Các tình huống giám sát thực tế

thanhmai0801

Nhân viên Công ty Giá Xây Dựng
Tham gia
11/12/09
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Yêu cầu của công việc thực tế khác nhiều so với những hướng dẫn, quy định trong hệ thống văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn (đọc, tìm văn bản đau hết cả mắt mà chưa chắc đã thấy, các văn bản thậm chí chưa thống nhất nhau, tính mới của các văn bản update chậm...:">), càng khác xa những gì được đào tạo trên ghế giảng đường. Vấn đề được đặt ra là làm sao giải quyết nhanh các vướng mắc, các tình huống để hoàn thành công việc (đúng về mặt pháp luật,hiệu quả về thời gian, kinh tế...)

Đưa ra các tình huống vướng mắc, giải quyết các tình huống thực tế trong công việc hàng ngày của học viên là một trong các nội dung chương trình đào tạo của Giá xây dựng

Nếu như các tình huống đó chỉ được nói đến trên các Khóa học Tư vấn giám sát của GXD thì chỉ những ai đi học mới được nghe đến, được va, vấp những vướng mắc đó thì thật là thiệt thòi cho những học viên ở xa không có điều kiện về Hà Nội tham gia các khóa học. Chính vì vậy GXD sẽ cố gắng đưa những tình huống thực tế tại lớp học lên giaxaydung.vn để mọi người cùng học tập và chia sẻ với nhau được nhiều hơn.

Hy vọng nhận được sự đóng góp của tất cả các thành viên trong diễn đàn, các học viên của công ty Giá xây dựng

Một số tình huống đưa ra trong khóa học giám sát tháng 7-2010 như sau:

1. Anh (chị) cho biết phân loại công trình xây dựng theo văn bản pháp lý nào?
Hỏi: Công trình "Bến, ụ nâng tàu cảng biển; Cảng, bến cho tàu, nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, âu tàu,.." thuộc loại công trình nào?

2. Công ty chúng tôi là Trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng huyện; được UBND huyện giao làm chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn huyện;
Hỏi: Cán bộ công chức của cơ quan chúng tôi có được tự giám sát không (giám sát A đồng thời là tư vấn giám sát; không thuê TVGS bên ngoài)? (Cán bộ có đủ chuyên môn, chứng chỉ và đáp ứng điều 51 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).

Một số trả lời của học viên tại khóa học tháng 7/2010

Tình huống 1:
Văn bản pháp lý về phân cấp, phân loại công trình xây dựng gồm:

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Nghị định 49/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP Quản lý chất lượng công trình
- QCVN 03:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009

Trong nội dung của các văn bản nêu trên cụ thể
- Theo 209/2004/NĐ-CP công trình “Bến, ụ nâng tàu cảng biển; Cảng, bến cho tàu, nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, âu tàu,..” thuộc công trình giao thông.
- Theo QCVN 03:2009/BXD công trình “Bến, ụ nâng tàu cảng biển; Cảng, bến cho tàu, nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, âu tàu,..” thuộc loại kết cấu hạ tầng giao thông đô thị

Như vậy ở đây đang có sự chồng chéo giữa 2 văn bản luật?

Tình huống 2:
Theo khoản 3 điều 87 của Luật Xây dựng có nêu "Chủ đầu tư xây dựng công trìh phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình"
Vậy thì khi trung tâm đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 51-Nghị định 12/2009/NĐ-CP về số người có chứng chỉ hành nghề giám sát và kinh nghiệm của trung tâm đã từng giám sát các cấp công rình tương đương theo quy định của nghị định thì trung tâm được quyền tự giám sát mà không cần thuê tổ chức tư vấn giám sát khác và khi thực hiện thì cần phải triển khai theo Điều 11 của Thông tư 03/2009/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là sử dụng Mô hình 1 hay Mô hình 2 của thông từ này

Trích bài của học viên Nguyễn Trân Phương
Công ty Dịch vụ Viễn thông - VT Hà Nội



Trích bài trả lời của học viên Vũ Quang
Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC


Tình huống 1:
Theo 209/2004/NĐ-CP thì công trình “Bến, ụ nâng tàu cảng biển; Cảng, bến cho tàu, nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, âu tàu,..” thuộc công trình giao thông
Tình huống 2:
Theo luật Xây dựng tại điều 87 điểm 3 đã nêu: "Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê Tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với công việc, cấp công trình.
Tại điều 89 điểm 1 có nêu: "Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng có quyền được thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng"
Từ những căn cứ nêu trên trong trường hợp cơ quan Trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng huyện với nhiệm vụ Chủ Đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn huyện, cơ quan bạn có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động

Trả lời tình huống tại lớp học

Đối với 2 tình huống tại lớp học nêu ra, sau khi nghiên cứu, phòng Đào tạo - công ty Giá Xây dựng có ý kiến như sau:

Tình huống 1:
Việc phân loại và cấp công trình được áp dụng theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009. Vì vậy công trình “Bến, ụ nâng tàu cảng biển; Cảng, bến cho tàu, nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu, âu tàu,..” thuộc loại công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị./.

