H
Hoaly
Guest
Chế độ trách nhiệm của Giám đốc quản lý dự án là một trong những hình thức chính của quản lý dự án trên thế giới hiện nay. Sau khi bên nhận hợp đồng nhận được quyền bao thầu và quản lý dự án thông qua cạnh tranh thì thành lập nên đội ngũ phụ trách chuyên môn. Đội ngũ dự án đồng thời ủy quyền cho Giám đốc toàn quyền quản lý và chịu trách nhiệm về dự án dưới hình thức hợp đồng thỏa thuận.
Do chế độ phụ trách Giám đốc dự án tương đối có hiệu quả trong thực tiễn nên dần dần đã trở thành chế độ quản lý dự án chính trên thế giới.
1. Điều kiện thực hiện chế độ trách nhiệm Giám đốc Dự án.
Thực hiện chế độ trách nhiệm Giám đốc quản lý dự án cần có những điều kiện sau:
Chuyển biến phương thức quản lý dự án:
Trong nội bộ doanh nghiệp, giữa giám dốc dự án và đơn vị chủ quản không còn mang tính chất mệnh lệnh hành chính mà là sự quy định trách nhiệm, quyền lợi của Giám đốc dự án thông qua hợp đồng. Giám đốc dự án có quyền luật pháp tối cao đối với việc quản lý dự án, đơn vị chủ quản không được tùy tiện tham dự vào công việc quản lý.
Trong mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp, bên tham gia dự án, và bên liên quan của dự án cũng thông qua hình thức của hợp đồng để đưa ra các quy định ràng buộc lẫn nhau trên các phương diện như khách hàng, nhà cung ứng v. v.
Trong nội bộ đội ngũ dự án, giữa giám đốc dự án và thành viên của đội ngũ dự án cũng không phải áp dụng phương pháp quản lý mệnh lệnh hành chính mà áp dụng phương pháp quản lý cũng có những thay đổi mang tính cách mạng.
Sự chuyển đổi về hình thức tổ chức
Hình thức tổ chức truyển thống thường là chế độ chức năng trực tuyến. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức ma trận với trọng tâm là dự án và chế độ trọng tâm hiệu quả dự án.
Kết cấu tổ chức trọng tâm của dự án là kết cấu tương đối linh hoạt, có lợi cho việc sắp xếp nguồn vốn có hiệu quả và tiện cho việc phát huy năng lực của toàn thể đội ngũ dự án cũng như tính sáng tạo của từng cá nhân.
Chuyển biến về trọng tâm công tác:
Quản lý truyền thống thường mang tính kỹ thuật, chủ yếu quan tâm đến vấn đề kỹ thuật thực hiện dự án. Sau khi thực hiện chế độ trách nhiệm Giám đốc dự án, trọng tâm công tác đã chuyển sang quản lý, chủ yếu quan tâm đến việc thực hiện dự án và giám sát tổ chức của nhà thầu. Vì vậy, cần phải tinh giảm đội ngũ nhân viên phổ thông trong đội ngũ dự án, đổng thời tăng tỉ lệ nhân viên quản lý với nhân viên kỹ thuật trong đội ngũ dự án.
Thành lập đôi ngũ dự án
Việc thực hiện chế độ trách nhiệm giám đốc dự án có thể đạt được hiệu quả hay không, không những được quyết định bởi cá nhân giám đốc dự án mà còn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ dự án. Không có một giám đốc dự án năng lực và chế độ trách nhiệm rõ ràng, dự án chắc sẽ thất bại. Nhưng nếu có được giám đốc dự án đạt tiêu chuẩn thì vẫn chưa đảm bảo được là chế độ trách nhiệm giám đốc dự án sẽ thành công. Việc thực hiện được mục tiêu dự án với chất lượng coa còn được quyết định bởi hiệu quả làm việc của đội ngũ dự án.
