Các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi

Mr_Thanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/5/08
Bài viết
25
Điểm thành tích
13
Chi phí thẩm tra

- Khoản 5, Điều 16 NĐ16/2005: "Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng hướng dẫn và được tính vào tổng mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình.
- Khoản 3, Điều 18 NĐ12/2009:Chi phí thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình (Nghị định N12 không nói đến thẩm định, thẩm tra dự toán nữa)
Theo em hiểu thì chi phí này (thẩm định, thẩm tra dự toán, tổng dự toán) đã được quy định tại NĐ99/2007 và TT05/2007 - nó thuộc chi phí tư vấn, vì vậy Nghị định 12/2009 không đề cập đến nữa. Nhưng có đồng chí bên thẩm định lại lý giải rằng NĐ12 không có mục này (hoặc hiểu là không quy định rõ như NĐ16) thì có nghĩa là Chủ đầu tư có nghĩa vụ phải thực hiện, chủ đầu tư thuê tư vấn thì phải trích trong chi quản lý dự an???!
Các bác lý giải giúp em tại sao Nghị định 12/2009 lại không đưa vấn đề "thẩm định, thẩm tra dự toán, tổng dự toán" như NĐ16/2005 một cách thỏa đáng nhất để em giải thích cho đồng chí "máy móc" kia hiểu với?.
 

ngokhanhdu

Thành viên mới
Tham gia
10/4/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Theo tôi Việc thẩm định thiết kế cơ sở trong nghị định 12 rõ ràng giảm về thủ tục hành chính cho Chủ đầu tư rất nhiều:
1. Thay vì chủ đầu tư chạy vạy lấy ý kiến từng ngành về chỉnh sửa (mỗi ông băt chỉnh sửa một lần thì ốm) thì chỉ cần gửi Sở KH&ĐT (cơ quan đầu mối). Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các ngành bằng văn bản tổng hợp gửi Chủ đầu tư chỉnh sửa trình phê duyệt.
2. Sau khi chỉnh sửa hồ sơ Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm với hồ sơ chỉnh sửa theo đúng với các ý kiến của các ngành không phải xin lại ý kiến của các ngành. Nếu có ý kiến khác vẫn phải có sự thống nhất của các Sở chuyên ngành.
 

ngokhanhdu

Thành viên mới
Tham gia
10/4/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Theo tôi Việc thẩm định thiết kế cơ sở trong nghị định 12 rõ ràng giảm về thủ tục hành chính cho Chủ đầu tư rất nhiều:
1. Thay vì chủ đầu tư chạy vạy lấy ý kiến từng ngành về chỉnh sửa (mỗi ông băt chỉnh sửa một lần thì ốm) thì chỉ cần gửi Sở KH&ĐT (cơ quan đầu mối). Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các ngành bằng văn bản tổng hợp gửi Chủ đầu tư chỉnh sửa trình phê duyệt.
2. Sau khi chỉnh sửa hồ sơ Chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm với hồ sơ chỉnh sửa theo đúng với các ý kiến của các ngành không phải xin lại ý kiến của các ngành. Nếu có ý kiến khác vẫn phải có sự thống nhất của các Sở chuyên ngành.
 

nguyenvanhau

Thành viên năng động
Tham gia
29/9/07
Bài viết
53
Điểm thành tích
8
Tôi có điều chưa rõ mong các bạn giải thích giúp cho tôi:
Theo điểm b khoản 1 điều 3 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng: “Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.”
Theo khoản 3 điều 16 của Nghị định sô 12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình lại quy định: “Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.”
Như vậy theo tôi hiểu có phải hai điểm này là mâu thuẫn với nhau không, hay tất cả các vấn đề về quản lý về chi phí thì mới theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, còn tất cả việc liên quan tới đấu thầu thì phải theo Nghị định 58/2008/NĐ-CP?
Cảm ơn các bạn!
 

quantukiems

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
18/12/07
Bài viết
38
Điểm thành tích
18
Tuổi
47
Tôi có điều chưa rõ mong các bạn giải thích giúp cho tôi:
Theo điểm b khoản 1 điều 3 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng: “Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.”
Theo khoản 3 điều 16 của Nghị định sô 12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình lại quy định: “Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.”
Như vậy theo tôi hiểu có phải hai điểm này là mâu thuẫn với nhau không, hay tất cả các vấn đề về quản lý về chi phí thì mới theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, còn tất cả việc liên quan tới đấu thầu thì phải theo Nghị định 58/2008/NĐ-CP?
Cảm ơn các bạn!

