(Bức xúc) Hỏi về khối lượng khảo sát địa hình?

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
M hiện đang làm công tác thẩm định thiết kế + dự toán tại một cơ quan nhà nước, vì ở vùng cao nên hầu hết các công trình đều nhỏ với TMĐT chỉ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Nhưng chi phí khảo sát địa hình do các đơn vị tư vấn thực hiện thường lại rất cao, đơn giá thì do nhà nước ban hành rồi => các nhà thầu thường đẩy khối lượng khảo sát lên cao một cách không cần thiết (theo mình :d), ví dụ như đổ bêtông kênh thủy lợi theo tuyến kênh cũ bằng đất đã dùng bao đời nay chẳng hạn, kích thước lòng (30x40)cm thì cần gì cứ khoảng 10m một mặt cắt ngang, mỗi mặt cắt ngang lấy từ kênh sang mỗi bên 15m.
M tìm hiểu thì biết có tiêu chuẩn ngành 14TCN 186:2006 của Bộ NN&PTNT "Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi" thì có thấy quy định chi tiết khối lượng khảo sát địa hình theo quy mô công trình. Nhưng phạm vi áp dụng thì nói là "...đối với các dự án thủy lợi dùng vốn ngân sách trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
Quy định thì rõ ràng như vậy nhưng m không hiểu dự án dùng vốn ngân sách trong ngành NN&PTNT là những dự án như thế nào? Và Tiêu chuẩn ngành có bắt buộc áp dụng không?
Nhiều công trình khác cũng vậy (nhất là các công trình dạng tuyến). Tóm lại m muốn hạn chế việc thất thoát tiền của nhà nước vào những việc không đâu như vậy những không biết làm cách nào, mong mọi người đòng góp ý kiến.
Xin cảm ơn!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Mõ hiện đang làm công tác thẩm định thiết kế + dự toán tại một cơ quan nhà nước, vì ở vùng cao nên hầu hết các công trình đều nhỏ với TMĐT chỉ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Nhưng chi phí khảo sát địa hình do các đơn vị tư vấn thực hiện thường lại rất cao, đơn giá thì do nhà nước ban hành rồi => các nhà thầu thường đẩy khối lượng khảo sát lên cao một cách không cần thiết (theo mình :d), ví dụ như đổ bêtông kênh thủy lợi theo tuyến kênh cũ bằng đất đã dùng bao đời nay chẳng hạn, kích thước lòng (30x40)cm thì cần gì cứ khoảng 10m một mặt cắt ngang, mỗi mặt cắt ngang lấy từ kênh sang mỗi bên 15m.
Mõ tìm hiểu thì biết có tiêu chuẩn ngành 14TCN 186:2006 của Bộ NN&PTNT "Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi" thì có thấy quy định chi tiết khối lượng khảo sát địa hình theo quy mô công trình. Nhưng phạm vi áp dụng thì nói là "...đối với các dự án thủy lợi dùng vốn ngân sách trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
Quy định thì rõ ràng như vậy nhưng m không hiểu dự án dùng vốn ngân sách trong ngành NN&PTNT là những dự án như thế nào? Và Tiêu chuẩn ngành có bắt buộc áp dụng không?
Nhiều công trình khác cũng vậy (nhất là các công trình dạng tuyến). Tóm lại mõ muốn hạn chế việc thất thoát tiền của nhà nước vào những việc không đâu như vậy những không biết làm cách nào, mong mọi người đòng góp ý kiến.
Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn về đề tài này.

Đúng là hiện đang có nhiều bất cập trong việc áp dụng các định mức với nhiều lý do khác nhau như: định mức không phù hợp với điều kiện thực tế, không phù hợp khi áp dụng đồng đều tại các khu vực, các dạng công trình khác nhau, không phù hợp với vận dụng v.v... dẫn tới việc lãng phí... có "chủ đích" ngân sách Nhà nước.

Trước khi viết bài này, tôi đã liên hệ với một anh bạn hiện làm tại phòng TC-KH tại một huyện vùng cao tại Tây Bắc về trường hợp cụ thể như bạn trao đổi: Cải tạo sửa chữa công trình kênh mương. Theo anh ta, bạn hoàn toàn có thể vận dụng tiêu chuẩn trên, và thậm chí (do không có quy định cụ thể) nếu không phù hợp thì hoàn toàn có thể cắt giảm để giảm chi phí khảo sát.

