hieu killer
Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
- Tham gia
- 20/6/08
- Bài viết
- 41
- Điểm tích cực
- 1
- Điểm thành tích
- 8
- Tuổi
- 41
Để các công việc được hoàn thành có hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện công việc phải có những kỹ năng tương ứng với yêu cầu của công việc đó. Trong quản trị cũng vậy, để hoàn thành tốt các chức năng quản trị, đòi hỏi nhà quản trị phải có các kỹ năng chủ yếu sau đây:
- Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng cần thiết của nhà quản trị để thực hiện một công việc cụ thể, hay nói cách khách đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví dụ: kỹ năng định khoản trong công tác kế toán, kỹ năng soạn thảo hợp đồng...
- Kỹ năng nhân sự: Kỹ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong ứng xử, trong xử lý mỗi quan hệ giữa con người với con người. Đó là nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật đối nhân xử thế. Chẳng hạn khả năng cùng làm việc, khả năng hòa nhập, khả năng thuyết phục, động viên khích lệ người khác của nhà quản trị hay là khả năng xây dựng bầu không khí hợp tác trong tổ chức...
- Kỹ năng tư duy: Kỹ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong việc nhận rõ mức độ phức tạp của hoàn cnhr và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống mức độ có thể đối phó được. Kỹ năng này liên quan đến khả năng phân tích tổng hợp khả năng phán đoán, liên quan đến tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị.
Tất cả các nhà quản trị, dù làm việc ở lĩnh vực nào cũng đều phải có đầy đủ 3 loại kỹ năng trên. Tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi kỹ năng lại tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị. Nói chung, kỹ năng kỹ thuật sẽ giảm dần mức độ quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị. Kỹ năng tư duy thì ngược lại, càng tăng dần sự quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc. Ở cấp càng cao nhà quản trị phải có nhiều kỹ năng tư duy chiến lược hơn. Kỹ năng nhân sự thì như nhau đối với nhà quản trị ở mọi cấp. Vì nhà quản trị nào cũng cần phải làm việc và tiếp xúc với con người.
- Kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng cần thiết của nhà quản trị để thực hiện một công việc cụ thể, hay nói cách khách đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví dụ: kỹ năng định khoản trong công tác kế toán, kỹ năng soạn thảo hợp đồng...
- Kỹ năng nhân sự: Kỹ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong ứng xử, trong xử lý mỗi quan hệ giữa con người với con người. Đó là nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật đối nhân xử thế. Chẳng hạn khả năng cùng làm việc, khả năng hòa nhập, khả năng thuyết phục, động viên khích lệ người khác của nhà quản trị hay là khả năng xây dựng bầu không khí hợp tác trong tổ chức...
- Kỹ năng tư duy: Kỹ năng này liên quan đến khả năng của nhà quản trị trong việc nhận rõ mức độ phức tạp của hoàn cnhr và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống mức độ có thể đối phó được. Kỹ năng này liên quan đến khả năng phân tích tổng hợp khả năng phán đoán, liên quan đến tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị.
Tất cả các nhà quản trị, dù làm việc ở lĩnh vực nào cũng đều phải có đầy đủ 3 loại kỹ năng trên. Tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi kỹ năng lại tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị. Nói chung, kỹ năng kỹ thuật sẽ giảm dần mức độ quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị. Kỹ năng tư duy thì ngược lại, càng tăng dần sự quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc. Ở cấp càng cao nhà quản trị phải có nhiều kỹ năng tư duy chiến lược hơn. Kỹ năng nhân sự thì như nhau đối với nhà quản trị ở mọi cấp. Vì nhà quản trị nào cũng cần phải làm việc và tiếp xúc với con người.