Giám đốc dự án là nhân vật trung tâm của đội ngũ dự án, nhưng công việc của họ lại cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả đội ngũ. Hiên nay, biện pháp phổ biến nhất trên thế giới là: sau khi xác nhận giám đốc dư án , giám đốc dự án sẽ đích thân tuyển chọn và sắp xếp thành viên đội ngũ dư án, như vậy, mới đảm bảo được sư liên kết hài hòa trong nội bộ đội ngũ dự án, làm cho đội ngũ dự án phát triển có hiệu quả hơn.
Do chế độ phụ trách Giám đốc dự án tương đối có hiệu quả trong thực tiễn nên dần dần đã trở thành chế độ quản lý dự án chính trên thế giới.
1. Điều kiện thực hiện chế độ trách nhiệm Giám đốc Dự án.
Thực hiện chế độ trách nhiệm Giám đốc quản lý dự án cần có những điều kiện sau:
Chuyển biến phương thức quản lý dự án:
Trong nội bộ doanh nghiệp, giữa giám dốc dự án và đơn vị chủ quản không còn mang tính chất mệnh lệnh hành chính mà là sự quy định trách nhiệm, quyền lợi của Giám đốc dự án thông qua hợp đồng. Giám đốc dự án có quyền luật pháp tối cao đối với việc quản lý dự án, đơn vị chủ quản không được tùy tiện tham dự vào công việc quản lý.
Trong mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp, bên tham gia dự án, và bên liên quan của dự án cũng thông qua hình thức của hợp đồng để đưa ra các quy định ràng buộc lẫn nhau trên các phương diện như khách hàng, nhà cung ứng v. v.
Trong nội bộ đội ngũ dự án, giữa giám đốc dự án và thành viên của đội ngũ dự án cũng không phải áp dụng phương pháp quản lý mệnh lệnh hành chính mà áp dụng phương pháp quản lý cũng có những thay đổi mang tính cách mạng.
Sự chuyển đổi về hình thức tổ chức
Hình thức tổ chức truyển thống thường là chế độ chức năng trực tuyến. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức ma trận với trọng tâm là dự án và chế độ trọng tâm hiệu quả dự án.
Kết cấu tổ chức trọng tâm của dự án là kết cấu tương đối linh hoạt, có lợi cho việc sắp xếp nguồn vốn có hiệu quả và tiện cho việc phát huy năng lực của toàn thể đội ngũ dự án cũng như tính sáng tạo của từng cá nhân.
Chuyển biến về trọng tâm công tác:
Quản lý truyền thống thường mang tính kỹ thuật, chủ yếu quan tâm đến vấn đề kỹ thuật thực hiện dự án. Sau khi thực hiện chế độ trách nhiệm Giám đốc dự án, trọng tâm công tác đã chuyển sang quản lý, chủ yếu quan tâm đến việc thực hiện dự án và giám sát tổ chức của nhà thầu. Vì vậy, cần phải tinh giảm đội ngũ nhân viên phổ thông trong đội ngũ dự án, đổng thời tăng tỉ lệ nhân viên quản lý với nhân viên kỹ thuật trong đội ngũ dự án.
Thành lập đôi ngũ dự án
Việc thực hiện chế độ trách nhiệm giám đốc dự án có thể đạt được hiệu quả hay không, không những được quyết định bởi cá nhân giám đốc dự án mà còn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ dự án. Không có một giám đốc dự án năng lực và chế độ trách nhiệm rõ ràng, dự án chắc sẽ thất bại. Nhưng nếu có được giám đốc dự án đạt tiêu chuẩn thì vẫn chưa đảm bảo được là chế độ trách nhiệm giám đốc dự án sẽ thành công. Việc thực hiện được mục tiêu dự án với chất lượng coa còn được quyết định bởi hiệu quả làm việc của đội ngũ dự án.
Giám đốc dự án là nhân vật trung tâm của đội ngũ dự án, nhưng công việc của họ lại cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả đội ngũ. Hiên nay, biện pháp phổ biến nhất trên thế giới là: sau khi xác nhận giám đốc dư án , giám đốc dự án sẽ đích thân tuyển chọn và sắp xếp thành viên đội ngũ dư án, như vậy, mới đảm bảo được sư liên kết hài hòa trong nội bộ đội ngũ dự án, làm cho đội ngũ dự án phát triển có hiệu quả hơn.