Các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi

TRẦN QUANG MINH

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/3/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Về lập hồ sơ BCKTKT

Các bạn đã từng...khóc với NĐ16 về tổng mức đầu tư (TMĐT) khi lập hồ sơ BCKTKT thì nay có thể ăn mừng vì NĐ12 đã tháo gỡ nỗi bức xúc đó . Có hai điểm chính là :
1 / Công trình có TMĐT tới 15 tỷ đồng chỉ cần lập BCKTKT
2 / Tổng mức đầu tư không bao gồm tiền sử dụng đất .
( Điều 13 - mục 1 - b )
- Theo NĐ16 nếu TMĐT vượt 7 tỷ đồng mà tổng chi phí gồm Chi phí Xây lắp + Chi phí thiết bị + Chi phí khác + Chi phí dự phòng chưa tới 7 tỷ đồng thì phải lập dự án đầu tư .
- Theo NĐ12 nếu TMĐT vượt 15 tỷ đồng mà tổng chi phí gồm Chi phí Xây lắp + Chi phí thiết bị + Chi phí khác + Chi phí dự phòng chưa tới 15 tỷ đồng thì chỉ cần lập BCKTKT khỏi phải lập dự án đầu tư .
Từ nay chúng ta yên tâm khỏi phải lo các chi phí về đất làm đội TMĐT qua ngưỡng lập hồ sơ Dự án đầu tư rất đỗi nhiêu khê , nhiều khi dự án bị phá sản vì lỡ kế hoạch , vì không đủ tiền đền bù v.v...
 
M

minhtuong

Guest
Tôi mới mua tập Hướng dẫn thi hành Luật xây dựng do Vũ đình Khang sưu tầm và hệ thống, trong đó coa Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009. Trong khi đó tôi Dowload trên diễn đàn "giaxaydung.vn thì lại nghi là ngày 10-02-2009. Vậy có Bác nào biết cho hỏi Nghị định ban hành ngày 10 hay 12.

Chính xác thì ngày ban hành là 12/2/2009, ngày có hiệu lực là 02/4/2009.
 

phi08

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/6/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Chính xác thì ngày ban hành là 12/2/2009, ngày có hiệu lực là 02/4/2009 vì ngày 01/4 là ngày nói dối nên chính phủ chỉnh sửa
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Gởi các bác file so sánh sự khác nhau giữa nghị định 16/2005/NDD-CP và nghị định 12/2009/NĐ-CP của tác giả Lê Văn Thịnh - Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình 1 - Cục giám định nhà nước!
 

File đính kèm

  • so sanh ND 112+16 voi ND 12.doc
    148,5 KB · Đọc: 519

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Một số vấn đè về công tác quản lý dự án.

Ngược dòng lịch sử một tí, trước đây (NĐ52/1999) để quản lý nguồn vốn NSNN, khi ĐTXDCT, NN quy định thành lập các Ban QLDA để thực hiện, qua thời gian dài tích lũy kinh nghiệm các Ban này dần trở nên chuyên nghiệp có thể đảm đương toàn bộ quá trình từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc dự án chỉ có mỗi việc là không được quyền quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh dự án;
Đùng 1 phát PMU 17+1 vỡ, BXD vội vàng tham mưu Cho Chính phủ ban hành NĐ16 rồi lại đến NĐ112, thậm chí cả TT02 và nhiều lắm lắm...nhằm định nghĩa lại Chủ đầu tư và vai trò các Ban QLDA theo hướng "thả gà ra vườn", Ban QLDA chỉ được thành lập sau khi có dự án và do chủ đầu tư thành lập và hậu quả như thế nào ? Không khả thi ! hãy xem lại số liệu báo cáo việc giải ngân của các địa phương thì biết, rất thê thảm vì không còn đội ngũ làm công tác QLDA có kinh nghiệm nữa, xã hội trở nên rối loạn và cụ thể nhất là chỉ mỗi việc điều chỉnh hợp đồng do có sự biến động giá mà phải hết thông tư này đến thông tư kia, hết văn bản này đến văn bản kia, đến bây giờ (03/2009) vẫn chỉ phê duyệt tạm, hệ thống các ban QLDA được thành lập theo NĐ16, NĐ112, TT02 đã bộc lộ sự kém hiệu quả.
Nay thì BXD lại tham mưu cho CP ban hành NĐ12 nhằm cứu vãn cho bế tắc trên lại cho phép người QĐ ĐT có thể "Ủy thác" cho "đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư" việc này thoáng nghe rất nuột nà nhưng về bản chất lại quay về điểm xuất phát (NĐ52/1999) tức các Ban QLDA có thể làm chủ đầu tư.
Vấn đề muốn nói ở đây là Kính mong những vị hoạch định sách lược tham mưu cho Chính Phủ ta nếu có thí điểm thì khoanh một vùng nho nhỏ để thí điểm đừng xem quốc gia đại sự là việc giỡn chơi, thí điểm nữa.
 