Em không chắc lắm nhưng có vẻ như theo quy định tại nghị định 12/2009/NĐ-CP cho phép: Đối với những dự án yêu cầu thiết kế 3 bước thì có thể đấu thầu thi công xây lắp ngay sau khi có thiết kế kỹ thuật được duyệt còn thiết kế bản vẽ thi công thì có thế do nhà thầu tự thiết kế (tức là đề xuất phương án kỹ thuật, biện pháp thi công ...trên cơ sơ tuân thủ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt) và lấy đó làm căn cứ để tình toán giá dự thầu.
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Tôi có điều chưa rõ mong các bạn giải thích giúp cho tôi:
Theo điểm b khoản 1 điều 3 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng: “Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.”
Theo khoản 3 điều 16 của Nghị định sô 12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình lại quy định: “Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.”
Như vậy theo tôi hiểu có phải hai điểm này là mâu thuẫn với nhau không, hay tất cả các vấn đề về quản lý về chi phí thì mới theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, còn tất cả việc liên quan tới đấu thầu thì phải theo Nghị định 58/2008/NĐ-CP?
Cảm ơn các bạn!

1. Tham gia đấu thầu xây lắp
2. Tham gia thiết kế bản vẽ thi công
3. Nhà thầu tư vấn thiết kế.
4. Nhà thầu thi công xây dựng.
5. Nhà thầu vừa thiết kế, vừa xây lắp.

Hiện nay, hầu hết các nhà thầu đều đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của mình, một đơn vị không chỉ chuyên về một lĩnh vực nhất định mà còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nữa. Ví dụ nhà thầu xây lắp không chỉ chuyên về xây lắp, họ còn tham gia khảo sát, thiết kế, giám sát, thí nghiệm,...và ngược lại, nhà thầu tư vấn cũng tham gia vào lĩnh vực xây lắp. Nghị định 12Cp quy định rõ năng lực của từng cá nhân và tổ chức khi tham gia vào hoạt động xây dựng. Khi có đủ năng lực yêu cầu và giấy phép hoạt động, nhà thầu đều có thể đảm nhận mọi công việc.

Nghị định 58Cp hướng dẫn lựa chọn nhà thầu quy định: “Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.”. Rất rõ ràng: Khi nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì không được tham gia đấu thầu xây lắp. Phạm vi công việc ở đây là "thiết kế kỹ thuật, thi công" và "xây lắp công trình".

Đối với dự án thiết kế 3 bước, sau giai đoạn thiết kế kỹ là tổ chức đấu thầu xây lắp. Nhà thầu thi công đã trúng thầu xây lắp có trách nhiệm tự lập thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình, lúc ấy, nếu đủ năng lực về thiết kế như quy định của Nghị định 12Cp họ được quyền tự thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình. Nếu không họ phải thuê các đơn vị tư vấn khác lập thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình. Có nhiều trường hợp, khi nhà thầu thi công không đủ năng lực, họ thuê chính anh nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu của mình vẫn hoàn toàn đúng luật, vì theo Nghị định 58Cp, chỉ cấm nhà thầu thiết kế kỹ thuật tham gia đấu thầu xây lắp.
 

stock_pnt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/1/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
6
Tôi có điều chưa rõ mong các bạn giải thích giúp cho tôi:
Theo điểm b khoản 1 điều 3 của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng: “Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.”
Theo khoản 3 điều 16 của Nghị định sô 12/2009/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình lại quy định: “Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.”
Như vậy theo tôi hiểu có phải hai điểm này là mâu thuẫn với nhau không, hay tất cả các vấn đề về quản lý về chi phí thì mới theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP, còn tất cả việc liên quan tới đấu thầu thì phải theo Nghị định 58/2008/NĐ-CP?
Cảm ơn các bạn!