Tình huống 2:
Tại điểm 3 Điều 87 của Luật Xây dựng có quy định Chủ đầu tư xây dựng công trình được tự thực hiện việc giám sát thi công khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng.
Vì vậy, nếu Trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng huyện đáp ứng đủ điều kiện năng lực quy định tại Điều 51-Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì cơ quan bạn có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng./.
 

thanhmai0801

Nhân viên Công ty Giá Xây Dựng
Tham gia
11/12/09
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Tình huống đưa ra lớp Tư vấn giám sát tháng 08/2010

Tình huống đưa ra lớp Tư vấn giám sát tháng 8/2010

"Hiện tôi đang làm việc tại một trung tâm kiểm định, Trung tâm chúng tôi có 1 phong thí nghiệm Vật liệu xây dựng (VLXD) hợp chuẩn. Vừa qua chúng tôi có chúng thầu giám sát một dự án xây dựng (Xây dựng mới chụ sở làm việc của sở bưu chính viễn thông) theo điểm 7 điều 36 của nghị định số 12/2009/NĐ-CP có ghi "Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ..., nhà thầu giám sát không được ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình mình giám sát, trừ trường hợp người ra quyết định đầu tư cho phép"
Như vậy cho tôi được hỏi:
1. Cụm từ "Kiểm định chất lượng công trình xây dựng" theo Nghị định 12 khác với thí nghiệm vật liệu xây dựng như thế nào?. Vì thông thường đối với nhà thầu xây dựng chỉ tiến hành thí nghiệm các vật liệu trước khi đưa vào công trình chứ không cần kiểm định công trình.
2. Trung tâm chúng tôi vừa làm tư vấn giám sát vừa sử dụng phòng thí nghiệm của Trung tâm để thí nghiệm các VLXD cung cấp cho nhà thầu có được không?
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Nên dựa vào TT27/2009 của BXD

Tình huống đưa ra lớp Tư vấn giám sát tháng 8/2010

"Hiện tôi đang làm việc tại một trung tâm kiểm định, Trung tâm chúng tôi có 1 phong thí nghiệm Vật liệu xây dựng (VLXD) hợp chuẩn. Vừa qua chúng tôi có chúng thầu giám sát một dự án xây dựng (Xây dựng mới chụ sở làm việc của sở bưu chính viễn thông) theo điểm 7 điều 36 của nghị định số 12/2009/NĐ-CP có ghi "Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ..., nhà thầu giám sát không được ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình mình giám sát, trừ trường hợp người ra quyết định đầu tư cho phép"
Như vậy cho tôi được hỏi:
1. Cụm từ "Kiểm định chất lượng công trình xây dựng" theo Nghị định 12 khác với thí nghiệm vật liệu xây dựng như thế nào?. Vì thông thường đối với nhà thầu xây dựng chỉ tiến hành thí nghiệm các vật liệu trước khi đưa vào công trình chứ không cần kiểm định công trình.
2. Trung tâm chúng tôi vừa làm tư vấn giám sát vừa sử dụng phòng thí nghiệm của Trung tâm để thí nghiệm các VLXD cung cấp cho nhà thầu có được không?
Theo tôi:
+ Với câu hỏi 1:
1. Để phân biệt cụm từ "Kiểm định chất lượng công trình xây dựng" và "Thí nghiệm vật liệu xây dựng" có thể dựa vào điều 19 - TT27/2009 của BXD:
+ " 1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm: thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các lĩnh vực thí nghiệm khác."
==> Thí nghiệm VLXD là một lĩnh vực của "Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng": Thao tác kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của VLXD.
+ "
2. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Kiểm định chất lưuợng công trình xây dựnglà hoạt động kiểm tra, xác định chất lưuợng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lưuợng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

