Các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Điều 36. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Khảo sát xây dựng công trình;
e) Thi công xây dựng công trình;
g) Giám sát thi công xây dựng công trình;
h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Chính chữ hoặc ở khoản 2, và văn bằng, chứng chỉ đào tạo ở khoản 3 nói lên vấn đề là để đủ điều kiện năng lực thì không nhất thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động xây dựng, mọi cá nhân, tổ chức đều phải có chứng chỉ hành nghề (giấy phép con:D).
Điều 37:
Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng
Đối chiếu Điều 36 và điều 37 ta có:
-Các hoạt động sau (ở điều 36) là phải có chứng chỉ hành nghề:
c) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Khảo sát xây dựng công trình;
g) Giám sát thi công xây dựng công trình;

-Các hoạt động sau (ở điều 36) không cần phải có chứng chỉ hành nghề mà chỉ cần có các điều kiện về năng lực phù hợp:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
e) Thi công xây dựng công trình;
h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Điều 52. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trư¬ờng
1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2

Có nhiều điểm còn khó hiểu nên nêu ra để mọi người cùng bàn luận.

Chỉ huy trưởng công trường là người rất quan trọng trong thi công xây dựng, luật không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, nên cán bộ kỹ thuật thi công XD không cần phải có chứng chỉ hành nghề là điều phù hợp.

Học đại học xây dựng, tốt nghiệp kỹ sư, để được làm cán bộ kỹ thuật thi công xây dựng mà phải cần phải có chứng chỉ hành nghề nữa thì em nhất quyết cho con em từ bỏ nghiệp bố nó thôi :((, còn em thì bỏ nghề, đi buôn mấy cái giấy đó:)).
 
Last edited by a moderator:

phamtuannb

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/2/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Thẩm định thiết kế cơ sở trong Nghị định 12/2009

Thưa các Bác, em được biết, trong NĐ12/2009 thì thiết kế cơ sở không phải thẩm định và không phải nộp lệ phí thẩm định mà bao gồm trong lệ phí thẩm định dự án đầu tư và Thiết kế cơ sở bây giờ chỉ cần lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thôi, các cơ quan có liên quan chỉ cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình còn tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư tự quyết định. Đây là điểm mới so với NĐ16 và 112 đấy ạ.
Trong tháng 3 Bộ xây dựng sẽ hoàn thiện thông tư hướng dẫn ND12 đấy.

Đây là một slide về một số nội dung của ND 12 so với 16 và 112 tuy hơi sơ sài nhưng các bác nếu có nhu cầu thì download về xem nhé, hy vọng lần sau có bài chi tiết hơn anh em đưa lên cho mọi người cùng tham khảo
 

File đính kèm

  • Presentation (3-3 moi).rar
    78 KB · Đọc: 529
  • Mot so diem moi ve ND12.doc
    51,5 KB · Đọc: 512
Last edited by a moderator:

chien_pecc1

Thành viên mới
Tham gia
3/1/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Khoản 1, điều 40 quy định: [FONT=&quot]Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
Vậy, một kỹ sư ra trường tối thiểu 3 năm và có ít nhất tham gia thiết kế hoặc thi công 5 công trình thì được cấp chứng chỉ hành nghề thi công hoặc thiết kế.
[/FONT]
 

bambitim00

Thành viên mới
Tham gia
18/6/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Chào các anh, chị,
Cho e hỏi vấn đề này: Theo khoản 4, Đ36, NĐ12: các cá nhân tham gia QLDA phải có chứng chỉ về QLDA. Hiện tại cty e là CĐT, có thành lập BQLDA (các cá nhân từ nhiều phòng ban). Như vậy, bắt buộc họ fải có chứng nhận về QLDA đúng ko ah?
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Nghị định 12 về Quản lý dự án đã quy định về hai vấn đề lớn: 1. Quản lý chi phí2. Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu như sau:

- Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

Các dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định 12 có hiệu lực thì không phải trình duyệt lại dự án, các nội dung công việc tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Không biết TT02/2007/TT-BXD đã bị hủy bỏ chưa, nhưng đúng là việc thẩm định TKCS hiện phải qua nhiều cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành. Chúng ta đều muốn giảm thủ tục, rút ngắn thời gian đầu tư, nhưng có lẽ điều này cũng là thực tế và hợp lý bởi một dự án đầu tư có hiệu quả không hề đơn giản chút nào.