Cái này không sao cả, nó cũng gần giống như trường hợp EPC...
VN đang muốn tiến tới thông lệ quốc tế, chỉ thiết kế giai đoạn TKKT, TK triển khai hay còn gọi là TKBVTC do đơn vị thi công tự thiết kế.
 

nguyenkhanhtvxd

Kennykhanh
Tham gia
30/7/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Nơi ở
Hà nội
các bác cho em hỏi em học trung cấp trắc địa có được cấp chúng chỉ khảo sát không ạh
 

dalze.affection

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Anh em nào biết cho mình hỏi:
Theo quy định thì khi nào chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án hoặc thuê Ban quản lý dự án?
 

hainv1802

Thành viên mới
Tham gia
24/6/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Qua nghiên cứu NĐ12, mình thấy có những điểm mới nổi bật sau:
1. Tại Điều 3: Chủ đầu tư là do người quyết định đầu tư quyết đinh (QĐ), (NĐ112: đơn vị thụ ưởng là CĐT)
2. Điều 5: chấp nhận hai tên gọi lập BCĐT và BCNCTKT, phù hợp với cách gọi của Bộ Kế hoạch và Luật đất thầu
3. Điều 6: chấp nhận hai tên gọi lập DADTXD và BCNCKT, phù hợp với cách gọi của Bộ Kế hoạch và Luật đất thầu
4. Tại Điều 10: thẩm định TKCS và thẩm định DA cùng lúc. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về TKCS; điều này giúp các dự án có nguồn vốn nhà nước khác đỡ bị hành, vì CĐT không phải trình thẩm định TKCS.
5.Khoản 3 Điều 16 và Khoản 1 Điều 18: quy định rất hợp lý về thiết kế 3 bước:
- Lập dự án và TKCS: thẩm định và phê duyệt theo quy định
- Thiết kế kỹ thuật: thẩm tra, thẩm định, phê duyệt theo quy định
- Thiết kế bản vẽ thi công: TKBVTC không cần thẩm tra, thẩm định mà chỉ có xác nhận chữ ký và phê duyệt; có thể thay TVTK lập TKBVTC = nhà thầu thi công lập TKBVTC chi tiết; thay bước thẩm tra TKBVTC = có thể thuê TVGS kiểm tra.
Ý kiến cá nhân: rất có thể sẽ có thêm quy định hướng dẫn cho phép lựa chọn nhà thầu sau khi thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (đủ cơ sở, khối lượng và thiết kế rõ ràng để lập HSMT), lúc đó mới có nhà thầu và TVGS để lập TKBVTC chi tiết theo quy định hợp lý như trên; khi đó TKBVTC mới đúng tên gọi là TKBVTC: do thi công lập, BVTC chi tiết, có thể vừa thi công vừa lập BVTC tiếp theo cho CĐT xác nhận. Trước đây, thiết kế 3 bước có TK kỹ thuật và TKBVTC đều phải thẩm tra, thẩm định, phê duyệt như nhau; không thể hiện được tính thực tế và linh động của TKBVTC; không phù hợp với định mức chi phí trong CV1751 (2 bước này chênh nhau rất nhiều)
6. Điều 19: quy định rõ các dự án đề phải có giấp phép xây dựng; Trước đây, NĐ16 và LXD, cho phép dự án NSNN đã được phê duyệt thì không cấn GPXD
7.Mục 2 chương III: quy định rất rõ về GPXD
8.Điều 28: Tiến độ tổng phải được cấp thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh
9.Mục 4 chương III: phân định rõ nhiệm cụ và quyền hạn của CĐT, Ban QLDA và TV QLDA
Còn những đề khác mình chưa tìm hiểu hết, xin diễn đàng củng bàn luận!!
.......Điều 19 của NĐ12 cũng vẫn cho phép dự án NSNN đã được phê duyệt thì không cấn GPXD
 

tambql

Thành viên mới
Tham gia
21/7/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Cho em hỏi các bác về vấn đề này cái??mong mọi người giúp đỡ

