Chú ý: Thảo luận về thông tư 08/2010/TT-BXD

  • Khởi xướng Khởi xướng 597335
  • Ngày gửi Ngày gửi

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm tích cực
368
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Ngày 29/7/2010, Bộ xây dựng đã ban hành thông tư số 08/2010/TT-BXD về Hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2010 và thay thế thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007. Vậy thông tư số 06/2007/TT-BXD đã hết hiệu lực toàn bộ chưa, và nếu hết toàn bộ rồi thì các mẫu thanh toán theo 06/2007/TT-BXD có được sử dụng nữa không?
 
Ngày 29/7/2010, Bộ xây dựng đã ban hành thông tư số 08/2010/TT-BXD về Hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2010 và thay thế thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007. Vậy thông tư số 06/2007/TT-BXD đã hết hiệu lực toàn bộ chưa, và nếu hết toàn bộ rồi thì các mẫu thanh toán theo 06/2007/TT-BXD có được sử dụng nữa không?
Trong thông tư đã nêu rõ tại điều 8 và điều 9:
Điều 8 : - Các hợp đồng xây dựng đã và đang thực hiện trước ngày hợp đồng này có hiệu lực thì không bắt buộc thực hiện theo quy định tại thông tư này. Các hợp đồng đang trong quá trình đàm phán chưa ký kết thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng các quy định theo thông tư này.
Điều 9 : - Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2010 và thay thế thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 về hướng dẫn hợp đồng xây dựng.
Như vậy với các hợp đồng hiện tại chưa ký kết và với các hợp đồng ký sau ngày 15/9/2010 sẽ thực hiện theo thông tư 08, mọi quy định theo thông tư 06 sẽ không được áp dụng.
 
Việc áp dụng nghị định và thông tư

Trong thông tư đã nêu rõ tại điều 8 và điều 9:
Điều 8 : - Các hợp đồng xây dựng đã và đang thực hiện trước ngày hợp đồng này có hiệu lực thì không bắt buộc thực hiện theo quy định tại thông tư này. Các hợp đồng đang trong quá trình đàm phán chưa ký kết thì người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng các quy định theo thông tư này.
Điều 9 : - Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2010 và thay thế thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 về hướng dẫn hợp đồng xây dựng.
Như vậy với các hợp đồng hiện tại chưa ký kết và với các hợp đồng ký sau ngày 15/9/2010 sẽ thực hiện theo thông tư 08, mọi quy định theo thông tư 06 sẽ không được áp dụng.

Theo như các anh đã bàn thảo, em xin hỏi một ý kiến nhỏ như thế này:
1. Nghị định 48 và thông tư 08 có bắt buộc nhà thầu và chủ đầu tư phải tuân thủ 100% các điều khoản khi trích dẫn và áp dụng hay không?
2. Đối với hợp đồng trọn gói thì việc điều chỉnh về chi phí tỉ lệ, giá vật liệu và khối lượng khi phát sinh trong khoản 20% là không cho phép thì có thể chấp nhận. Tuy nhiên khi nhà nước thay đổi chính sách lương thì tại sao không cho phép điều chỉnh và lương này là của lao động trực tiếp tham gia sản xuất thi công để tạo ra thành phầm.
3. Nếu như theo qui định thì việc thỏa thuận lương để nhân công của nhà thầu không bị thiệt khi nhà nước thay đổi chính sách lương thì có sai với luật qui định không?
Mong các anh có sự bàn thảo và đưa ra hướng giải quyết giúp em.
Chân thành cảm ơn các anh.
 