Nghị định 12 có nhiều đột phá! Đó là khẳng định. Tuy nhiên, tôi có cảm giác sẽ có nhiều bất cập, nhất là việc giao nhiều quyền hơn cho các CĐT.

Mong các bác thảo luận thêm!
Việc cải cách thủ tục hành là chính theo tôi rất quan trọng trong việc thực hiện DAĐT để đẩy nhanh tiến độ thực hiện DA,giảm thất thoát lãng phí và nhà ĐT không mệt mỏi vì không bị hành.Vì vậy giao quyền cho CĐT là chính đáng và trong sạch hoạt động XD vì không phải "lăn lê bò toài" và luôn miệng "kính thưa" do các cơ quan hữu quan luôn "Thiết kế" để "vẽ".Tuy nhiên CĐT phải xác định:phải công bằng trong quan hệ A-B,như vậy phải nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức,phẩm cách một cách"chân,thiện" và nghiêm chỉnh thực hiện cac quy định của pháp luật.Đây là í kiến nghiêm túc vì tôi đang là CĐT nhiều DA luôn đồng hành vì hoạt động XD.Không lí thuyết chút nào vì tôi làm vì anh,anh sẽ làm vì tôi!
 

monkey

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Chào các anh, chị,
Cho e hỏi vấn đề này: Theo khoản 4, Đ36, NĐ12: các cá nhân tham gia QLDA phải có chứng chỉ về QLDA. Hiện tại cty e là CĐT, có thành lập BQLDA (các cá nhân từ nhiều phòng ban). Như vậy, bắt buộc họ fải có chứng nhận về QLDA đúng ko ah?

Chào bạn!
Tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 12/CP có nêu:"...Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình", như vậy điều đó có nghĩa là ai tham gia vào việc quản lý dự án thì phải học qua lớp nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Sau khóa học sẽ được cấp Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng quản lý dự án đầu tư xây dựng... Cái này cũng giống như quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật đấu thầu đối với thành viên tổ chuyên gia đấu thầu.
Điều này là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và mang lại hiệu quả trong việc quản lý dự án./.
 

phtl.77

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/6/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Học đại học xây dựng, tốt nghiệp kỹ sư, để được làm cán bộ kỹ thuật thi công xây dựng mà phải cần phải có chứng chỉ hành nghề nữa thì em nhất quyết cho con em từ bỏ nghiệp bố nó thôi :((, còn em thì bỏ nghề, đi buôn mấy cái giấy đó:)).
Haha... anh minhtuong oi, vậy thì tại sao em học ĐH kiến trúc, tốt nghiệp kiến trúc sư mà vẫn bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được "hành nghề"?!! (Nhóc con em đang học mẫu giáo, thấy cũng có khiếu vẽ lắm, phen này phải cấm nó theo nghề mới được!):-w Đùa tí thôi chứ em đang sợ sắp chết đói đây! Vì theo em biết không ít CĐT vẫn tự thực hiện thiết kế (lấy dấu cty tư nhân), nay có NĐ này thì thoải mái rồi, vậy thì tư vấn lấy gì mà sống:((.
 
Last edited by a moderator:

phtl.77

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/6/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
2. Giảm bớt sự "công quyền" của Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh: Hãy để ý điều 10
[FONT=&quot]Điều 10. [/FONT][FONT=&quot]Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình[/FONT]
[FONT=&quot]1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này.[/FONT]