Điều 29. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt.
2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
* Em gặp trường hợp phần công việc trong dự toán đã có sau khi thực tế thi công có khối lượng tăng, khối lượng giảm do thực tế thi công, nhưng giá trị không vượt tổng mức, em lảm biên bản xử lý kỹ thuật và đưa khối lượng tăng giảm đó vào thanh toán trực tiếp chứ không lập dự toán phát sinh và phê duyệt lại, thế có được không các bác? Mong các bác đóng góp ý kiến dùm em cái, thanhK?

 

thinhpmu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/12/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Chủ đầu tư

Có Bác nào biết: Dự án đi qua địa phận 2 huyện thì chủ đầu tư là 1 huyện nào đó được không? Quy định tại văn bản nào???
Em xin chân thành cảm ơn!
Mail: lvtubndtg@gmail.com
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thảo luận

2. Về Chủ đầu tư :

Ẩn ý nhưng gỡ rối ngoạn mục cho NĐ16 và NĐ112 trong việc định nghĩa lại Chủ đầu tư bà Ban QLDA, NĐ12 ngầm cho phép người QĐĐT ủy thác cho bất kỳ đơn vị nào miễn là có đủ năng lực để làm chủ đầu tư vì vậy sẽ trở lại thời kỳ UBND các cấp thành lập Ban QLDA trực thuộc và giao cho Ban này thực hiện hầu như toàn bộ các DA, CT thuộc thẩm quyền QD của cấp đó và với quyền hạn có thể nói là không hạn chế, thậm chí Ban QLDA cũng không bị giới hạn quyền được làm Chủ đầu tư; (mục c, Đ3, NNĐ12)
Những mục b Điều 3 theo mình nghĩ ý nghĩa chắc chỉ là giữ thể diện cho NĐ16, NĐ112 mà thôi rồi đay tất tật đều chỉ thực hiện mục c, Đ3 mà thôi;

Như phugiang2007 đã đặt vấn đề giữa NĐ 16,NĐ 12 và NĐ112 về Chủ đầu tư tôi thấy có những vấn đề:
1-Việc giao cho Ban QLDA làm CĐT có những mặt được và có những cái không ổn:
-Được ở chỗ là mang tính chuyên nghiệp thực hiện DA.
-Không được ở chỗ các quy định PL trong thực tế đã đồng nhất khái niệm CĐT và Ban QLDA,ở đia phương đã hình thành các Ông Ban QLDA-CHỦ ĐẦU TƯ rất to,cát cứ các lãnh địa:trọng điểm(duy ý chí ở chỗ cứ coi nó trọng điểm là thành trọng điểm),giao thông -thủy lợi,XD dân dụng...Vì vậy,theo cơ chế này các nhà thầu hoạt đông trong các lĩnh vực này luôn ở tư thế"các anh gọi chúng em sẵn sàng",tôi cũng là CĐT,nhưng có 2 câu thơ để "nịnh"CĐTlà:(''Anh A vừa nốc vừa ho/Em B khen nịnh"câu hò quê hương")-nếu mất điểm trong mắt các anh thì hay coi chừng có cái chết đến từ từ-phải giải tán doanh nghiệp-không có đất sống;từ đó sinh ra một hình thức" đấu thầu đen" không công khai,không minh bạch và thiếu cạnh tranh.Ông CĐT này"ho một tiếng",vô cùng nghênh ngang thì được "tiền hô,hậu ủng-trống đi trước,kèn đi sau"",mất đi sự trong sáng của cuộc chơi.Chức năng CĐT thuê BanQLDA để thực hiện quản lý DA dần không còn nữa (do chi phí QLDAthấp,không có quyền )và biến thành CĐT trực tiếp QLDA -Đèn thần trong Alibaba đã biến đổi từ NĐ này sang NĐ khác("úm ba la") các Ông Ban QLDA đã lên đời.
2-Sự không nhất quán trong các quy định đã tạo cho việc tổ chức bộ máy,các cơ chế hoạt đông,các quy định PL liên quan(sau MPU 18)...liên tục thay đổi,nhiều lúc như mớ mòng bong:lúc trực thuộc UB tỉnh,lúc thuộc Sở chuyên ngành,lúc đi làm thuê tư vấn QLDA...và rồi có lúc thăng,trầm,lúc giải thể,lúc gần tàn lụi mượn lương năm sau trả lương năm trước,người xin nghỉ việc,kẻ bỏ việc-cuối cùng đã được đền đáp thành một Capo de capu(bố già của các bố già-tiếng ý).
Có thể quan điểm nay hơi tiêu cực,nhưng đây là thực trạng-theo tôi cần có chấn chỉnh.
 