dohoangduong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/7/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
Ngược dòng lịch sử một tí, trước đây (NĐ52/1999) để quản lý nguồn vốn NSNN, khi ĐTXDCT, NN quy định thành lập các Ban QLDA để thực hiện, qua thời gian dài tích lũy kinh nghiệm các Ban này dần trở nên chuyên nghiệp có thể đảm đương toàn bộ quá trình từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc dự án chỉ có mỗi việc là không được quyền quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh dự án;
Đùng 1 phát PMU 17+1 vỡ, BXD vội vàng tham mưu Cho Chính phủ ban hành NĐ16 rồi lại đến NĐ112, thậm chí cả TT02 và nhiều lắm lắm...nhằm định nghĩa lại Chủ đầu tư và vai trò các Ban QLDA theo hướng "thả gà ra vườn", Ban QLDA chỉ được thành lập sau khi có dự án và do chủ đầu tư thành lập và hậu quả như thế nào ? Không khả thi ! hãy xem lại số liệu báo cáo việc giải ngân của các địa phương thì biết, rất thê thảm vì không còn đội ngũ làm công tác QLDA có kinh nghiệm nữa, xã hội trở nên rối loạn và cụ thể nhất là chỉ mỗi việc điều chỉnh hợp đồng do có sự biến động giá mà phải hết thông tư này đến thông tư kia, hết văn bản này đến văn bản kia, đến bây giờ (03/2009) vẫn chỉ phê duyệt tạm, hệ thống các ban QLDA được thành lập theo NĐ16, NĐ112, TT02 đã bộc lộ sự kém hiệu quả.
Nay thì BXD lại tham mưu cho CP ban hành NĐ12 nhằm cứu vãn cho bế tắc trên lại cho phép người QĐ ĐT có thể "Ủy thác" cho "đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư" việc này thoáng nghe rất nuột nà nhưng về bản chất lại quay về điểm xuất phát (NĐ52/1999) tức các Ban QLDA có thể làm chủ đầu tư.
Vấn đề muốn nói ở đây là Kính mong những vị hoạch định sách lược tham mưu cho Chính Phủ ta nếu có thí điểm thì khoanh một vùng nho nhỏ để thí điểm đừng xem quốc gia đại sự là việc giỡn chơi, thí điểm nữa.
em tâm đắc bài này quá, em chuyên QLDA cho nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước hay tương tự nên tương đối thoải mái hơn. Tuy nhiên cũng thấy hệ thống văn bản dưới luật thật vô cùng rắc rối, Thôi thì đành quyết chơi tới cùng vậy, cho dù vài tháng sau cái Thông tư hướng dẫn có khi lại "bóp lại, siết chặt lại " như cách nói của ai đó...
 
Last edited by a moderator:

dohoangduong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/7/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
"GĐ dự án phải có bằng chuyên nghành phù hợp , có chứng chỉ văn bằng QLDA" như vậy nhất hiết phải học nghành Xây dựng, kiến trúc hay còn nghành học nào được coi là phù hợp nữa?? Em học ngành kinh tế ra nhưng làm nghề này lâu rồi, có một số kinh nghiệm vì từng Phụ trách những dự án dân cư vài trăm hecta. Em hiểu là đây là quy định với những dự án có nguồn từ ngân sách nhà nước hoặc tương tự đúng không a??? Em đang học Cao học Quản lý dự án của Mỹ tại VN. Như vậy sau khi Tốt nghiệp có được coi là phù hợp không? hiện giờ em có văn bằng về QLDA do BXD cấp rồi.
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Thủ tục ĐTXDCT ngoài vốn NSNN.