Kiểm định chất lưuợng công trình xây dựng đưuợc thực hiện bằng phương pháp quan trắc kết hợp với đánh giá kết quả đo, thí nghiệm (có thể có hoặc không có thí nghiệm).
Các lĩnh vực kiểm định chất lưuợng công trình xây dựng bao gồm: kiểm định chất lưuợng đất xây dựng; kiểm định chất lưu?ng nước dùng trong xây dựng; kiểm định vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng; kiểm định kết cấu công trình xây dựng; kiểm định công trình xây dựng và các lĩnh vực kiểm định khác."
==> Kiểm định chất lượng công trình xây dựng không phải là hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, nghĩa là không phải là hoạt động thí nghiệm VLXD (kiểm định chất lượng VLXD để đánh giá chất lượng VLXD sử dụng so với yêu cầu của thiết kế chứ không phải để xác định đặc tính của VLXD sử dụng vào công trình).
Kiểm định VLXD là một lĩnh vực của kiểm định chất lượng CTXD nhưng không phải là hoạt động thí nghiệm VLXD mà là hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng của VLXD sử dụng vào công trình so với yêu cầu thiết kế.
+ Với câu hỏi 2:
1. Nếu TT thực hiện thí nghiệm VLXD cung cấp cho nhà thầu thi công công trình mà TT làm tư vấn giám sát thì không được vì điều đó không đảm bảo tính khách quan của việc giám sát thi công theo quy định của Luật XÂY DỰNG.
2. Nếu TT thực hiện thí nghiệm VLXD cung cấp cho nhà thầu thi công công trình mà TT không làm tư vấn giám sát thì được.
 
Last edited by a moderator:
K

khanhme01

Guest
Tình huống đưa ra lớp Tư vấn giám sát tháng 8/2010

"Hiện tôi đang làm việc tại một trung tâm kiểm định, Trung tâm chúng tôi có 1 phong thí nghiệm Vật liệu xây dựng (VLXD) hợp chuẩn. Vừa qua chúng tôi có chúng thầu giám sát một dự án xây dựng (Xây dựng mới chụ sở làm việc của sở bưu chính viễn thông) theo điểm 7 điều 36 của nghị định số 12/2009/NĐ-CP có ghi "Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ..., nhà thầu giám sát không được ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình mình giám sát, trừ trường hợp người ra quyết định đầu tư cho phép"
Như vậy cho tôi được hỏi:
1. Cụm từ "Kiểm định chất lượng công trình xây dựng" theo Nghị định 12 khác với thí nghiệm vật liệu xây dựng như thế nào?. Vì thông thường đối với nhà thầu xây dựng chỉ tiến hành thí nghiệm các vật liệu trước khi đưa vào công trình chứ không cần kiểm định công trình.
2. Trung tâm chúng tôi vừa làm tư vấn giám sát vừa sử dụng phòng thí nghiệm của Trung tâm để thí nghiệm các VLXD cung cấp cho nhà thầu có được không?

Với câu hỏi 2: Theo tôi là Trung tâm được sử dụng phòng thí nghiệm của Trung tâm để thí nghiệm các VLXD cung cấp cho nhà thầu. Tuy nhiên, Trung tâm chỉ được thực hiện các phép thử qui định trong Danh mục các phép thử được thực hiện đính kèm theo Quyết định công nhận khả năng thực hiện các phép thử của phòng thí nghiệm của Trung tâm.
 

thanhmai0801

Nhân viên Công ty Giá Xây Dựng
Tham gia
11/12/09
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Trả lời tình huống của học viên TVGS

Trích bài trả lời của học viên Nguyễn Xuân Trường
Công ty Xây dựng công trình hàng không ACC

1. Cụm từ "Kiểm định chất lượng công trình xây dựng" theo nghị định 12 khác với thí nghiệm vật liệu xây dựng như thế nào ?
- Thí nghiệm vật liệu xây dựng:
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm: thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các lĩnh vực thí nghiệm khác.
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng được thực hiện bằng phương pháp quan trắc kết hợp với đánh giá kết quả đo, thí nghiệm (có thể có hoặc không có thí nghiệm).
Các lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình xây dựng bao gồm: kiểm định chất lượng đất xây dựng; kiểm định chất lượng nước dùng trong xây dựng; kiểm định vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng; kiểm định kết cấu công trình xây dựng; kiểm định công trình xây dựng và các lĩnh vực kiểm định khác.

2. Trung tâm chúng tôi vừa làm tư vấn giám sát vừa sử dụng phòng thí nghiệm của Trung tâm để thí nghiệm các VLXD cung cấp cho nhà thầu có được không?
Theo điểm 7 điều 36 của nghị định số 12/2009/NĐ-CP có ghi "Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước ..., nhà thầu giám sát không được ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình mình giám sát, trừ trường hợp người ra quyết định đầu tư cho phép". Trung tâm bạn có 1 phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng (VLXD) hợp chuẩn vì vậy các bạn có thể vừa làm tư vấn giám sát vừa sử dụng phòng thí nghiệm của Trung tâm để thí nghiệm các VLXD cung cấp cho nhà thầu.
 