- Tôi thấy việc thẩm định (của Sở KH đầu tư-cấp tỉnh hoặc phòng Tài chính KH-cấp huyện) và thẩm tra của đơn vị tư vấn có thể quy về 1 mối. (Khả năng phải chờ văn bản thay thế Công văn 1751 thì mới biết được Chi phí thẩm định theo Thông tư 109 (Bộ Tài chính) và chi phí thẩm tra theo 1751(Bộ Xây dựng) có gộp làm 1 không?).
- Như vậy đơn vị tư vấn cũng được phép tham gia vào việc thẩm định dự án là một điểm mới.
Theo mình thì quy định này giúp giảm bớt khá nhiều thủ tục rườm rà của quá trình thẩm định dự án. Trước đây, để trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở phải được thẩm định rồi, đồng thời phương án thiết kế phải được các Sở ban ngành thông qua (Sở CS PCCC, Tài nguyên môi trường, Quy hoạch kiến trúc,...). Vì vậy thông thường trước khi trình duyệt dự án thì phải mất ít nhất vài tháng mới xong các thủ tục trên. Bây giờ thì chỉ cần hoàn thiện HS TKCS và thuyết minh dự án, trình duyệt 1 lần. Đơn vị đầu mối thẩm định sẽ có trách nhiệm hỏi ý kiến của các Sở ban ngành về sự phù hợp của phương án TK, và dự án được duyệt đồng nghĩa với sự chấp thuận về phương án của các cơ quan chức năng.
 

nhthuongbk

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/9/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

Theo mình thì điều khoản mới và khá hay so với Nghị định 16 và 112.

- Chủ đầu tư tự thiết kế công trình của mình thì sẽ rút ngắn được thời gian và chất lượng của sản phẩm sẽ được quan tâm nhiều hơn (Đương nhiên là phải có đủ năng lực).
- Đơn vị thi công nếu được giao lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công sẽ tránh được nhiều rắc rối không cần thiết khi triển khai bản vẽ thiết kế ra công trường và nếu Chủ đầu tư kiểm soát giai đoạn thiết kế này tốt thì tiến độ cũng như chất lượng công trình sẽ được nâng lên, tránh phải xử lý kỹ thựat trên công trường. Trách nhiệm của Chủ đầu tư là đãi cát tìm vàng để chọn đơn vị thi công có đủ năng lực thực hiện. Tuy nhiên mình cũng chư biết thực hiện việc này ra sao, nếu công trình chỉ định thầu thì còn làm được nhưng đấu thầu thì sao, làm sao biết trước đơn vị thi công khi chưa lựa chọn nhà thầu ???
Múa rìu qua mắt thợ 1 chút, mong các bác góp ý thêm.

Theo mình hiểu thì thế này: Nhà thầu thiết kế sẽ thiết kế bước thiết kế kỹ thuật, sau đó chủ đầu tư dùng hồ sơ thiết kế kỹ thuật để mời thầu thi công xây dựng và trong hồ sơ mời thầu sẽ nêu rõ: Nhà thầu thi công tham gia dự thầu phải thiết kế bản vẽ thi công. Khi đó, chủ đầu tư sẽ chấm điểm cao nhất cho nhà thầu có hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đảm bảo kỹ thuật nhất (phù hợp với hồ sơ thiết kế kỹ thuật) và kinh tế nhất.
Không biết như thế có đúng không nhỉ?
 

nhthuongbk

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/9/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Cái điều này thật nhiều vấn đề với câu "trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép" vì những điều cấm trên đã được quy định trong Luật Đấu Thầu. Mà đã là luật thì mọi người đều phải tuân theo nếu không muốn đối mặt với pháp luật

Trích luật đấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2006

Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;
b) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;
c) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;
d) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện chậm nhất là ba năm theo lộ trình do Chính phủ quy định, kể từ khi Luật này có hiệu lực
.

Như vậy cái " người quyết định đầu tư cho phép " có cao hơn Luật hay không ?

Nghị định 58, Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu:
a) Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) được tham gia đấu thầu lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho đến trước ngày 01 tháng 4 năm 2009. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu với đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan bao gồm cả báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) và phải bảo đảm đủ thời gian để các nhà thầu có điều kiện như nhau trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu bảo đảm tính công bằng trong đấu thầu;

Như vậy, sau ngày 1/4/09 thì Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) lại không được tham gia đấu thầu lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ?