Cho mình hỏi với.
Mấy Bác Bộ soạn thế nào mà mình chẳng hiểu việc đầu tư xây dựng đối với những dự án không sử dụng vốn NSNN sẽ thực hiện như thế nào? có cần thẩm định thiết kế cơ sở không? vì lẽ j mà mình hỏi như vầy, này nhé :
NĐ12 chỉ nêu nội dung quản lý NN đối với những DA sử dụng vốn NS, trước đây NĐ16, 112 cũng nói vậy tuy nhiên hai cái này có quy định về cơ quan có thẩm quyền thẩm định TKCS vì vậy những dự án không sử dụng NSNN trước đây còn biết đường vác hồ sơ đến cửa các cơ quan này, nay thì hết biết luôn và nếu có vác lại chỗ cũ thì các cơ quan này bảo họ hết thẩm rồi, đi chỗ khác chơi ! thật rối nhỉ; Họ mà không thẩm định giúp thì đến khi xin phép xây dựng Lão cấp phép vẽ cho một cái vòng tròn thì chỉ còn nước vất hồ sơ, khi ấy mà sửa hồ sơ cho phù hợp với các loại quy định thì mấy anh tư vấn và chủ đầu tư giải khát bằng mồ hôi mất.
Thế mới thấm thía sự cần thiết trước khi cải cách thủ tục hành chính thì phải cải cách con người trước. Các Bác nhà Bộ cứ cải cách ngẫu hứng như thế này mãi chắc rồi có lúc loạn.
Nãy zừa máu quá nên quên, nếu mình hiểu chưa đúng xin chỉ záo thiêm (phải cải cách mình chứ !)
 
Last edited by a moderator:

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Cho mình hỏi với.
Mấy Bác Bộ soạn thế nào mà mình chẳng hiểu việc đầu tư xây dựng đối với những dự án không sử dụng vốn NSNN sẽ thực hiện như thế nào? có cần thẩm định thiết kế cơ sở không? vì lẽ j mà mình hỏi như vầy, này nhé :
NĐ12 chỉ nêu nội dung quản lý NN đối với những DA sử dụng vốn NS, trước đây NĐ16, 112 cũng nói vậy tuy nhiên hai cái này có quy định về cơ quan có thẩm quyền thẩm định TKCS vì vậy những dự án không sử dụng NSNN trước đây còn biết đường vác hồ sơ đến cửa các cơ quan này, nay thì hết biết luôn và nếu có vác lại chỗ cũ thì các cơ quan này bảo họ hết thẩm rồi, đi chỗ khác chơi ! thật rối nhỉ; Họ mà không thẩm định giúp thì đến khi xin phép xây dựng Lão cấp phép vẽ cho một cái vòng tròn thì chỉ còn nước vất hồ sơ, khi ấy mà sửa hồ sơ cho phù hợp với các loại quy định thì mấy anh tư vấn và chủ đầu tư giải khát bằng mồ hôi mất.
Thế mới thấm thía sự cần thiết trước khi cải cách thủ tục hành chính thì phải cải cách con người trước. Các Bác nhà Bộ cứ cải cách ngẫu hứng như thế này mãi chắc rồi có lúc loạn.
Nãy zừa máu quá nên quên, nếu mình hiểu chưa đúng xin chỉ záo thiêm (phải cải cách mình chứ !)

Cái này không phải thẩm định thiết kế cơ sở mà là xin ý kiến các cơ quan về thiết kế cơ sở. Bạn chú ý đọc kỹ trong văn bản nhà nước quy định nhé!

Có lẽ sau này thông tư ra đời thì sẽ quy định rõ hơn về việc này !

