Cách xác định diện tích GPMB

leanhtu11a1t

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/10/10
Bài viết
5
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Kính chào các anh chị, tôi mới làm về đền bù GPMB và có một thắc mắc nhỏ mong được mọi người giúp đỡ:
Công ty tôi đang tiến hành công tác đền bù GPMB ở miền núi. Tuy nhiên khi tiến hành xác định diện tích GPMB tôi có gặp một số khó khăn như sau:
- Diện tích GPMB được xác định trên bản vẽ (đo trích lục, rải thửa) hay là xác định theo diện tích bề mặt thực tế tại hiện trường (trong thực tế diện tích này là một mặt nghiêng)?
- Khi thỏa thuận đền bù với dân thì người ta một mực yêu cầu đền bù theo diện tích đo tại hiện trường (thực tế diện tích này lớn hơn nhiều lần so với diện tích mặt bằng trên bản vẽ). Vậy có cách nào xử lý việc này ko?
- Có quy định cụ thể nào về cách đo đạc hay xác định diện tích đền bù GPMB ko?
Câu hỏi hơi ngô nghê một tý mong các anh chị ko chê cười.
Kính mong sự giúp đỡ của mọi người!
 
Vấn đề này bạn làm rõ với hội đồng bồi thường đền bù giải phóng mặt bằng của Huyện dựa trên ý kiến đề nghị của dân, trên cơ sở đó bạn trích lục hoặc kỹ hơn bạn trích đo ( nhờ cơ quan trung tâm phát triển quy đất xuống đo ), dựa trên đấy bạn quy chủ các hộ dân theo trích đo hoặc trích lục rồi kiểm đếm tài sản...Trích đo thì chi tiết hơn trích lục và dân thì ai cũng muốn thể...
 
Theo khoản b Mục 1 Điều 44 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định: “Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không phải đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng. Trường hợp trên thửa đất có cả phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp”. Như vậy diện tích đền bù là theo diện tích đất thực tế khi kiểm kê hiện trạng.
 
Thực tế khi GPMB gặp phải vấn đề:
1. Diện tích đất thực tế đo nhỏ hơn diện tích đất mà hộ dân được cấp theo GCN, mà diện tích theo GCN là cơ sở để thu thuế.
2. Diện tích đất thực tế đo lớn hơn diện tích đất theo GCN.
Vì thế theo NĐ 84 như bạn Bình đưa ra về luật thì đúng, nhưng rất khó GPMB trong trường hợp 1 do người dân không chấp nhận vì mấy chục năm người ta phải đóng thuế trên diện tích theo GCN, lỗi này do chính quyền địa phương, do đó CĐT phải bàn bạc với chính quyền địa phương để xử lý vấn đề này.
 
Vấn đề này cũng khó khăn đấy, ở tỉnh tôi cũng có văn bản hướng dẫn về đền bù GPMB, có quy định quy đổi diện tích từ mặt phẳng nghiêng về bằng phẳng, và với các thửa đất có diện tích đá lộ đầu thì nhân với hệ số giảm trừ.
Nhưng thực tế khi ra đo đạc và áp giá cho người dân thì gặp khó khăn vì dân không chấp nhận, vì rõ ràng dù đất dốc người dân vẫn trồng trọt như thế,( tôi làm công trình trên miền núi). thậm chí nhìn bên trên cây ngô xanh um tùm nhưng bên dưới toàn đá chỉ có 1 ít đất đủ trồng. giá trị sử dụng và giá trị trao đổi là 2 phạm trù khác nhau. gặp vấn đề như trên thì chỉ có cách vận động người dân thông cảm vì đây là công trình phúc lợi xã hội làm công trình cho dân đi lại dễ dàng thôi, còn chúng tôi làm xong thì đi chỗ khác có mang con đường này về dâu ( khổ nhục kế phết). tóm lại theo luật đất đai, theo nghị định 69 của chính phủ và văn bản của tỉnh ban hành.
 
Công việc đền bù giải phóng mặt bằng là công đoạn khó trong quá trình đầu tư xây dựng 1 dự án. Ở thời điểm mà tấc đất tấc vàng, giá đất do địa phương ban hành thường thấp hơn rất nhiều giá đất thị trường hay hệ thống văn bản về đất đai chồng chéo nên rất dễ phát sinh những điều không hay ảnh hưởng trực tiếp đến dự án và an ninh trật tự.