Last edited by a moderator:

hoanganh113

Thành viên mới
Tham gia
5/11/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
Tôi có tình huống sau, mong các bác chỉ giáo:
Chủ đầu tư lập ra Ban điều hành Dự án, bên cạnh có thuê thêm đơn vị TVGS độc lập.
Khi nhà thầu Lập bảng thanh toán khối lượng thực hiện, sau khi TVGS kiểm tra và chuyển qua Ban điều hành ký duyệt để trình Chủ đầu tư chuyển tiền thì Ban điều hành kiểm tra lại khối lượng và có ý kiến về việc khối lượng ko đúng với thực tế (nhưng đúng với thiết kế và khối lượng đề nghị cắt lại khá nhỏ). Ban điều hành đề nghị Nhà thầu cắt lại khối lượng (mặc dù TVGS đã thực hiện nghiệm thu và có biên bản nghiệm thu kèm theo).
Ban điều hành có làm đúng quyền hạn hay ko hay là dài tay ?
Vậy TVGS phải xử lý như thế nào trong tình huống này ?
(Ví dụ như phần bê tông giao nhau giữa dầm và cột, trong dự toán thiết kế ko trừ phần này do vậy TVGS cũng ko trừ nhưng Ban điều hành đề nghị trừ, v.v...)
 

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Tôi có tình huống sau, mong các bác chỉ giáo:
Chủ đầu tư lập ra Ban điều hành Dự án, bên cạnh có thuê thêm đơn vị TVGS độc lập.
Khi nhà thầu Lập bảng thanh toán khối lượng thực hiện, sau khi TVGS kiểm tra và chuyển qua Ban điều hành ký duyệt để trình Chủ đầu tư chuyển tiền thì Ban điều hành kiểm tra lại khối lượng và có ý kiến về việc khối lượng ko đúng với thực tế (nhưng đúng với thiết kế và khối lượng đề nghị cắt lại khá nhỏ). Ban điều hành đề nghị Nhà thầu cắt lại khối lượng (mặc dù TVGS đã thực hiện nghiệm thu và có biên bản nghiệm thu kèm theo).
Ban điều hành có làm đúng quyền hạn hay ko hay là dài tay ?
Vậy TVGS phải xử lý như thế nào trong tình huống này ?
(Ví dụ như phần bê tông giao nhau giữa dầm và cột, trong dự toán thiết kế ko trừ phần này do vậy TVGS cũng ko trừ nhưng Ban điều hành đề nghị trừ, v.v...)
Theo quy định thì chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công trình, thanh quyết toán cho các nhà thầu, không được làm thất thoát tiền của Nhà nước. Chủ đầu tư có thuê giám sát nhưng giám sát làm sai thì chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm, vì chủ đầu tư đã không lựa chọn đúng nhà thầu tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm.
Trở lại vấn đề bạn nêu chủ đầu tư thành lập ra ban điều hành, ban điều hành này giúp chủ đầu tư kiểm soát về chất lượng, về khối lượng, kinh phí thanh toán ... Như vậy việc kiểm tra của ban điều hành là đúng, nếu nhà thầu giám sát nghiệm thu sai như bạn nói thì còn bị chủ đầu tư phạt, vì thiết kế thì theo tiêu chuẩn thiết kế, thi công theo tiêu chuẩn thi công nghiệm thu, hai tiêu chuẩn này khác nhau, tiêu chuẩn thiết kế không bắt phải trừ những khối lượng nhỏ, nhưng thi công và nghiệm thu phải tính lại khối lượng chính xác. Riêng đối với hợp đồng trọn gói thì nghiệm thu không cần đưa khối lượng vào.
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Nhất trí với 2 bác ở trên. Ban QLDA là đơn vị thay mặt CDT điều hành tất cả công việc cho CDT, ban QLDA thay mặt, và là cố vấn quan trọng vì vậy chức năng và nhiệm vụ của ban QLDA là rất lớn và quan trọng, tiện đây gửi các bác TT03/2007/TT-BKH ngày 12/03/2007 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA
Trong đây cũng có nói rõ về chức năng và nhiệm vụ của Ban QLDA, mình có thể tham khảo và suy ra được nhiệm vụ và quyền hạn của ban QLDA các công trình có nguồn vốn tương tự!
 

File đính kèm

  • Thong tu 03-2007-tt-bkh.pdf
    332 KB · Đọc: 216

Top