Có việc này, cũng không biết có nên trao đổi với bạn và các đồng nghiệp: Hiện tại, thực tế, có sự "chia sẻ lợi ích" của việc nâng giá trị khảo sát giữa các bên: Tư vấn thiết kế - đơn vị thẩm định - chủ đầu tư. Có lẽ chi phí khảo sát như trong trường hợp của bạn không lớn lắm (tầm trên dưới 100 triệu đồng) nên có lẽ các cơ quan có liên quan chưa rà tới, nên tạo thành tiền lệ: Chi phí khảo sát đối với công trình quy mô nhỏ luôn chiếm hơn 10% TMĐT thì phải?
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
M hiện đang làm công tác thẩm định thiết kế + dự toán tại một cơ quan nhà nước, vì ở vùng cao nên hầu hết các công trình đều nhỏ với TMĐT chỉ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Nhưng chi phí khảo sát địa hình do các đơn vị tư vấn thực hiện thường lại rất cao, đơn giá thì do nhà nước ban hành rồi => các nhà thầu thường đẩy khối lượng khảo sát lên cao một cách không cần thiết (theo mình :d), ví dụ như đổ bêtông kênh thủy lợi theo tuyến kênh cũ bằng đất đã dùng bao đời nay chẳng hạn, kích thước lòng (30x40)cm thì cần gì cứ khoảng 10m một mặt cắt ngang, mỗi mặt cắt ngang lấy từ kênh sang mỗi bên 15m.
M tìm hiểu thì biết có tiêu chuẩn ngành 14TCN 186:2006 của Bộ NN&PTNT "Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi" thì có thấy quy định chi tiết khối lượng khảo sát địa hình theo quy mô công trình. Nhưng phạm vi áp dụng thì nói là "...đối với các dự án thủy lợi dùng vốn ngân sách trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
Quy định thì rõ ràng như vậy nhưng m không hiểu dự án dùng vốn ngân sách trong ngành NN&PTNT là những dự án như thế nào? Và Tiêu chuẩn ngành có bắt buộc áp dụng không?
Nhiều công trình khác cũng vậy (nhất là các công trình dạng tuyến). Tóm lại m muốn hạn chế việc thất thoát tiền của nhà nước vào những việc không đâu như vậy những không biết làm cách nào, mong mọi người đòng góp ý kiến.
Xin cảm ơn!
Cảm ơn bác đã chia sẻ bác nói bác công tác bên thẩm định thiết kế + dự toán, theo em, em muốn góp ý như thế này bởi vì em cũng làm ở Sơn La ngay từ những khâu đầu tiên KSTK AE mình cần thắt chặt cái gì cần, cái gì bỏ và khi đơn vị TVKSTK đưa hồ sơ cho mình thì ông bên CĐT đã kiểm tra về mọi mặt( ví như em phải đi KSTK cùng bên KSTK để có căn cứ). Nói chung quy là dù có chặt thì vẫn có kẽ hở bác ak, cái vấn đề là anh em mình và những người có trách nhiệm hạn chế đến mức tối đa
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Cảm ơn bác đã chia sẻ bác nói bác công tác bên thẩm định thiết kế + dự toán, theo em, em muốn góp ý như thế này bởi vì em cũng làm ở Sơn La ngay từ những khâu đầu tiên KSTK AE mình cần thắt chặt cái gì cần, cái gì bỏ và khi đơn vị TVKSTK đưa hồ sơ cho mình thì ông bên CĐT đã kiểm tra về mọi mặt( ví như em phải đi KSTK cùng bên KSTK để có căn cứ). Nói chung quy là dù có chặt thì vẫn có kẽ hở bác ak, cái vấn đề là anh em mình và những người có trách nhiệm hạn chế đến mức tối đa
Nhiều vấn đề dù người tham mưu, thẩm tra biết là lãng phí nhưng nếu nó không ảnh hưởng đến ai, không sai quy định quản lý ... chỉ là vận dụng quá an toàn như chi phí khảo sát, khoan thăm dò, khoan địa chất ... thì các sếp CĐT thường lờ lớ lơ vì ... Bạn làm tham mưu tốt nhất là chỉ nên đề xuất với Sếp, còn sếp sẽ là người quyết.Vốn nhà nước nhiều lúc phải mềm mỏng vì những vấn đề tế nhị. Nếu mà làm căng quá sẽ ... nhiều cái không hay, và những công trình sau này chưa chắc bạn đã được ông Sếp giao cho làm. Cơ chế của mình là vậy mà.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Nhiều vấn đề dù người tham mưu, thẩm tra biết là lãng phí nhưng nếu nó không ảnh hưởng đến ai, không sai quy định quản lý ... chỉ là vận dụng quá an toàn như chi phí khảo sát, khoan thăm dò, khoan địa chất ... thì các sếp CĐT thường lờ lớ lơ vì ... Bạn làm tham mưu tốt nhất là chỉ nên đề xuất với Sếp, còn sếp sẽ là người quyết.Vốn nhà nước nhiều lúc phải mềm mỏng vì những vấn đề tế nhị. Nếu mà làm căng quá sẽ ... nhiều cái không hay, và những công trình sau này chưa chắc bạn đã được ông Sếp giao cho làm. Cơ chế của mình là vậy mà.