Thân chào bạn!
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Giúp mình hiểu thêm

Cái này không phải thẩm định thiết kế cơ sở mà là xin ý kiến các cơ quan về thiết kế cơ sở. Bạn chú ý đọc kỹ trong văn bản nhà nước quy định nhé!

Có lẽ sau này thông tư ra đời thì sẽ quy định rõ hơn về việc này !

Thân chào bạn!
Mình cũng biết vậy nhưng sự việc như thế này : Theo NĐ12, Sở KHĐT sẽ làm đầu mối và lấy ý kiến các Sở chuyên ngành về TKCS nhưng quy định này chỉ đối với các DA sử dụng vốn NSNN thôi. Còn đối với DA khác thì không thấy quy định quản lý như thế nào, nếu vác lại Sở KHĐT thì họ bảo họ chỉ làm đầu mối DA sử dụng vốn NS thôi còn nếu tự mang lại các Sở XD, GT thì họ bảo vác lại ông đầu mối rồi họ mới cho í kiến j j đó. Vất vả lém ban ạ.
Xin chỉ thêm.
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Cái này không phải thẩm định thiết kế cơ sở mà là xin ý kiến các cơ quan về thiết kế cơ sở. Bạn chú ý đọc kỹ trong văn bản nhà nước quy định nhé!

Có lẽ sau này thông tư ra đời thì sẽ quy định rõ hơn về việc này !

Thân chào bạn!

Theo quan điểm của mình thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định. Tại điều 10 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP đã qui định rõ:"Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này" mà qui định tại khoản 6 điều 10 ghi là thẩm định thiết kế cơ sở. Vậy nên theo quan điểm của tôi, thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định, nó diễn ra đồng thời với việc thẩm định dự án và do đơn vị đầu mối thảm định dự án làm, chủ đầu tư không phải làm thẩm định thiết kế cơ sở riêng.
Còn đối với dự án có vốn ngoài ngân sách thì thiết kế cơ sở vẫn phải được thẩm định. Ai đi làm việc đó thì do Người quyết định đầu tư phân công.
 

ksminhbinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/12/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Tôi chưa hiểu là thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 10 thì nói chủ đầu tư tổ chức thẩm đinh, và lấy ý kiến các cơ quan nhà nước. Vậy tại sao tại điều 9 của nghị định về hồ sơ thẩm định lại có thêm tờ trình thẩm định của chủ đầu tư? ai trình?trình ai bây giờ? nếu là trình cơ quan nhà nước thì chỉ là trình lấy ý kiến thôi chứ? đó là tôi hỏi về vốn ngoài ngân sách, còn vốn trong ngân sách chẳng lẻ chủ đầu tư là UBND Tỉnh lại đi trình Sở thẩm định? nghe có vẽ kỳ quá.
Xin làm rõ thêm chi tiết này:confused::confused:
 
Last edited by a moderator:

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Việc thẩm định TKCS đối với vốn ngoài NSNN

Tôi chưa hiểu là thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 10 thì nói chủ đầu tư tổ chức thẩm đinh, và lấy ý kiến các cơ quan nhà nước. Vậy tại sao tại điều 9 của nghị định về hồ sơ thẩm định lại có thêm tờ trình thẩm định của chủ đầu tư? ai trình?trình ai bây giờ? nếu là trình cơ quan nhà nước thì chỉ là trình lấy ý kiến thôi chứ? đó là tôi hỏi về vốn ngoài ngân sách, còn vốn trong ngân sách chẳng lẻ chủ đầu tư là UBND Tỉnh lại đi trình Sở thẩm định? nghe có vẽ kỳ quá.
Xin làm rõ thêm chi tiết này:confused::confused:

