Bàn về hệ số nhân công khi lắp đặt thiết bị cấp thoát nước nhà cao tầng

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
L

levinhxd

Guest
Bàn về hệ số nhân công khi lắp đặt thiết bị cấp thoát nước nhà cao tầng
Định mức 1777 quy định rõ về việc điều chỉnh hệ số nhân công cho các công tác lắp đặt thiết bị, đường ống, phụ tùng đường ống…(Tham khảo Thuyết minh chương II (page28, 29); Phụ kiện cấp thoát nước (Page 182)…) có thể trích lại như sau:

Trích ĐM 1776 (trang 28, 29)
Untitled1_zpsb62aec5f.png


Trích ĐM 1776 (trang 182)
Untitled1_zpsb62aec5f.png



Thông thường khi lập dự toán, ít thấy người lập dự toán chèn điều chỉnh các hệ số này, thẩm tra lại cũng không thấy họ yêu cầu insert vào. Tuy nhiên cũng đã có những nhà thầu khi chào thầu áp vào (đặt biệt là gói chỉ định thầu). Nhưng thực sự, nếu áp dụng hướng dẫn điều chỉnh trên thì thật đáng sợ khi chi phí nhân công của các nhà cao tầng gấp lên rất nhiều lần.
Với một nhà cao tầng (30 tầng) với chi phí lắp đặt đường ống, thiết bị phụ tùng và thiết bị vệ sinh có chi phí nhân công là 2 tỷ thì khi áp các hệ số điều chỉnh nó lên thành 6 tỷ (vượt 4 tỷ).
Và một ví dụ sau đây để chúng ta thấy sự vượt trội kinh khủng của chi phi phí nhân công ở các tầng cao:
Untitled3_zps5a9128e3.png


Có thể nhận thấy cùng lắp 1 chậu xí bệt (tại Hà Nội). Chi phí nhân công tại tầng 1 xấp xỉ 350 nghìn đồng, trong khi đó ở tầng 30 là hơn 1,3 triệu, và nếu tầng 45 thì con số đó là 2,76 triệu. Còn ở tầng 60 (Tòa nhà Keangnam chẳng hạn), lắp 1 xí bệt hết hơn 9,34 triệu đồng. Theo các bạn, có quá vô lý không?
Đánh giá: Theo mình việc điều chỉnh hệ số nhân công là cần thiết (càng lên cao thì giá nhân công càng cao hơn) nhưng theo mình nên có một mức điều chỉnh phù hợp hơn. Ví dụ cứ 5 tầng được điều chỉnh 1,05 chẳng hạn? có lẽ sẽ hợp lý hơn!
Vậy mời anh em đánh giá về các hệ số mà Định mức 1777 đã đưa ra?
 
Theo em mình phải tính lũy kế từng tầng 1.
Ví dụ với nhà 10 tầng
Từ tầng 2 tới 5 tính là 1,1.
Từ tầng 6 trở lên 10 thì hệ số tính 1,05 so với đơn giá NC tầng kế tiếp cụ thể:
T6: 1,05
T7: 1,05*1,05
T8: 1,05*1,05*1,05
T8: 1,05*1,05*1,05*1,05
T9: 1,05*1,05*1,05*1,05*1,05
T10:1,05*1,05*1,05*1,05* 1,05
Công tất cả hệ số từ tầng 2->10 ta được: 10,201
Chia cho số tầng là 9 thì ra hệ số là: 10,201/9 = 1,13
Anh xem dùm nhé.
 
Theo em mình phải tính lũy kế từng tầng 1.
Ví dụ với nhà 10 tầng
Từ tầng 2 tới 5 tính là 1,1.
Từ tầng 6 trở lên 10 thì hệ số tính 1,05 so với đơn giá NC tầng kế tiếp cụ thể:
....
Công tất cả hệ số từ tầng 2->10 ta được: 10,201
Chia cho số tầng là 9 thì ra hệ số là: 10,201/9 = 1,13
Anh xem dùm nhé.
Vấn đề ở đây là bạn chia cho hệ số từng tầng nhằm mục đích gì, để tính một hệ số trung bình cho dễ điều chỉnh, đỡ phải bóc tách khối lượng thành các tầng hay như thế nào?
Nếu với mục đích như trên thì nó chỉ đúng khi mà khối lượng ở các tầng là như nhau (tầng điển hình)
Còn nếu KL khác nhau (Ví dụ ở tầng 3,4,5 là tầng VP có ít thiết bị vệ sinh. Ở tầng trên là căn hộ lại có nhiều thiết bị vệ sinh hơn thì liệu có công bằng?
Đôi điều trao đổi! Thân!
 
Theo mình thì định mức dự toán xây dựng công trình chỉ mang tính tham khảo. Khi áp dụng vào các công trình thì tùy điều kiện cụ thể mà Chủ đầu tư có thể giữ nguyên các hao phí theo định mức hay điều chỉnh cho phù hợp nếu thấy bất hợp lý. Thậm chí với các công tác xây dựng không có trong các tập định mức hiện hành thì Chủ đầu tư tổ chức xây dựng định mức cho hạng mục đó.
Trong trường hợp cụ thể bạn nêu, mình tính ra với tầng 60 thì hệ số là 16,10 => chi phí nhân công tầng 60 là: 16,10*232.046*1,5 = 5.603.630 (đồng). Như vậy cũng vẫn còn cao. Có lẽ thời điểm lập ra định mức người ta mới hình dung ra nhà khoảng 15 tầng trở lại chăng nên hệ số 1,05 là chấp nhận được.
 