Nói thật với bác em chẳng ngại gì những cái vấn đề đó, ukm thì thàm mưu cho sếp sếp không nghe sếp quyết định về sau nghiệm thu thanh toán thì sếp ký nốt, còn cái vấn đề tế nhị đụng ông nọ đá bà kia em cóc sợ cứ đúng trách nhiệm mà làm, còn việc giao công việc này cho em nữa không thì tùy, thích đuổi là do các sếp, nói tóm lại là sếp muốn mình đi mình phải đi muốn ở chưa chắc mình đã ở vì sếp.... thế thôi
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Nói thật với bác em chẳng ngại gì những cái vấn đề đó, ukm thì thàm mưu cho sếp sếp không nghe sếp quyết định về sau nghiệm thu thanh toán thì sếp ký nốt, còn cái vấn đề tế nhị đụng ông nọ đá bà kia em cóc sợ cứ đúng trách nhiệm mà làm, còn việc giao công việc này cho em nữa không thì tùy, thích đuổi là do các sếp, nói tóm lại là sếp muốn mình đi mình phải đi muốn ở chưa chắc mình đã ở vì sếp.... thế thôi
tớ có nói bạn đâu nhỉ. tớ nói đống chí kia cơ. Đồng chí ấy đang muốn hạn chế thất thoát tiền cho nhà nước mà. THật có tâm, có tầm.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
tớ có nói bạn đâu nhỉ. tớ nói đống chí kia cơ. Đồng chí ấy đang muốn hạn chế thất thoát tiền cho nhà nước mà. THật có tâm, có tầm.
Không nói em mà bác lại trích lời của em hay thiệt :)). Có lẽ vẫn đề này xin khép tại đây thôi nhỉ các bác
 

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Trước khi viết bài này, tôi đã liên hệ với một anh bạn hiện làm tại phòng TC-KH tại một huyện vùng cao tại Tây Bắc về trường hợp cụ thể như bạn trao đổi: Cải tạo sửa chữa công trình kênh mương. Theo anh ta, bạn hoàn toàn có thể vận dụng tiêu chuẩn trên, và thậm chí (do không có quy định cụ thể) nếu không phù hợp thì hoàn toàn có thể cắt giảm để giảm chi phí khảo sát.

Có việc này, cũng không biết có nên trao đổi với bạn và các đồng nghiệp: Hiện tại, thực tế, có sự "chia sẻ lợi ích" của việc nâng giá trị khảo sát giữa các bên: Tư vấn thiết kế - đơn vị thẩm định - chủ đầu tư. Có lẽ chi phí khảo sát như trong trường hợp của bạn không lớn lắm (tầm trên dưới 100 triệu đồng) nên có lẽ các cơ quan có liên quan chưa rà tới, nên tạo thành tiền lệ: Chi phí khảo sát đối với công trình quy mô nhỏ luôn chiếm hơn 10% TMĐT thì phải?
Em cũng nghĩ như thế, m có quyền và có trách nhiệm, mình có thể cắt nếu không hợp lý miễn là m không làm sai quy định của Nhà nước. Nhưng cũng như a nói, cái sự "chia sẻ lợi ích" kia không liên quan đến m nhưng đôi (nhiều) khi lại liên quan đến những người có quyền trên m nên không phải lúc nào m cũng làm được hết trách nhiệm.
 

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
tớ có nói bạn đâu nhỉ. tớ nói đống chí kia cơ. Đồng chí ấy đang muốn hạn chế thất thoát tiền cho nhà nước mà. THật có tâm, có tầm.
Em cũng mới đi làm gần 2 năm, thấy bất cập không biết xử lý thế nào nên hỏi ý kiến các bác thế thôi. Giá như em có tầm thật thì...
 