Last edited by a moderator:

cuongthinh.yt

Thành viên mới
Tham gia
11/3/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
các bác cho em hỏi với em mới đang tìm hiểu về quản lý dự án có bác nào biết là nếu chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án mà không đủ năng lực nhưng vẫn thực hiện quản lý dự án,thì có bị thanh tra nhà nước sử phạt là bao nhiêu không? quy định ở bộ luật nào? em thấy ở Điều 44 mục 3 nghị định 12/2009 có nói :Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.
Em thấy như vậy thì chả cần bằng cấp mà vẫn quản lý được nhom C nó trung trung quá mà nhóm C được quản lý những 75 tỷ có bác nào giải thích cho em với thank:confused:
 

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
=D>Mình tham gia vài điều với diễn đàn như sau:
NĐ12 đã cụ thể hơn NĐ 16 một số điểm:
Riêng phần lập Báo cáo KT-KT đã rõ hơn rất nhiều đó là Khi Người quyết định đầu tư ra QĐ phê duyệt Báo cáo KT-KT thì CĐT không phải duyệt lại (cụ thể TT03)
Tổng hợp sự khác nhau mình đã sưu tầm vào file Excell các bạn tham khảo nhé!
 

File đính kèm

  • So sanh ND12 va ND16.xls
    40,5 KB · Đọc: 256

xoichehoasua

Thành viên mới
Tham gia
11/8/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Lại là vấn đề giứa NĐ12 và NĐ16; NĐ112... Bác nào tường tận chỉ giáo cho em với

Có sự thay đổi về điều kiện, năng lực của Giám đốc BQLDA khi Chủ đầu tư thành lập BQLDA tại NĐ12 so với NĐ 16 và NĐ 112.
- Tại NĐ12/2009 thì GĐ BQLDA chỉ cần "có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ QLDA' và có kinh nghiệm trên 3 năm" (k2 Đ43 NĐ12).
- Tại NĐ16/2004 thì GĐ BQLDA yêu cầu điều kiện phải tương ứng GĐ tư vấn QLDA' như "Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là giám đốc hoặc phó giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 (điều 63) hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 (điều 59)." (k1 Đ55 NĐ16/2004)
Theo như em thấy thì điều kiện, năng lực của GĐ BQLDA tại NĐ12/2009 không còn khắt khe về mặt chuyên môn nữa mà yêu cầu thêm cả năng lực về quản lý. Các bác có thể phân tích rõ thêm cho em về vấn đề này được không :confused:
Các Bác cho e hỏi thêm Điều kiện, năng lực của GĐ BQLDA' còn được quy định tại văn bản nào nữa ko?
 

