L
lestrong
Guest
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan đến Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008
Hỏi:
“Hiện nay Thông tư số 09/2008/TT-BXD ban hành ngày 17/4/2008 đang là đề tài nóng hổi tại các cuộc họp liên quan đến đầu tư xây dựng công trình. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy có một vấn đề chưa rõ quy định tại khoản 8.3 như sau:
- Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu (đương nhiên là phải qua Tài chính và Kho bạc vì công trình sử dụng vốn ngân sách)... trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà thầu... Hồ sơ tạm ứng, tạm thanh toán gồm... hợp đồng điều chỉnh (phụ lục hợp đồng) và dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
Vấn đề là ở chỗ: Để có hợp đồng điều chỉnh (phụ lục hợp đồng) thì phải có giá gói thầu điều chỉnh, giá trị dự toán bổ sung được duyệt. Muốn có những giá trị đó thì tổng mức đầu tư phải được điều chỉnh (vì tuyệt đại đa số các dự án đều bị vượt tổng mức đầu tư). Ngoài ra việc xác định dự toán chi phí bổ sung cho những dự án đang tiếp tục triển khai thi công trong năm 2008, 2009 thậm chí đến 2010 là rất khó khăn. Việc sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu có thể dẫn đến những sai số rất lớn do tình hình biến động giá hiện nay. Trong khi đó, dự toán chi phí này được lập một lần. Như vậy để tạm ứng được thì vẫn phải làm đầy đủ thủ tục điều chỉnh, nếu không thì Kho bạc sẽ không cho tạm ứng”.
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng đã qui định: “Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu tiền bù chênh lệch giá theo hướng dẫn tại Thông tư này theo mức tạm ứng của hợp đồng đối với khối lượng chưa thực hiện và tạm thanh toán 80%-90% chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà thầu và không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, dự án”.
Như vậy, theo qui định này thì Chủ đầu tư, Kho bạc tạm thanh toán 80%-90% chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện trong thời gian chờ Chủ đầu tư làm các thủ tục điều chỉnh.
Việc sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu chỉ là 1 trong số những phương pháp xác định dự toán điều chỉnh. Đối với những dự án có thời gian thi công kéo dài (2 đến 3 năm), Chủ đầu tư tổ chức lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung cho khối lượng đã thực hiện và khối lượng còn lại của hợp đồng. Đối với những khối lượng chưa thực hiện cần lưu ý đến khả năng biến động giá vật liệu.
Hỏi:
“Hiện nay Thông tư số 09/2008/TT-BXD ban hành ngày 17/4/2008 đang là đề tài nóng hổi tại các cuộc họp liên quan đến đầu tư xây dựng công trình. Sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy có một vấn đề chưa rõ quy định tại khoản 8.3 như sau:
- Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu (đương nhiên là phải qua Tài chính và Kho bạc vì công trình sử dụng vốn ngân sách)... trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà thầu... Hồ sơ tạm ứng, tạm thanh toán gồm... hợp đồng điều chỉnh (phụ lục hợp đồng) và dự toán chi phí xây dựng bổ sung.
Vấn đề là ở chỗ: Để có hợp đồng điều chỉnh (phụ lục hợp đồng) thì phải có giá gói thầu điều chỉnh, giá trị dự toán bổ sung được duyệt. Muốn có những giá trị đó thì tổng mức đầu tư phải được điều chỉnh (vì tuyệt đại đa số các dự án đều bị vượt tổng mức đầu tư). Ngoài ra việc xác định dự toán chi phí bổ sung cho những dự án đang tiếp tục triển khai thi công trong năm 2008, 2009 thậm chí đến 2010 là rất khó khăn. Việc sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu có thể dẫn đến những sai số rất lớn do tình hình biến động giá hiện nay. Trong khi đó, dự toán chi phí này được lập một lần. Như vậy để tạm ứng được thì vẫn phải làm đầy đủ thủ tục điều chỉnh, nếu không thì Kho bạc sẽ không cho tạm ứng”.
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng đã qui định: “Chủ đầu tư tạm ứng cho nhà thầu tiền bù chênh lệch giá theo hướng dẫn tại Thông tư này theo mức tạm ứng của hợp đồng đối với khối lượng chưa thực hiện và tạm thanh toán 80%-90% chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện trong khi chờ làm các thủ tục điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà thầu và không ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, dự án”.
Như vậy, theo qui định này thì Chủ đầu tư, Kho bạc tạm thanh toán 80%-90% chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện trong thời gian chờ Chủ đầu tư làm các thủ tục điều chỉnh.
Việc sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu chỉ là 1 trong số những phương pháp xác định dự toán điều chỉnh. Đối với những dự án có thời gian thi công kéo dài (2 đến 3 năm), Chủ đầu tư tổ chức lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung cho khối lượng đã thực hiện và khối lượng còn lại của hợp đồng. Đối với những khối lượng chưa thực hiện cần lưu ý đến khả năng biến động giá vật liệu.