Chào bạn
Việc lập, thẩm định, phê duyệt DA ĐTXD Nhà nước chỉ quản lý đối với DA sử dụng vốn NSNN. Để quản lý, NĐ12 quy định cơ quan đầu mối thẩm định dự án (trong đó có TKCS), cơ quan đầu mối có trách nhiệm lấy ý kiến TKCS cùng luc với việc thẩm diịnh nội dung dự án. Tuy nhiên do chỉ quy định quản lý đối với DA sử dụng vốn NS, các dự án khác (tùy theo nguồn và tỷ trọng góp vốn), chủ đầu tư tự quyết định về nội dung dự án, việc tự quyết định này cũng có thể thấy rằng DA tư nhân có thể khác so với DA dùng vốn NS vì vậy chắc chắn là dự án tư nhân sẽ không có việc thẩm định gì hết (Các ông tư nhân chớ vội mừng, chờ đến khi cấp phép xây dựng sẽ rõ) còn muốn "lấy í kiến" thì vô tư ! Luật xây dựung có quy định rồi, các cơ quan QLNN phải cung cấp thông tin cần thiết cho dự án (xin lưu ý : chỉ là cung cấp thôi nhé, các ông sử dụng vào mục đích gì thì hồi sau sẽ biết);
còn nếu trường hợp UBND Tỉnh làm chủ đầu tư thì có hai cách : 1/ Thành lập Ban QLDA và ủy thác cho nó làm chủ đầu tư khi đó ông này sẽ trình. Hợp lệ chứ bạn ?; 2/ Nếu dự án có vốn dưới 07 tỷ, chủ đầu tư tự thực hiện thì khi đó thay vì tờ trình thì thay thế bằng văn bản đề nghị thẩm định. Việc này cũng không có gì sai đâu bạn vì tại địa phương UBND là cấp chính quyền cao nhất thì cái việc thay thế mẫu tờ trình bằng văn bản chỉ là việc cỏn con thôi.
 

tuvanhpc

Thành viên mới
Tham gia
13/3/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Có 1 số điểm mới theo NĐ12 mà tôi tham khảo từ cán bộ VKT, mọi người xem thử nhé.
Ngoài ra công ty chúng tôi cũng tổ chức lớp phổ biến điểm mới của NĐ12 vào ngày 28/03 (1 ngày) tại trường ĐTCB Lê Hồng Phong với mức học phí 300k/học viên. Bác nào quan tâm thì liên hệ với chị Phượng 0985.85.1102 để biết chi tiết.
Cám ơn các bác đã quan tâm./.
 

File đính kèm

  • TaphuanND12_2009 sua lai.zip
    54,6 KB · Đọc: 446
M

minhtuong

Guest
Ngược dòng lịch sử một tí, trước đây (NĐ52/1999) để quản lý nguồn vốn NSNN, khi ĐTXDCT, NN quy định thành lập các Ban QLDA để thực hiện, qua thời gian dài tích lũy kinh nghiệm các Ban này dần trở nên chuyên nghiệp có thể đảm đương toàn bộ quá trình từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc dự án chỉ có mỗi việc là không được quyền quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh dự án;
Đùng 1 phát PMU 17+1 vỡ, BXD vội vàng tham mưu Cho Chính phủ ban hành NĐ16 rồi lại đến NĐ112, thậm chí cả TT02 và nhiều lắm lắm...nhằm định nghĩa lại Chủ đầu tư và vai trò các Ban QLDA theo hướng "thả gà ra vườn", Ban QLDA chỉ được thành lập sau khi có dự án và do chủ đầu tư thành lập và hậu quả như thế nào ? Không khả thi ! hãy xem lại số liệu báo cáo việc giải ngân của các địa phương thì biết, rất thê thảm vì không còn đội ngũ làm công tác QLDA có kinh nghiệm nữa, xã hội trở nên rối loạn và cụ thể nhất là chỉ mỗi việc điều chỉnh hợp đồng do có sự biến động giá mà phải hết thông tư này đến thông tư kia, hết văn bản này đến văn bản kia, đến bây giờ (03/2009) vẫn chỉ phê duyệt tạm, hệ thống các ban QLDA được thành lập theo NĐ16, NĐ112, TT02 đã bộc lộ sự kém hiệu quả.
Nay thì BXD lại tham mưu cho CP ban hành NĐ12 nhằm cứu vãn cho bế tắc trên lại cho phép người QĐ ĐT có thể "Ủy thác" cho "đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư" việc này thoáng nghe rất nuột nà nhưng về bản chất lại quay về điểm xuất phát (NĐ52/1999) tức các Ban QLDA có thể làm chủ đầu tư.
Vấn đề muốn nói ở đây là Kính mong những vị hoạch định sách lược tham mưu cho Chính Phủ ta nếu có thí điểm thì khoanh một vùng nho nhỏ để thí điểm đừng xem quốc gia đại sự là việc giỡn chơi, thí điểm nữa.

