Các định mức cũ đã có nhưng Thông tư số 10 không ban hành lại thì làm thế nào?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.628
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Các định mức cũ đã có nhưng Thông tư số 10/2019/TT-BXD không ban hành lại thì làm thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều bạn đồng nghiệp đang quan tâm.

Cụ thể: Các Định mức đã có công bố ở các hệ thống trước đó (ví dụ 1776/BXD-VP, 1777/BXD-VP...) hoặc các định mức do UBND các tỉnh công bố. Khi Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành định mức để áp dụng không đưa vào (không có, không ban hành lại) hoặc các công tác chưa có định mức thì giờ làm thế nào? Có tạm tính, có vận dụng như trước không?

Xin giải đáp cho bạn đọc, bạn đồng nghiệp quan tâm như sau:

Theo Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và theo văn bản số 1158/BXD-KTXD ngày 17/03/2020 của Bộ Xây dựng giải đáp cho Bộ Giao thông vận tải thì:

- Tư vấn lập dự toán phải xác định định mức mới hoặc
- Phải điều chỉnh định mức có để áp dụng
- Lấy báo giá thị trường

Các bạn xem video trình bày giảng giải sẽ rõ hơn nhé:
Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP tôi đăng lại đây luôn để các bạn đỡ phải tra:

"4. Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng công trình mới, định mức dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở xác định đơn giá xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự toán, quản lý chi phí của dự án hoặc gói thầu có trách nhiệm xác định định mức dự toán xây dựng mới, định mức dự toán xây dựng điều chỉnh theo thiết kế, yêu cầu cụ thể của công việc, gói thầu, dự án, làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng;

b) Đối với các định mức dự toán xây dựng mới hoặc định mức dự toán xây dựng điều chỉnh, khi áp dụng tính toán xác định đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành thì người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt áp dụng cho dự án, công trình để xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt;

c) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp danh mục các công tác điều chỉnh định mức, xây dựng định mức mới chưa có trong danh mục định mức ban hành, báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp và tổ chức khảo sát xây dựng định mức dự toán xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng theo phương pháp Bộ Xây dựng hướng dẫn. Kết quả xây dựng định mức được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tổng hợp và gửi về Bộ Xây dựng làm cơ sở phục vụ quản lý. Chi phí cho việc tổ chức xây dựng định mức được tính vào tổng mức đầu tư của dự án."

ap-dung-dinh-muc-so-10-2019-TT-BXD.jpg
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.628
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi: Em đang lập dự toán kênh đất. Vì do đặc thù công trình không thể vận chuyển đất = xe được n
nên em phải tính thêm vận chuyển = thủ công (300m). Em không rõ giờ ta tính theo Định mức 1149 có đúng không ạ?
Trả lời:
- Nếu công trình của bạn vốn tư nhân, bạn có thể chủ động áp định mức tùy ý.
- Nếu công trình của bạn vốn Nhà nước thuộc đối tượng phạm vi áp dụng của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thì câu trả lời giống bên trên.
Bạn cần xem lại nguốn vốn công trình mình đang lập dự toán, rồi mở Nghị định số 68/2019/NĐ-CP để đọc ngay những điều khoản đầu tiên để đối chiếu xem có phải là đối tượng và phạm vi áp dụng hay không.

Các kỹ sư QS, kỹ sư định giá, người lập và thẩm định dự toán hãy đọc hết, đừng bỏ qua 101 tình huống ở chủ đề sau: 101 tình huống áp dụng định mức dự toán theo Thông tư 10 dành cho Kỹ sư QS

Chúc các bạn đồng nghiệp thành công.
 

hoangtu03

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/5/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Không biết post hỏi vào đây có đúng chỗ không ạ. Các anh đã nghiên cứu định mức 10 mới này cho em hỏi ạ.
Định mức 10 này em thấy đối với Vật liệu sử dụng (ghi là đã tính đến hao hụt khi thi công cũng như độ dôi của cát) tuy nhiên em thấy:
1. Định mức mới đối với cấp phối bê tông lượng xi măng ít hơn hẳn so với 1776 cũng như định mức vật tư 1784 (CV này theo TM là chưa tính hao hụt,nếu nhân cả hao hụt thì sẽ ra kq như 1776).
2. Nói ĐM mới sử dụng PCB thay vì PC mà giảm lượng XM thế liệu đã hợp lý không nhỉ PCB lượng clinke còn ít hơn mà khuyến cáo các công trình yêu cầu cao còn khuyên dùng XM PC, trong khi theo HD của nhà SX xi măng (ghi sau bao xi) em thấy cũng ko khớp luôn. Tất nhiên các bác đã phải cho thí nghiệm rồi mới ra kq đưa vào ĐM nhưng như thế hóa ra từ trước tới nay toàn làm thừa XM ạ (từ Thi Công cho tới nhà SX)
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.628
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Không biết post hỏi vào đây có đúng chỗ không ạ. Các anh đã nghiên cứu định mức 10 mới này cho em hỏi ạ.
Định mức 10 này em thấy đối với Vật liệu sử dụng (ghi là đã tính đến hao hụt khi thi công cũng như độ dôi của cát) tuy nhiên em thấy:
1. Định mức mới đối với cấp phối bê tông lượng xi măng ít hơn hẳn so với 1776 cũng như định mức vật tư 1784 (CV này theo TM là chưa tính hao hụt,nếu nhân cả hao hụt thì sẽ ra kq như 1776).
2. Nói ĐM mới sử dụng PCB thay vì PC mà giảm lượng XM thế liệu đã hợp lý không nhỉ PCB lượng clinke còn ít hơn mà khuyến cáo các công trình yêu cầu cao còn khuyên dùng XM PC, trong khi theo HD của nhà SX xi măng (ghi sau bao xi) em thấy cũng ko khớp luôn. Tất nhiên các bác đã phải cho thí nghiệm rồi mới ra kq đưa vào ĐM nhưng như thế hóa ra từ trước tới nay toàn làm thừa XM ạ (từ Thi Công cho tới nhà SX)
Câu hỏi của bạn cũng khó trả lời, bởi vì mình không có số liệu thực tế của trường hợp. Đa phần người làm cũng ngồi trong văn phòng và áp định mức của Bộ Xây dựng. Vì thế, trường hợp của bạn có lẽ phải có văn bản hỏi Bộ Xây dựng. Về lý thuyết thì họ có thể lý luận là: Chất lượng xi măng theo công nghệ lò quay ngày càng cao, nên lượng có thể giảm xuống .v.v. có nhiều lý do.
 