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Cảm ơn bác đã chia sẻ bác nói bác công tác bên thẩm định thiết kế + dự toán, theo em, em muốn góp ý như thế này bởi vì em cũng làm ở Sơn La ngay từ những khâu đầu tiên KSTK AE mình cần thắt chặt cái gì cần, cái gì bỏ và khi đơn vị TVKSTK đưa hồ sơ cho mình thì ông bên CĐT đã kiểm tra về mọi mặt( ví như em phải đi KSTK cùng bên KSTK để có căn cứ). Nói chung quy là dù có chặt thì vẫn có kẽ hở bác ak, cái vấn đề là anh em mình và những người có trách nhiệm hạn chế đến mức tối đa
Em đoán là bác làm bên CĐT à? Làm được như bên bác có lẽ là cách tốt nhất để hạn chế những vấn đề này, còn chỗ em thì hầu như chủ đầu tư đơn thuần chỉ là trung gian nhận và trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thôi (một phần do họ làm chưa hết trách nhiệm, còn một phần do không đủ năng lực - như các công trình 135 mà cấp xã làm CĐT, chắc bác cũng biết). Hồ sơ do đơn vị tư vấn lập còn kết quả thế nào thì do đơn vị thẩm định quyết định.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Em đoán là bác làm bên CĐT à? Làm được như bên bác có lẽ là cách tốt nhất để hạn chế những vấn đề này, còn chỗ em thì hầu như chủ đầu tư đơn thuần chỉ là trung gian nhận và trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ thôi (một phần do họ làm chưa hết trách nhiệm, còn một phần do không đủ năng lực - như các công trình 135 mà cấp xã làm CĐT, chắc bác cũng biết). Hồ sơ do đơn vị tư vấn lập còn kết quả thế nào thì do đơn vị thẩm định quyết định.
Bạn chắc công tác ở đơn vị thẩm định. Xin hỏi bạn: Với chương trình 135 năm 2012 (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia), địa phương bạn cho hạn mức là bao nhiêu? Một số công trình do quy mô đầu tư lớn dẫn đến vượt hạn mức thì xử lý thế nào?
 

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Bạn chắc công tác ở đơn vị thẩm định. Xin hỏi bạn: Với chương trình 135 năm 2012 (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia), địa phương bạn cho hạn mức là bao nhiêu? Một số công trình do quy mô đầu tư lớn dẫn đến vượt hạn mức thì xử lý thế nào?
Em chưa nghe thấy khái niệm hạn mức bao giờ, chắc CT 135 ở trên em thực hiện có khác một chút. Em xin tóm tắt: Đầu tiên là UBND tỉnh căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng huyện để phân bổ vốn về các huyện, UBND huyện tiếp tục phân vốn về các xã (em nghĩ cái này là hạn mức, không biết có đúng không), trên cơ sở số vốn đó các xã chọn các công trình cần đầu tư và thành lập Ban QLDA để tổ chức thực hiện. Quy mô công trình thì từ khi thiết kế đã căn ke sao cho vừa đủ số vốn được phân, thế nên chuyện vượt hạn mức (theo em hiểu là vốn đầu tư) không xảy ra.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Em chưa nghe thấy khái niệm hạn mức bao giờ, chắc CT 135 ở trên em thực hiện có khác một chút. Em xin tóm tắt: Đầu tiên là UBND tỉnh căn cứ vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng huyện để phân bổ vốn về các huyện, UBND huyện tiếp tục phân vốn về các xã (em nghĩ cái này là hạn mức, không biết có đúng không), trên cơ sở số vốn đó các xã chọn các công trình cần đầu tư và thành lập Ban QLDA để tổ chức thực hiện. Quy mô công trình thì từ khi thiết kế đã căn ke sao cho vừa đủ số vốn được phân, thế nên chuyện vượt hạn mức (theo em hiểu là vốn đầu tư) không xảy ra.

Bạn chắc công tác ở đơn vị thẩm định. Xin hỏi bạn: Với chương trình 135 năm 2012 (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia), địa phương bạn cho hạn mức là bao nhiêu? Một số công trình do quy mô đầu tư lớn dẫn đến vượt hạn mức thì xử lý thế nào?
Cái hạn mức vốn đó bác xuanthachvibk tức là cái công trình này bác đầu tư giới hạn là bao tiền, theo em được biết là <=1tỷ đồng thì phải. Nhưng đang có Đề xuất nâng hạn mức chỉ định thầu:

Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng đề xuất, kể từ ngày 1/8/2009, hạn mức giá gói thầu được chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn được nâng từ dưới 500 triệu đồng lên 1 tỷ đồng; với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) được nâng từ 1 tỷ đồng lên dưới 2 tỷ đồng.
 