Mình không nhất trí với quan điểm này lắm. Theo mình vấn đề ở chỗ chủ đầu tư và BQLDA có quá nhiều sự ràng buộc lẫn nhau.
Theo mình những vấn đề gây ra bởi Ban QLDA là do năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư không được thể hiện tốt, các chủ đầu tư đã giao phó, mặc cho các ban QLDA muốn làm gì thì làm, vượt cả quyền chủ đầu tư. Hoặc chủ đầu tư giao cả những công việc mà BQLDA không đủ năng lực để đảm nhận (người của ta làm thì dễ hơn :D), trong khi lại thiếu kiểm tra, giám sát (nhiều khi người của chủ đầu tư là người của BQLDA hay ngược lại mất rồi, lấy đâu mà giám sát:D).
Kể từ Nghị định 112 thì nhiệm vụ và quyền hạn của BQLDA đã thay đổi rất nhiều so với Nghị định 16, các BQLDA đã được ĐẶT ĐÚNG CHỖ hơn. Nghị định 12 bây giờ vẫn giữ nguyên các qui định về quyền hạn của BQLDA đã qui định từ Nghị định 112.

Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền.
Theo mình thì Ban QLDA là Ban QLDA, chứ không nên để BQLDA làm chủ đầu tư.
Cách tốt nhất, đó là phát triển hình thức tư vấn QLDA. Muốn thế phải phát triển doanh nghiệp tư vấn QLDA chuyên nghiệp.
 
Last edited by a moderator:

dinh_dhxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/2/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Mình có một số quan điểm khác về NĐ 12/2009!

Đúng là luật Việt Nam, càng đưa vào chi tiết càng khó hiểu. Theo mình Thiết kế cơ sở và Thuyết minh dự án đầu tư chính là hồ sơ của Lập dự án đầu tư vì vậy phải thẩm định cùng rồi, tuy nhiên hai phần này lại do hai đơn vị thẩm định khác nhau, thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn (Sở Xây dựng, Sở Giao thông,...) thẩm định, còn Thuyết minh dự án do chủ đầu tư thẩm định. Nhưng thiết kế cơ sở phải được thẩm định trước thì mới có kết quả ra tổng mức đầu tư chứ, cũng giống như thiết kế chưa xong thì làm sao bóc được dự toán. Trở lại trường hợp trên, nếu công tác thẩm định của hai phần trên cùng lúc, thì nếu xảy ra thiết kế cơ sở không được cơ quan nhà nước chấp thuận phải thay đổi lại quy mô, kết cấu khi đó phải thay đổi lại tổng mức đầu tư, các giải pháp mặt bằng,...thì tất nhiên là dự án đầu tư phải thay đổi rồi.
Mình cũng đang tìm hiều về Nghị định 12/2009/NĐ-CP, đúng là Thuyết minh dự án và Thiết kế cơ sở là 1 phần của Hồ sơ trình thẩm định Dự án ĐTXDCT (theo Điều 9 của NĐ này).
Tuy nhiên bạn cho rằng 2 phần này do 2 đơn vị khác nhau thẩm định là không đúng. Thuyết minh DA và TKCS chỉ là một phần của DA đầu tư XDCT, do đó theo Điều 10 của NĐ này thì đầu mối thẩm định DA là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tham gia ý kiến khi có yêu cầu mà thôi.
Hơn thế nữa bạn cho rằng phải thẩm định xong thiết kế cơ sở thì mới có kết quả Tổng mức đầu tư cũng không đúng, bạn nên nhớ rằng TKCS và Tổng mức đầu tư là cùng một bộ hồ sơ, khi thẩm định DA thì phải có cả TKCS và Tổng mức đầu tư (cũng giống như: khi đơn vị tư vấn thiết kế thiết kế một công trình nào đó thì đó bao gồm: Bản vẽ thiết kế và dự toán thiết kế).
Và theo điều 8, thiết kế cơ sở được lập trên cơ sở của phương án thiết kế đã được lựa chọn do đó việc thay đổi phương án thiết kế là ít có thể xảy ra.
Và một điều nữa, nếu bạn xem trong Nghị định 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chí phí đầu tư xây dựng, việc lập tổng mức đầu tư có nhiều cách (như Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu; hay tính trên cơ sở của DA có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tư ...) chứ không nhất thiết là phải theo Thiết kế cơ sở.
Trên đây là quan điểm của mình, mong nhận được sự góp ý của các bạn. Thanks!
 