phamtuanhai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
22/6/08
Bài viết
40
Điểm thành tích
8
các bác cho em hỏi với em mới đang tìm hiểu về quản lý dự án có bác nào biết là nếu chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án mà không đủ năng lực nhưng vẫn thực hiện quản lý dự án,thì có bị thanh tra nhà nước sử phạt là bao nhiêu không? quy định ở bộ luật nào? em thấy ở Điều 44 mục 3 nghị định 12/2009 có nói :Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực hiện quản lý dự án nhóm C.
Em thấy như vậy thì chả cần bằng cấp mà vẫn quản lý được nhom C nó trung trung quá mà nhóm C được quản lý những 75 tỷ có bác nào giải thích cho em với thank:confused:
Theo Nghị định 23-2009 của Chính phủ:
Điều 17. Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Mượn, cho mượn; thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề;
b. Hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề theo quy định; hoạt động sai chứng chỉ hành nghề; hoạt động không có chứng chỉ hành nghề.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi sau đây:
a. Giao cho người không có chứng chỉ hành nghề hoặc không đủ điều kiện năng lực tương ứng với loại, cấp công trình đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình; chủ nhiệm lập dự án; giám đốc tư vấn quản lý dự án; chỉ huy trưởng công trường; chủ trì thẩm tra thiết kế; chủ trì thẩm định thiết kế công trình;
b. Hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực theo quy định.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng;
b. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của cá nhân có hành vi vi phạm từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn.
Và rất rõ ràng ( Kể cả mức phạt, hình thức phạt, thẩm quyền xử lý...) đối với các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng. Bạn hãy nghiên cứu nghị định này.
 

dienvk

Thành viên mới
Tham gia
14/7/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
cấp phép xây dựng phần hạ tầng của dự án khu nhà ở

Chào các bác,
Công ty tôi có 01 dự án khu nhà ở tại THủ Đức Tp.HCM, khoảng 6ha. Đang dự kiến tách phần hạ tầng (đường, cầu cống, cấp thaót nước) để khởi công trước. Hỏi các bác sau khi phần hạ tầng được Sở Giao thông vận tải thông qua thẩm định thiết kế cơ sở (Quy hoạch 1/500 đã xong) thì khởi công xây dựng được không, vướng gì không?

Nghị định 12 và thông tư 03 không nói rõ về việc này.
Cám ơn các bác.
 

nhthuongbk

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/9/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Chào các bác,
Công ty tôi có 01 dự án khu nhà ở tại THủ Đức Tp.HCM, khoảng 6ha. Đang dự kiến tách phần hạ tầng (đường, cầu cống, cấp thaót nước) để khởi công trước. Hỏi các bác sau khi phần hạ tầng được Sở Giao thông vận tải thông qua thẩm định thiết kế cơ sở (Quy hoạch 1/500 đã xong) thì khởi công xây dựng được không, vướng gì không?

Nghị định 12 và thông tư 03 không nói rõ về việc này.
Cám ơn các bác.

Thế bác đã có quyết định giao đất chưa? Hồ sơ TK bản vẽ thi công và dự toán đã xong chưa? Công ty bác là nhà nước hay tư nhân?
1. Nếu là công ty nhà nước: Phải có, QĐ giao đất, TK, dự toán được duyệt. Rồi đấu thầu được duyệt.
2. Nếu là công ty tư nhân: Chỉ cần có QĐ giao đất, có TK và có KQ đấu thầu thôi (TK và dự toán có thể không cần được duyệt hoặc duyệt cho có) nhưng theo mình, để chặt chẽ trong quản lý thì cũng đều phải có các bước:
- Thiết kế và lập dự toán.
- Thẩm tra TK, DT (nếu cần)
- QĐ phê duyệt TK, DT
- Mời thầu, xét thầu
- Ký kết hợp đồng
- Khởi công XD
PS: Nếu bác có mời thầu thì cho em 1 vé nhé

Nguyễn Hồng Thương
0908355307
Email: nhthuongbk@gmail.com
 

lbl2003

Thành viên mới
Tham gia
1/8/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Dấu trong ( ) chỉ là cụm từ có ý nghĩa tương dương, thực tế thì chỉ là cách gọi cho phù hợp với su thế phát triển còn bản chất đều là công việc của giai đoạn đầu khi chuẩn bị dự án
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top