thì áp dụng AM.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top