Last edited by a moderator:

vanlinhnguyenbs

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
2/10/08
Bài viết
17
Điểm thành tích
3
M hiện đang làm công tác thẩm định thiết kế + dự toán tại một cơ quan nhà nước, vì ở vùng cao nên hầu hết các công trình đều nhỏ với TMĐT chỉ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Nhưng chi phí khảo sát địa hình do các đơn vị tư vấn thực hiện thường lại rất cao, đơn giá thì do nhà nước ban hành rồi => các nhà thầu thường đẩy khối lượng khảo sát lên cao một cách không cần thiết (theo mình :d), ví dụ như đổ bêtông kênh thủy lợi theo tuyến kênh cũ bằng đất đã dùng bao đời nay chẳng hạn, kích thước lòng (30x40)cm thì cần gì cứ khoảng 10m một mặt cắt ngang, mỗi mặt cắt ngang lấy từ kênh sang mỗi bên 15m.
M tìm hiểu thì biết có tiêu chuẩn ngành 14TCN 186:2006 của Bộ NN&PTNT "Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi" thì có thấy quy định chi tiết khối lượng khảo sát địa hình theo quy mô công trình. Nhưng phạm vi áp dụng thì nói là "...đối với các dự án thủy lợi dùng vốn ngân sách trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".
Quy định thì rõ ràng như vậy nhưng m không hiểu dự án dùng vốn ngân sách trong ngành NN&PTNT là những dự án như thế nào? Và Tiêu chuẩn ngành có bắt buộc áp dụng không?
Nhiều công trình khác cũng vậy (nhất là các công trình dạng tuyến). Tóm lại m muốn hạn chế việc thất thoát tiền của nhà nước vào những việc không đâu như vậy những không biết làm cách nào, mong mọi người đòng góp ý kiến.
Xin cảm ơn!
Vốn N S là vốn của NN sở hữu trên 30% đó bạn. Nói như bạn chắc dân TK ăn cám để làm à? Sai số nó cũng nằm trong quy trình , quy phạm cả thôi chứ trật đi dâu với mấy bác thẩm điịnh thẩm tra chứ thất thoát gì đâu mà bác nói nghe ghê quá vậy. Chắc Bác chưa đi làm TVTK ngày nào.
 

xuanthachvibk

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/4/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
36
Vốn N S là vốn của NN sở hữu trên 30% đó bạn. Nói như bạn chắc dân TK ăn cám để làm à? Sai số nó cũng nằm trong quy trình , quy phạm cả thôi chứ trật đi dâu với mấy bác thẩm điịnh thẩm tra chứ thất thoát gì đâu mà bác nói nghe ghê quá vậy. Chắc Bác chưa đi làm TVTK ngày nào.
Cảm ơn bạn nhưng mình không rõ chỗ "vốn ngân sách trong ngành NN&PTNT"?
Đúng là m chưa làm TVTK ngày nào, m cũng không có ý định tìm hiểu vấn đề này để tìm cách bới móc, cắt xén hay làm việc gì đó tương tự đối với sản phẩm của các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế. Chỉ là khả năng của m hạn chế nhưng m không muốn m thẩm định rồi chấp nhận những cái mà ai cũng thấy là vô lý tồn tại.
M không nói tất cả các nhà thầu TVKS đều làm thế, m chỉ nói trong phạm vi những gì m thấy qua công việc. Có thể bạn thấy "ghê quá", nhưng cũng có thể nhiều người lại nghĩ "đơn vị thẩm định không phải không biết gì đâu".
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Vốn N S là vốn của NN sở hữu trên 30% đó bạn. Nói như bạn chắc dân TK ăn cám để làm à? Sai số nó cũng nằm trong quy trình , quy phạm cả thôi chứ trật đi dâu với mấy bác thẩm điịnh thẩm tra chứ thất thoát gì đâu mà bác nói nghe ghê quá vậy. Chắc Bác chưa đi làm TVTK ngày nào.
Đúng là cám, nhưng là cám vàng ròng SJC 9999.