Tuy nhiên nhiều cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng chỉ chú trọng vào hồ sơ, kiểm kê, áp giá mà quên đi 1 công việc rất quan trọng trong công việc giải phóng mặt bằng là tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu để họ tự nguyện chấp hành.

Mình có một công trình thi công hệ thống kênh đi ngang qua đất màu của 1 hộ dân nổi tiếng là " giữ đất còn hơn giữ con " trong vùng. Gia đình ra " cương lĩnh " là thằng nào đụng đến đất tao là ăn dao :D nên cứ cán bộ BQL, cán bộ xã đến để làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ được cho tập thể dục vì ông ta xách dao rượt. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi khi nhà tài trợ ( công trình vốn ODA ) cùng với tư vấn thiết kế, BQL và địa phương trực tiếp đến để nói chuyện 1 cách cầu thị và giải thích cho chủ đất hiểu về tầm quan trọng cũng như lợi ích của công trình đối với địa phương nói chung và gia đình ông ta nói riêng thì ông ta đã đồng ý cho đoạn kênh băng qua đất nhà mình. Đến bây giờ khi công trình hoàn thành, khi có dịp đi ngang qua ghé thăm thấy ruộng vườn xanh ngát, màu mỡ nên ông chủ đất khó tính tiếp đón anh em rất niềm nở và còn nói " ruộng nhà tao có kênh ở giữa là sướng không gì bằng " :))
 
cái ni đúng đó
giải thích cho bà con là ai sẽ được hưởng lợi nhất thì bà còn sẽ nghe theo thôi
mệt nhất là mấy ông thôn xã cứ ỷ thế ép dân thì bao giờ GPMB cho xong
về cái chủ đất ở trên thì cùng lắm là làm cho cái cống tưới ngay chổ ruộng màu của ông thì ông cho làm thôi
 
Theo khoản b Mục 1 Điều 44 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định: “Trường hợp đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (không phải đất ở) và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì người đang sử dụng đất được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng. Trường hợp trên thửa đất có cả phần diện tích đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì phần diện tích đó được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp”. Như vậy diện tích đền bù là theo diện tích đất thực tế khi kiểm kê hiện trạng.
Khi đã trích đo trên bản đồ giải thửa chúng ta kết hợp với cán bộ địa chính thôn, xã chuyên về ruộng đất ra thực tế chuẩn rồi thì ta tổng hợp rồi công khai trước trước dân để tiến tới bước quyết định thu hồi đất...
 
Thường có 2 trường hợp xảy ra là:
1. Diện tích trích đo nhỏ hơn DT cấp GCN ---> người dân vin vào sổ đất đc cấp trước đây nên sẽ không chấp nhận diện tích trích đo
2. Diện tích trích đo lớn hơn DT cấp GCN quá nhiều ---> người dân lại đòi đc đền bù theo thực tế ...
Các bác có kinh nghiệm nhiều về GPMB rồi thì làm cách nào để giải quyết ổn thỏa vấn đề trên không vậy. Nhất là công trình của mình lại là xây dựng Khu dân cư, đô thị mới chứ không phải là công trình công cộng hay phúc lợi xã hội nên thuyết phục dân hơi khó.
Ngoài ra cho mình hỏi thêm là Bên đo trích lục sẽ phải ra hồ sơ bao gồm những tài liệu gì để cấp cho Chủ đầu tư và các cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thanks
 