Last edited by a moderator:
Cái này mới, chưa làm lần nào. Nhưng mình nghĩ là hướng dẫn chưa ghi rõ ràng thôi, nếu đọc hướng dẫn mình thấy là hệ số này áp dụng đối với ống ngoài nhà mà còn trong nhà phải có điều kiện tương đương. Còn nếu đứng trong nhà mà tầng 1 như tầng 60 thì làm sao áp dụng được hệ số này. Bạn thử đứng ở ngoài nhà mà lắp đặt ống nước xem lắp ở tầng 1 có giống tầng 60 không, lắp
ở trên cao khác hẳn lắp ở dưới đất chứ, còn ở trong nhà thì tầng 1 với tầng 60 thì cũng không khác gì nhau. Điều kiện và biện pháp thi công khác hẳn nhau làm sao áp dụng được hệ số này
Thêm điều nữa là đây chỉ áp dụng cho ống và phụ tùng, còn ví dụ của bạn là lắp đặt thiết bị rồi, làm sao áp dụng được
 
Văn bản 1777 này, ở đây tôi thấy viết cũng khá rõ đấy chứ. Đây là cho công tác lắp đường ống mà là lắp đường ống tính theo phương đứng. còn về lắp đặt trên mặt bằng (trong khu vệ sinh) thì tầng 1 cũng như tầng 60 thôi. chi phí trên cao đã có tính vận chuyển lên cao rồi nên không cần bàn cãi. Vị dụ được lấy ra ở trên là không hợp lý và không đúng cả về định tính và định lượng.
Còn khi lắp trong trục kỹ thuật và đường ống ngoài nhà thì áp dụng hệ số theo định mức này tôi nghĩ là cũng thuyết phục khi giải trình với quan chức quản lý nhà nước.
 
  • Like
Các tương tác: vna
Mình đã nghiên cứu khá sâu về vấn đề này mới đưa lên đây, cho nên ko có chuyện mình nhầm điều kiện "trong nhà" hay "ngoài nhà", mời các bác cứ đọc kỹ lại quy định trong TM định mức nhé! ĐM nói rõ "Nếu lắp đặt ống phụ tùng trong công trình (trong nhà)...". Còn bác nào nói bệ xí là thiết bị thì mời đọc lại Thông tư 17/2000 ạ!
 
Đồng ý là hệ số điều chỉnh nhân công lắp đặt theo độ cao tầng là chưa phù hợp nhưng vẫn phải làm theo quy định.
Tuy nhiên không thấy nói đến hệ số điều chỉnh khi thi công dưới tầng hầm. các bác cho em hỏi là cũng công tác lắp đặt của bác Vinh nêu trong ví dụ trên, nếu thi công ở tầng hầm thì hệ số điều chỉnh như thế nào??
 
Định mức và đơn giá hiện tại đã quá lạc hậu rồi, với việc điều chỉnh hệ số như vậy thì cùng lắp 1 cái chậu xí bệt mà tầng 60 đã gấp hơn 20 lần tầng 1 là điều hết sức vô lý. Cái vô lý ở đây là vô lý với điều kiện thi công tại thời điểm hiện nay chứ ko phải tại thời điểm lập Định mức. Tại năm 2006 khi BXD lập ĐMXD thì các điều kiện thi công còn rất khó khăn chứ ko được hiện đại như bây giờ nên có thể định mức nhân công sẽ rất cao ( cao đến mức ko thể chịu đựng nổi), chứ ko như bây giờ, thi coongn Nhà cao tầng đã có các thang máy lồng để vận chuyển vật tư nên có thể nói việc thi công lắp 1 cái chậu xí tại tầng 1 và tầng 30 là không hề khác nhau là mấy.
ĐM thì đã như vậy, nên nếu ta có áp dụng cũng không sai, chỉ có điều nó không thực tế. CĐT hoàn toàn đc phép lập ĐM riêng cho mình với những mã hiệu có nhiều nghi vấn để sử dụng, NĐ 12 đã cho phép điều này vì CP và BXD đều đã nhìn thấy những hạn chế của bộ ĐMXD cũ. Chắc chắn tới đây BXD sẽ phải tiếp tục điều chỉnh định mức, và theo tôi thì việc điều chỉnh ĐMXD phải tiến hành thường xuyên hơn nữa để đáp ứng được những thay đổi liên tục của môi trường XD ở VN ta hiện nay, vốn đang thay đổi từng ngày.
 
bac nao cho em xin gia nhan cong lap dat he thong dien van phong de em tham khao voi!!!xin chi giao!em moi vao nghe.
 
Chính xác đó bạn. Bên mình trước kia cũng tính và thẩm tra ok. Nhưng hiện tại với bộ đơn giá mới bên mình đều bỏ vì nó tăng giá trị nhân công rất cao ảnh hưởng tới giá bán
 
Back
Top