nhoclomcom

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/12/07
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Anh Thế Anh cho em hỏi:

Đối với trường hợp chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức mới theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 15, NĐ 68:

1. Có thể hiểu là chủ đầu tư sẽ tự lập định mức mới (hoặc nếu không có năng lực thì thuê tư vấn lập định mức và tư vấn thẩm tra định mức) và có văn bản phê duyệt, ban hành cho phép định mức đó sẽ áp dụng cho 01 công trình đang lập dự án (không phải tất cả các công trình sau này) rồi sau đó sẽ tiến hành lập thiết kế, dự toán như bình thường (sẽ thẩm tra rồi thẩm định trình phê duyệt dự án).

HOẶC được hiểu

2. Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức mới trong quá trình lập hồ sơ thiết kế và dự toán rồi tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt (không cần phải phê duyệt định mức mới trước khi lập thiết kế và dự toán).

Ngoài ra, quy định về Quản lý giá xây dựng tại Điều 17, NĐ 68 có được giải quyết tương tự hay không?
 

hoangtu03

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/5/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Câu hỏi của bạn cũng khó trả lời, bởi vì mình không có số liệu thực tế của trường hợp. Đa phần người làm cũng ngồi trong văn phòng và áp định mức của Bộ Xây dựng. Vì thế, trường hợp của bạn có lẽ phải có văn bản hỏi Bộ Xây dựng. Về lý thuyết thì họ có thể lý luận là: Chất lượng xi măng theo công nghệ lò quay ngày càng cao, nên lượng có thể giảm xuống .v.v. có nhiều lý do.
Cảm ơn anh Thế Anh. Em có nghiên cứu chút ít về PCB thấy rằng trong XM hỗn hợp bổ sung thêm lượng thạch cao và thêm phụ gia lấp đầy. Có thể nhờ cái phụ gia lấp đầy này mà lượng XM khi dùng PCB thấp hơn khi dùng PC, không biết có đúng không. Có cái theo hướng dẫn ghi trên bao bì thì vẫn theo như cũ (hay NSX cố tình ghi thế để bán đc nhiều hàng hơn.... nói chung vẫn không thấy khớp). Anh làm bên Viện thử trao đổi giúp ace trên diễn đàn mình ạ. Thank
 

nhoclomcom

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/12/07
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Anh Thế Anh cho em hỏi:

Đối với trường hợp chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức mới theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 15, NĐ 68:

1. Có thể hiểu là chủ đầu tư sẽ tự lập định mức mới (hoặc nếu không có năng lực thì thuê tư vấn lập định mức và tư vấn thẩm tra định mức) và có văn bản phê duyệt, ban hành cho phép định mức đó sẽ áp dụng cho 01 công trình đang lập dự án (không phải tất cả các công trình sau này) rồi sau đó sẽ tiến hành lập thiết kế, dự toán như bình thường (sẽ thẩm tra rồi thẩm định trình phê duyệt dự án).

HOẶC được hiểu

2. Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức mới trong quá trình lập hồ sơ thiết kế và dự toán rồi tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt (không cần phải phê duyệt định mức mới trước khi lập thiết kế và dự toán).

Ngoài ra, quy định về Quản lý giá xây dựng tại Điều 17, NĐ 68 có được giải quyết tương tự hay không?

Anh Thế Anh hướng dẫn cho em vấn đề này với.
 

hungtran.gtsg

Thành viên mới
Tham gia
29/7/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Gửi Giá Xây dựng tư vấn giúp
Khi thi công nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng thì theo quy trình 22 TCN 246-98 thì chỉ có nghiệm thu khi 28 ngày thí nghiệm cường độ mới nghiệm thu. Do đó các công tác phía trên phải đợi 28 ngày mới thi công tiếp. việc này sẽ kéo dài thời gian thi công.
Xin hỏi : chúng ta có quy định nào khi thí nghiệm R7;R14 đạt trên 70-80% cường độ theo quy định thì có thể chuyển sang công tác phía trên không ?
Xin cám ơn !
 

vuvanthanh.bqlqn

Vu van thanh
Tham gia
2/7/11
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Kính gửi Chuyên gia Nguyễn Thế Anh: Nghị định 68 là quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Hai công việc sau: 9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; 10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hiện nay có một số ý kiến khi trình thẩm định 02 nội dung trên các cơ quan có thẩm quyền thẩm định giải thích " Chúng tôi chỉ thẩm định chi phí, phần khối lượng cần thực hiện đề nghị chủ đầu tư phê duyệt ( tức là họ chỉ xem đơn giá, khối lượng họ không quan tâm do chủ đầu tư chịu trách nhiệm). Rất mong chuyên gia cho ý kiến. Cảm ơn
 

Top