dinh_dhxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/2/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tôi tham gia ý kiến với bạn về vấn đề này như sau!

Tôi chưa hiểu là thủ tục thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều 10 thì nói chủ đầu tư tổ chức thẩm đinh, và lấy ý kiến các cơ quan nhà nước. Vậy tại sao tại điều 9 của nghị định về hồ sơ thẩm định lại có thêm tờ trình thẩm định của chủ đầu tư? ai trình?trình ai bây giờ? nếu là trình cơ quan nhà nước thì chỉ là trình lấy ý kiến thôi chứ? đó là tôi hỏi về vốn ngoài ngân sách, còn vốn trong ngân sách chẳng lẻ chủ đầu tư là UBND Tỉnh lại đi trình Sở thẩm định? nghe có vẽ kỳ quá.
Xin làm rõ thêm chi tiết này:confused::confused:
Tôi tham gia ý kiến với bạn về vấn đề này như sau:
- Tôi thấy điều 9, điều 10 chẳng có gì là bất hợp lý cả, chỉ có điều bạn chưa hiểu mà thôi.
- Tờ trình thẩm đinh dự án chỉ là một thủ tục hành chính mà thôi. Chủ đầu tư là người phải lập DA-ĐTXDCT và sau đó trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Và đầu mối thẩm định là đơn vị chuyên môn thuộc cấp quyết định đầu tư.
Như vậy Chủ đầu tư sau khi lập xong phải làm tờ trình cho đơn vị chuyên môn thuộc cấp quyết đinh đầu tư thẩm định sau đó người quyết định đầu tư mới xem xét phê duyệt.
 

phi08

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/6/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Cap chung chi

Theo các bác khi ND912 có hiệu lực thì cán bộ công chức nhà nước có được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế và giám sát không ?
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Theo các bác khi ND912 có hiệu lực thì cán bộ công chức nhà nước có được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế và giám sát không ?

ND13 mà có ra thì Công chức cũng không được hay nói cách khác là không thể làm đâu vì nếu công chức NN hay cụ thể hơn là các vị ở các Sở XD, GT hoặc KHĐT mà làm thì không thể có sự công bằng trong cạnh tranh nguồn công việc được còn nói về chi tiết thì khi tham gia các loại công tác này thì các vị này làm vào lúc nào? chả nhẽ chỉ giám sát vào ngày nghỉ? còn nếu ngày thường mà các vị này ký biên bản nghiệm thu thì hóa ra các vị này vi phạm giờ giấc làm việc công sở à? Theo mình chắc không có việc như bạn tưởng tượng đâu.:))
 

songhongbaoloc

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/6/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Qua nghiên cứu NĐ12, mình thấy có những điểm mới nổi bật sau:
6. Điều 19: quy định rõ các dự án đề phải có giấp phép xây dựng; Trước đây, NĐ16 và LXD, cho phép dự án NSNN đã được phê duyệt thì không cấn GPXD

Điều 19. Giấy phép xây dựng công trình
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Theo mình hiểu thì những dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không cần xin cấp giấy phép xây dựng ( theo khoản b, điểm 1 , điều 19 - NĐ 12). Không biết mình hiểu vây có đúng không, mong các ban tham gia cùng.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top