L
levinhxd
Guest
Bàn về hệ số nhân công khi lắp đặt thiết bị cấp thoát nước nhà cao tầng
Định mức 1777 quy định rõ về việc điều chỉnh hệ số nhân công cho các công tác lắp đặt thiết bị, đường ống, phụ tùng đường ống…(Tham khảo Thuyết minh chương II (page28, 29); Phụ kiện cấp thoát nước (Page 182)…) có thể trích lại như sau:
Trích ĐM 1776 (trang 28, 29)
Trích ĐM 1776 (trang 182)
Thông thường khi lập dự toán, ít thấy người lập dự toán chèn điều chỉnh các hệ số này, thẩm tra lại cũng không thấy họ yêu cầu insert vào. Tuy nhiên cũng đã có những nhà thầu khi chào thầu áp vào (đặt biệt là gói chỉ định thầu). Nhưng thực sự, nếu áp dụng hướng dẫn điều chỉnh trên thì thật đáng sợ khi chi phí nhân công của các nhà cao tầng gấp lên rất nhiều lần.
Với một nhà cao tầng (30 tầng) với chi phí lắp đặt đường ống, thiết bị phụ tùng và thiết bị vệ sinh có chi phí nhân công là 2 tỷ thì khi áp các hệ số điều chỉnh nó lên thành 6 tỷ (vượt 4 tỷ).
Và một ví dụ sau đây để chúng ta thấy sự vượt trội kinh khủng của chi phi phí nhân công ở các tầng cao:
Có thể nhận thấy cùng lắp 1 chậu xí bệt (tại Hà Nội). Chi phí nhân công tại tầng 1 xấp xỉ 350 nghìn đồng, trong khi đó ở tầng 30 là hơn 1,3 triệu, và nếu tầng 45 thì con số đó là 2,76 triệu. Còn ở tầng 60 (Tòa nhà Keangnam chẳng hạn), lắp 1 xí bệt hết hơn 9,34 triệu đồng. Theo các bạn, có quá vô lý không?
Đánh giá: Theo mình việc điều chỉnh hệ số nhân công là cần thiết (càng lên cao thì giá nhân công càng cao hơn) nhưng theo mình nên có một mức điều chỉnh phù hợp hơn. Ví dụ cứ 5 tầng được điều chỉnh 1,05 chẳng hạn? có lẽ sẽ hợp lý hơn!
Vậy mời anh em đánh giá về các hệ số mà Định mức 1777 đã đưa ra?
Định mức 1777 quy định rõ về việc điều chỉnh hệ số nhân công cho các công tác lắp đặt thiết bị, đường ống, phụ tùng đường ống…(Tham khảo Thuyết minh chương II (page28, 29); Phụ kiện cấp thoát nước (Page 182)…) có thể trích lại như sau:
Trích ĐM 1776 (trang 28, 29)

Trích ĐM 1776 (trang 182)

Thông thường khi lập dự toán, ít thấy người lập dự toán chèn điều chỉnh các hệ số này, thẩm tra lại cũng không thấy họ yêu cầu insert vào. Tuy nhiên cũng đã có những nhà thầu khi chào thầu áp vào (đặt biệt là gói chỉ định thầu). Nhưng thực sự, nếu áp dụng hướng dẫn điều chỉnh trên thì thật đáng sợ khi chi phí nhân công của các nhà cao tầng gấp lên rất nhiều lần.
Với một nhà cao tầng (30 tầng) với chi phí lắp đặt đường ống, thiết bị phụ tùng và thiết bị vệ sinh có chi phí nhân công là 2 tỷ thì khi áp các hệ số điều chỉnh nó lên thành 6 tỷ (vượt 4 tỷ).
Và một ví dụ sau đây để chúng ta thấy sự vượt trội kinh khủng của chi phi phí nhân công ở các tầng cao:

Có thể nhận thấy cùng lắp 1 chậu xí bệt (tại Hà Nội). Chi phí nhân công tại tầng 1 xấp xỉ 350 nghìn đồng, trong khi đó ở tầng 30 là hơn 1,3 triệu, và nếu tầng 45 thì con số đó là 2,76 triệu. Còn ở tầng 60 (Tòa nhà Keangnam chẳng hạn), lắp 1 xí bệt hết hơn 9,34 triệu đồng. Theo các bạn, có quá vô lý không?
Đánh giá: Theo mình việc điều chỉnh hệ số nhân công là cần thiết (càng lên cao thì giá nhân công càng cao hơn) nhưng theo mình nên có một mức điều chỉnh phù hợp hơn. Ví dụ cứ 5 tầng được điều chỉnh 1,05 chẳng hạn? có lẽ sẽ hợp lý hơn!
Vậy mời anh em đánh giá về các hệ số mà Định mức 1777 đã đưa ra?