Nhân tiện đây cho em hỏi: Tại sao lại lấy ngày 1/4 làm ngày có hiệu lực của nghị định nhỉ??? Ai biết giải dùm em với!
 

nhthuongbk

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/9/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Các huynh cho em hỏi tý: trong Phụ lục I Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ phân loại dự án đầu tư xây dựng giao thông ghi như sau "công trình các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ)" thế thì các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường giao thông nông thôn... thuộc nhóm nào các huynh giúp em với

Nó nằm ở "Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3); Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II - 1); Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm III - 1)" đó bạn
 

ldt2007

Thành viên năng động
Tham gia
12/8/08
Bài viết
62
Điểm thành tích
16
Website
myTKN.blogspot.com
Chào các anh, chị,
Cho e hỏi vấn đề này: Theo khoản 4, Đ36, NĐ12: các cá nhân tham gia QLDA phải có chứng chỉ về QLDA. Hiện tại cty e là CĐT, có thành lập BQLDA (các cá nhân từ nhiều phòng ban). Như vậy, bắt buộc họ fải có chứng nhận về QLDA đúng ko ah?

Nếu tôi nhớ không nhầm đã có văn bản nói công chức thì không được cấp chứng chỉ hành nghề nhé!
Các thầy giáo xây dựng bây giờ "chân trong chân ngoài" hơi khó khăn...
 

Dunghn74

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/9/07
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Diễn đàn dạo này đông vui wa, Cám ơn các Pác đã đầu tư thời gian để nghiên cứu và đưa ra những nội dung phân tích và nhận xét rất chuẩn cho a e học hỏi,nhưng mà nghị định mới ra nhiều wa và sửa đổi, bổ sung, liên tục làm a e updete không kịp nữa, chưa thấu hiểu hết nội dung cũ thì lại thay đổi nội dung mới rồi.
Cám ơn tất cả! Chúc mừng tất cả chị e nhân ngày 8/3.
Chuc các A e trong diễn đnf hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong ngày 8/3.
 
M

minhtuong

Guest
Haha... anh minhtuong oi, vậy thì tại sao em học ĐH kiến trúc, tốt nghiệp kiến trúc sư mà vẫn bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được "hành nghề"?!! (Nhóc con em đang học mẫu giáo, thấy cũng có khiếu vẽ lắm, phen này phải cấm nó theo nghề mới được!):-w

Có lẽ do anh kỹ sư "hành nghề" theo cái bạn đã vẽ trên giấy, còn bạn, một KTS thì không thể "hành nghề" theo cái anh KS đã thi công chăng? :)):))

Đùa tí thôi chứ em đang sợ sắp chết đói đây! Vì theo em biết không ít CĐT vẫn tự thực hiện thiết kế (lấy dấu cty tư nhân), nay có NĐ này thì thoải mái rồi, vậy thì tư vấn lấy gì mà sống:((.

Vẫn còn đỡ hơn tư vấn "chết" vì CDT "lấy dấu" của mình đó. Dù sao "chết" vì đói vẫn hơn "chết" vì người ta "giết" mà bạn.:(:)((
 

stock_pnt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/1/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
6
Mình lập chủ đề này để mọi người đóng góp thảo luận các điểm mới của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Vấn đề đầu tiên mà mình nêu ra là khái niệm BCNCTKT và BCNCKT được đưa vào dấu () bên cạnh các khái niệm báo cáo đầu tư XDCT và dự án đầu tư XDCT.
Vậy chúng ta hiểu việc đưa vào dấu () hai khái niệm này như thế nào?

- Hai khái niệm này nhằm sửa lỗi giữa Luật XD và Luật Đấu thầu (hai thằng này, mỗi thằng sử dụng một khái niệm khác nhau, thằng Luật XD sử dụng khái niệm mới trong khi thằng Luật ĐT vẫn sử dụng khái niệm cũ : Tiền khả thi, khả thi)

- Mình chưa đọc kỹ,sẽ post dần ý kiến. Tuy nhiên khi lướt qua thấy ở các dự án dù là thiết kế một bước hay 2-3 boớc thì Thiết kế thi công đều được gọi chung là Thiết kế BVTC thì phải...điều này sẽ là không rõ ràng nếu nhìn vào hồ sơ. Người ta sẽ không phân biệt được, dự án này được thiết kế mấy bước...cần phân định tên gọi của bước này ứng với mỗi dự án để khi nhìn hồ sơ, người ta biết nagy rằng dự án này được thiết kế theo mấy boớc.
 

monkey

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/12/07
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Nếu tôi nhớ không nhầm đã có văn bản nói công chức thì không được cấp chứng chỉ hành nghề nhé!
Các thầy giáo xây dựng bây giờ "chân trong chân ngoài" hơi khó khăn...