Một công trình 135 tôi là nhà thầu thi công, hiện đang triển khai. TMĐT 1 tỷ, giá trị khảo sát 124 triệu. Đơn vị TVTK là chỗ thằng em, hỏi xem khảo sát như thế nào, có lâu không? Câu trả lời thật tình, thật lòng, thật tâm: Đi khảo sát toàn tuyến (1,2km), hết 2h (120 phút), về nhà làm số liệu hết 3h nữa. Tổng 02 cán bộ làm, hết 05h, lương 12,4 triệu/h. Đúng là Cám, nhưng cám vàng.

Cũng thử hỏi lại: công trình cải tạo mương, có cần thiết cứ phải 10m là 01 cắt ngang, và mỗi cắt ngang lấy ra mỗi bên 15m??? Thực tế hay không?
 

tatu2

Thành viên mới
Tham gia
15/8/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
có một vấn đề cũng gần tương tự nhưng em ko bít hỏi ai nên nhân đây cho em hỏi luôn ah!
Em làm ở ban QLDA, dự án vốn ODA do nhà thầu tư vấn lập DỰ án và Tjhiết kế BVTKCS bao gồm gói thầu tư vấn khảo sát
Ban em thuê đon vị tư vấn Giám sát Ks nhưng nhà thầu TV lập DA ko cuung cấp giá trrrị hợp đồng KS nên em ko bit xác định giá trị Hđ TVGSKS như thế nào!
trong khi đó Tư Vấn GSKS lập dự toán với mức lương chuyên gia là 10 triệu => giá trị hợp đồng là 80 triệu
trong khi đó cũng nhà thầuTư Vấn GSKS đó lập dự toán cho một công trình với quy mô lơn hơn mà chĩ có 40 triệu thôi
mọi người chỉ em cách xác định với Đon vị TVSGKS này với
 

Sakura2k7

" Where Knowledge Becomes Value!"
Tham gia
5/7/11
Bài viết
222
Điểm thành tích
43
Nơi ở
InterContinetal Phú Quốc
Đúng là cám, nhưng là cám vàng ròng SJC 9999.

Một công trình 135 tôi là nhà thầu thi công, hiện đang triển khai. TMĐT 1 tỷ, giá trị khảo sát 124 triệu. Đơn vị TVTK là chỗ thằng em, hỏi xem khảo sát như thế nào, có lâu không? Câu trả lời thật tình, thật lòng, thật tâm: Đi khảo sát toàn tuyến (1,2km), hết 2h (120 phút), về nhà làm số liệu hết 3h nữa. Tổng 02 cán bộ làm, hết 05h, lương 12,4 triệu/h. Đúng là Cám, nhưng cám vàng.

Cũng thử hỏi lại: công trình cải tạo mương, có cần thiết cứ phải 10m là 01 cắt ngang, và mỗi cắt ngang lấy ra mỗi bên 15m??? Thực tế hay không?

Tôi thấy bác nguyenhuutrinh thật có cái tâm. Điều bác trăn trở thì cũng rất hợp lý. Trong công tác TVTK thì Chi phí khảo sát thường hay được lấy theo khối lượng thực tế của công tác khảo sát tại hiện trường nên các đơn vị TVTK thường hay
"ĐÔN" khối lượng này lên để kiếm lợi một cách vô lý, tôi hay dùng từ "BẤT LƯƠNG" - Rất xin lỗi nếu có "đụng chạm" phải ai đó nhé! Cọc cắt ngang thường chỉ đóng tại những vị trí có thay đổi rỏ rệt về địa hình, còn bề rộng cắt ngang - nếu không dính dáng gì đến công tác đền bù GPMB hoặc có yêu cầu cụ thể về bề rộng - thì chỉ được phép lấy đúng theo bề rộng thiết kế thôi, có thể vấn đề này sẽ không đúng với quy trình khảo sát đã được ban hành nhưng ở địa phương tôi các cán bộ Thẩm định của Sở giao thông đã quán triệt như vậy. Tôi thiết kế một tuyến đường GTNT với Bn=5.00m thì họ cũng chỉ duyệt cho bề rộng mổi bên khoảng 3-4m thôi dù tôi có chạy bình đồ Tuyến mổi bên rộng đến 20m đi nữa. Có tranh cãi gì cũng vô ích. Lâu rồi thì cũng quen, anh làm bao nhiêu thì anh hưởng bấy nhiêu thôi, chi phí nếu còn thừa thì chuyển sang hạng mục khác. Tự nhiên thấy mình yêu nước ghê!!! Đôi lời chia sẽ - Anh em cùng vui vẻ.
 

Top