Kính chào các anh chị, tôi mới làm về đền bù GPMB và có một thắc mắc nhỏ mong được mọi người giúp đỡ:
Công ty tôi đang tiến hành công tác đền bù GPMB ở miền núi. Tuy nhiên khi tiến hành xác định diện tích GPMB tôi có gặp một số khó khăn như sau:
- Diện tích GPMB được xác định trên bản vẽ (đo trích lục, rải thửa) hay là xác định theo diện tích bề mặt thực tế tại hiện trường (trong thực tế diện tích này là một mặt nghiêng)?
- Khi thỏa thuận đền bù với dân thì người ta một mực yêu cầu đền bù theo diện tích đo tại hiện trường (thực tế diện tích này lớn hơn nhiều lần so với diện tích mặt bằng trên bản vẽ). Vậy có cách nào xử lý việc này ko?
- Có quy định cụ thể nào về cách đo đạc hay xác định diện tích đền bù GPMB ko?
Câu hỏi hơi ngô nghê một tý mong các anh chị ko chê cười.
Kính mong sự giúp đỡ của mọi người!
Mình đã từng được tham gia GPMB nên góp ý với bạn như sau:
+ Về mặt nguyên tắc khi đền bù thì phải đo theo diện tích thực tế, chính vì vậ mà bao giờ cũng có tư vấn đo đạc từng nhà, sau đó tổ công tác sẽ xuống cùng với chủ nhà kiểm tra lại và ký vào biên bản kiểm kê để làm cơ sở bồi thường. Khi đo đạc thực tế sẽ xảy ra 3 trường hợp:
+TH1: Diện tích thực tế và GCN trùng nhau. TH này k phải bàn.
+Th2: Diện tích thực tế> Diện tích GCN: Người dân phải chứng minh được nguồn gốc của phần đất dôi này và phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Có mấy trường hợp dôi như sau: Do lấn đất, do phù sa bồi đắp, do đo vẽ sai khi cấp GCN... Tóm lại là người dân phải chứng mính được nguồn gốc, nếu k thì sẽ rơi vào các trường hợp khác và giá bồi thường sẽ khác.
TH3: Diện tìch thực tế < Diện tích GCN: Vấn đề này rất đau đầu vì đụng đến quyền lợi người dân nên chắc chắn họ không chịu. Về mặt nguyên tắc thì phải làm rõ tại sao nhỏ hơn trong đó có các nguyên nhân như xói lở... khi làm rõ nguyên nhân thì trong luật đã qui định cách xử lý (tham khảo nghị định 84 và nghị định 69). Nhưng chủ đầu tư muốn được việc thì tốt nhất nên bù đắp cho người dân phần này.
 
Mình đã từng được tham gia GPMB nên góp ý với bạn như sau:
+ Về mặt nguyên tắc khi đền bù thì phải đo theo diện tích thực tế, chính vì vậ mà bao giờ cũng có tư vấn đo đạc từng nhà, sau đó tổ công tác sẽ xuống cùng với chủ nhà kiểm tra lại và ký vào biên bản kiểm kê để làm cơ sở bồi thường. Khi đo đạc thực tế sẽ xảy ra 3 trường hợp:
+TH1: Diện tích thực tế và GCN trùng nhau. TH này k phải bàn.
+Th2: Diện tích thực tế> Diện tích GCN: Người dân phải chứng minh được nguồn gốc của phần đất dôi này và phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Có mấy trường hợp dôi như sau: Do lấn đất, do phù sa bồi đắp, do đo vẽ sai khi cấp GCN... Tóm lại là người dân phải chứng mính được nguồn gốc, nếu k thì sẽ rơi vào các trường hợp khác và giá bồi thường sẽ khác.
TH3: Diện tìch thực tế < Diện tích GCN: Vấn đề này rất đau đầu vì đụng đến quyền lợi người dân nên chắc chắn họ không chịu. Về mặt nguyên tắc thì phải làm rõ tại sao nhỏ hơn trong đó có các nguyên nhân như xói lở... khi làm rõ nguyên nhân thì trong luật đã qui định cách xử lý (tham khảo nghị định 84 và nghị định 69). Nhưng chủ đầu tư muốn được việc thì tốt nhất nên bù đắp cho người dân phần này.
Đối với trường hợp GCN > Thực tế thì tất nhiên là về giấy tờ là phải theo đã, vì vấn đề này chủ đầu tư phải hài hoà. Trong quá trình trích đo và thống kê tổng hợp diện tích đối chiếu thuế, sổ địa chính xã CĐT tăng thêm hoặc giảm giá trị cũng không nhiều vì: Đền bù 25ha đất theo quy hoạch thì cũng chỉ sai lệch giữa đất lâu dài và đất tập thể và đẫt chuyên dùng nên cũng không đáng lo...
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top