Đúng là CBCC ko được cấp chứng chỉ hành nghề nhưng bạn nói chưa đủ vì hiện nay CBCC vẫn được cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá đó thôi. Còn việc tham gia quản lý dự án thì NN yêu cầu phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng QLDA chứ có phải yêu cầu có chứng chỉ đâu chứ. Cái này thì đâu có khó thực hiện nhỉ./.
 

thongtltd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
8/1/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Nghị định 12 về Quản lý dự án đã quy định về hai vấn đề lớn: 1. Quản lý chi phí như sau:

- Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Tuy nhiên, theo Điều 7, Nghị định 99 về
Điều chỉnh tổng mức đầu tư

1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;

b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Theo Điều 14, Nghị định 12/2009/NĐ-CP
Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
Khi điều chỉnh dự án, sẽ ảnh hưởng đến chi phí của dự án. Vậy trong trường hợp do biến động của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái thì dự án được điều chỉnh nhưng điều chỉnh chi phí như thế nào. Trong khi ND99 quy rất chặt về điều chỉnh chi phí.
Ý kiến các bác như thế nào về vấn đề này./.
 
Last edited by a moderator:
W

weblight

Guest
Chức danh chủ trì KS; tỷ trọng CF thuyết minh & TKCS

Mình có một số vấn đề đang còn khúc mắc, rất mong các bạn giải đáp giúp:
1) Theo VB 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007, trong bảng 2: định mức chi phí lập dự án, định mức chi phí lập dự án nội suy từ các hệ số
Trong mục ghi chú 2: Việc xác định tỷ trọng chi phí thuyết minh và thiết kế cơ sở trong chi phí lập dự án do bên giao thầu công việc trên quyết định
Vậy căn cứ vào các nội dung nào để quyết định? Tỷ lệ phân chia thông thường là ? Các văn bản pháp lý liên quan?

2. Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, Chương IV: điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng:Điều kiện năng lực của
Điều 41: Chủ nhiệm lập dự án
Điều 42: Tổ chức lập dự án
Điều 43: Giám đốc tư vấn quản lý dự án
Điều 44: tổ chức tư vấn khi làm quản lý dự án
Điều 45: Chủ nhiệm KSXD
Điều 46: tổ chức KSXD
Điều 47: Chủ nhiệm thiết kế XDCT
Điều 48: Chủ trì thiết kế
Điều 49: tổ chức thiết kế XDCT
Điều 50: Tổ chức thẩm tra thiết kế
Điều 51: tổ chức TVGS
....
Như vậy, không có chức danh chủ trì khảo sát; tuy nhiên trong hồ sơ mời thầu tư vấn của một số chủ đầu tư yêu cầu chức danh này, tuy nhiên nhiệm vụ của chủ trì là nhưng công việc j? (mình nghĩ ko có quy định, mà là do chủ nhiệm KS giao nhiệm vụ triển khai chi tiết công việc)
Theo mình biết khi triển khai KSTK một dự án, nhân sự gồm:
-Giám đốc điều hành dự án
+ Chủ nhiệm dự án
* Chủ nhiệm thiết kế # Chủ trì thiết kế đường
# Chủ trì thiết kế cầu
# Chủ trì thiết kế nền mặt đường
#.......
* Chủ nhiệm khảo sát # Chủ nhiệm khảo sát địa hình
# Chủ nhiệm khảo sát địa chất
# Chủ nhiệm khảo sát thuỷ văn
 
Last edited by a moderator:
A

archvanhuong

Guest
Nếu tôi nhớ không nhầm đã có văn bản nói công chức thì không được cấp chứng chỉ hành nghề nhé!
Các thầy giáo xây dựng bây giờ "chân trong chân ngoài" hơi khó khăn...
Cái này không chính xác nhé. Giảng viên không phải là công chức nữa rồi theo luật công chức mới.:D. Công chức ở đây chỉ các chuyên viên thuộc các phòng ban thuộc Sở, Ban .
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Về phần Thiết kế cơ sở: Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến, nhưng trách nhiệm thẩm quyền thế nào, lấy ý kiến ra sao vẫn phải chờ Bộ Xây dựng ra Thông tư quy định cụ thể.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top