Xin tham gia vài ý kiến

Theo như các anh đã bàn thảo, em xin hỏi một ý kiến nhỏ như thế này:
1. Nghị định 48 và thông tư 08 có bắt buộc nhà thầu và chủ đầu tư phải tuân thủ 100% các điều khoản khi trích dẫn và áp dụng hay không?
2. Đối với hợp đồng trọn gói thì việc điều chỉnh về chi phí tỉ lệ, giá vật liệu và khối lượng khi phát sinh trong khoản 20% là không cho phép thì có thể chấp nhận. Tuy nhiên khi nhà nước thay đổi chính sách lương thì tại sao không cho phép điều chỉnh và lương này là của lao động trực tiếp tham gia sản xuất thi công để tạo ra thành phầm.
3. Nếu như theo qui định thì việc thỏa thuận lương để nhân công của nhà thầu không bị thiệt khi nhà nước thay đổi chính sách lương thì có sai với luật qui định không?
Mong các anh có sự bàn thảo và đưa ra hướng giải quyết giúp em.
Chân thành cảm ơn các anh.
Tôi xin tham gia vài ý kiến đối với các điểm nêu trên như sau:
1. NĐ 48 và TT08 là các văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng nên các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng các văn bản này bắt buộc phải tuân thủ 100% các điều khoản quy định khi trích dẫn hoặc áp dụng.
2. Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng "khoán gọn" mà cả 2 bên ký hợp đồng đều phải gánh chịu rủi ro bất lợi đối với mình nếu xảy ra trong thời gian thực hiện hợp đồng. Do đó, loại hợp đồng này không được điều chỉnh bất luận nguyên nhân gì trong phạm vi khối lượng đã ký kết. Vấn đề bạn thắc mắc về trường hợp nhà nước thay đổi chính sách lương ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp mà tại sao không cho phép điều chỉnh thì theo tôi lúc đó trách nhiệm thuộc về người sử dụng lao động của bên nhà thầu xử lý đối với người lao động theo hợp đồng lao động đã được ký kết chứ không liên quan gì đến hợp đồng xây dựng trọn gói ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Vấn đề này cũng tương tự như trường hợp nhà thầu phải thực hiện hợp đồng trọn gói mà khối lượng thực hiện thực tế lớn hơn khối lượng ký hợp đồng thì nhà thầu phải gánh chịu rủi ro còn người lao động vẫn phải được trả thù lao tương ứng với sức lực họ đã bỏ ra.
3. Vấn đề thỏa thuận lương giữa nhà thầu (bên sử dụng lao động) với người lao động để nhân công của nhà thầu không bị thiệt khi nhà nước thay đổi chính sách lương (trong hợp đồng lao động) theo tôi là cần thiết và không sai luật.
Đề nghị các đồng nghiệp khác tham gia ý kiến thêm.
 
Last edited by a moderator:
Tôi xin tham gia vài ý kiến đối với các điểm nêu trên như sau:
1. NĐ 48 và TT08 là các văn bản pháp luật bắt buộc áp dụng nên các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng các văn bản này bắt buộc phải tuân thủ 100% các điều khoản quy định khi trích dẫn hoặc áp dụng.
2. Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng "khoán gọn" mà cả 2 bên ký hợp đồng đều phải gánh chịu rủi ro bất lợi đối với mình nếu xảy ra trong thời gian thực hiện hợp đồng. Do đó, loại hợp đồng này không được điều chỉnh bất luận nguyên nhân gì trong phạm vi khối lượng đã ký kết. Vấn đề bạn thắc mắc về trường hợp nhà nước thay đổi chính sách lương ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp mà tại sao không cho phép điều chỉnh thì theo tôi lúc đó trách nhiệm thuộc về người sử dụng lao động của bên nhà thầu xử lý đối với người lao động theo hợp đồng lao động đã được ký kết chứ không liên quan gì đến hợp đồng xây dựng trọn gói ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Vấn đề này cũng tương tự như trường hợp nhà thầu phải thực hiện hợp đồng trọn gói mà khối lượng thực hiện thực tế lớn hơn khối lượng ký hợp đồng thì nhà thầu phải gánh chịu rủi ro còn người lao động vẫn phải được trả thù lao tương ứng với sức lực họ đã bỏ ra.
3. Vấn đề thỏa thuận lương giữa nhà thầu (bên sử dụng lao động) với người lao động để nhân công của nhà thầu không bị thiệt khi nhà nước thay đổi chính sách lương (trong hợp đồng lao động) theo tôi là cần thiết và không sai luật.
Đề nghị các đồng nghiệp khác tham gia ý kiến thêm.
Em xin có thêm ý kiến như sau: Nếu ký theo hd trọn gói thì giá nhân công tất nhiên nhà thau(người sử dụng lao động) phải lường trước được về chính sách tăng lương của nhà nước để có hình thức giao khoán và thuê nhân công cho hợp lý.Vì HD trọn gói "thường" thời gian thi công ngắn nên vấn đề đó thường ko đáng lưu tâm lắm.Bên cạnh đó,HD trọn gói như đánh bạc (lợi người lợi ta) nên hai bên phải có sự chín chắn khi ký HD.Tks ai đã quan tâm tới góp ý của em.
 
Back
Top