Cơ chế đền bù hỗ trợ GPMB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

TongTS

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
10/6/08
Bài viết
19
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Chào các bác!!! Em đang chuẩn bị làm GPMB một Dự án thuộc tỉnh Thái Nguyên nhưng mấy hôm nay chưa tìm được cái Quyết định nào của tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thái Nguyên (Kiểu như QD18 của Hà Nội); đơn giá bồi thường tại thành phố Thái Nguyên. Có bác nào có mấy văn bản đó cho em tham khảo nhé!
Mong các bác giúp đỡ! Cám ơn các bác!
 
Chào các bác!!! Em đang chuẩn bị làm GPMB một Dự án thuộc tỉnh Thái Nguyên nhưng mấy hôm nay chưa tìm được cái Quyết định nào của tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thái Nguyên (Kiểu như QD18 của Hà Nội); đơn giá bồi thường tại thành phố Thái Nguyên. Có bác nào có mấy văn bản đó cho em tham khảo nhé!
Mong các bác giúp đỡ! Cám ơn các bác!
em ko làm trên địa bàn đó nhưg cũng nghiên cứu qua về cơ chế của vài tỉnh xem có j sáng kiến ko, e chỉ có đơn giá đất thái nguyên thôi còn quyết định bồi thường kiểu giống 18 thì e chưa thấy đâu cả, a vào trang công báo của thái nguyên chắc chắn là có, bây j tỉnh nào cũng ứng dụng cntt nên việc tra cứu dễ dàng hơn chỉ có điều là ko được nhanh cho lắm, quyết định ra phải mất đến nửa tháng may mới có trên mạng(cái này thua hà nội có j là trên www.hanoi.gov.vn có ngay:D)
 

File đính kèm

Theo mình nếu không có quyết định cấp tỉnh thì áp dụng các nghị định của chính phủ xây dựng lên phuơng án để mà đền bù.
Còn về đơn giá bồi thừờng thì áp dụng theo nghị định 84/NĐ-CP đền bù theo giá thị trường. Bạn phải thuê công ty thẩm định giá, thẩm định tất cả các tuyến đường và hẽm bị ảnh hưởng trong dự án, sau khi đơn giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì bạn dựa vào đơn giá đó để mà áp giá chi trả.
 
em thì nghĩ giống a,nếu ko có văn bản hướng dẫn của tỉnh thì áp dụng 84 nhưg riêng cái khoản đơn giá đất và hoa màu thì tỉnh thành nào cũng phải có đâu phải áp dụng cho mỗi đền bù-gpmb đâu a.chứ bây j cái j cũng thuê tư vấn thì chi phí cho dự án đó quá lớn, ban hành khung giá đất và hoa màu vật kiến trúc là quyền và trách nhiệm của ubnd tỉnh thành phố. nghị định 84 quy định chi tiết còn cái quyết định của các tỉnh để phù hợp với tình hình của từng địa phương
 
uh. đúng rồi, khung giá đất, hoa màu, vật kiến trúc ở tỉnh nào cũng có để mà áp giá đền bù chứ. Nhưng mình nói riêng đơn giá đất thì phải thẩm định theo giá thị trường mới đền bù được, còn khung giá nhà nước qui định chỉ để nộp thuế sử dụng đất thôi.
 
đúng là như vậy nhưg làm sao mà dự án nào cũng thẩm định như vậy được tớ ko biết trong thành phố hồ chí minh thế nào nhưg ở hà nội đều áp theo khung giá đất của thành phố ban hành còn trường hợp áp giá theo giá thị trường thì ko có riêng đối với nhữg dự án thu hồi đất có giá trị cao,khả năng sinh lời lớn thì thành phố sẽ xét đề nghị của ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố (thay mặt liên ngành sở tài chính-sở tnmt-sở xây dựng,cục thuế hà nội và ubnd quận) sẽ phê duyệt chính sách làm căn cứ lập phương án bồi thường,ht,tđc. đơn giá đền bù đất vẫn căn cứ vào 62 nhưg được nhân với hệ số 1.2,1.5...tuỳ thuộc vào giá trị trên thị trường của mảnh đất đó(ko thể bằng giá trên thị trường được).
 
uh. ở thành phố hồ chí minh thì tất cả các dự án nhà nước đều phải thẩm định đơn giá đất theo giá thị trường. Sau khi cơ quan thuộc sở tài chính thẩm định xong đơn giá đất thì Ban BT-GPMB tiến hành lập phương án tổng thể cho dự án, sau khi đơn giá đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt(sở tài chính) thì Ban BT-GPMB tiến hành lập phương án bồi thường để chi trả cho các hộ dân. Còn đối với hoa màu vật kiến trúc thì vẫn bồi thường theo khung giá của thành phố (Quyết định 12 và Quyết định 17).
 
vậy thì quá trình gpmb sẽ nhanh hơn hẳn, ở hà nội bọn e làm cũng vì giá đất chênh lệch so với giá thị trường quá mà người bị thu hồi đất luôn luôn phản đối nên dự án nào cũng bị chậm so với tiến độ.
nhưg e cũng thấy nếu làm như trong tp hcm thì áp lực lên sở tài chính quá lớn, dự án nào cũng cho người thẩm định thế thì làm sao đủ người.
e thì nghĩ khung giá ban hành nên sát với giá thị trường khi đền bù thì sẽ gặp ít khó hơn trong việc thuyết phục người dân di chuyển và sát với giá thị trường thì nhà nước sẽ thu được 1 khoản thuế lớn từ việc thu tiền sử dụng đất, chuyển nhượng đất.
 
Không phải sở tài chính thẩm định giá mà là một cơ quan độc lập trực thuộc sở tài chính (như trung tâm đo đạc bản đồ trực thuộc sở tài nguyên và môi trường vậy), sở tài chính chỉ phê duyệt đơn giá đó có phù hợp hay không, nếu không thì cơ quan thẩm định giá thuyết trình với STC tại sao ra giá như vậy. Về đơn giá bồi thường thì các hộ dân bị giải tỏa ai cũng chấp thuận nhưng quá trình áp giá còn tùy thuộc vào loại đất và quá trình tạo lập nhà nữa nên có hộ đền bù cũng không được thỏa đáng nên vấn đề đền bù giải tỏa thì không thể nào nhanh và công bằng hết được.
Bạn biết một khi nhà nước tăng khung giá đất thì giá ngoài thị trường sẽ tăng lên nhiều lần nữa lúc đó vấn đề đền bù lại khó thêm.
 
Có rồi các bác ạ! Cảm ơn các bác nhìu!! Gần đây tỉnh Thái Nguyên mới chịu ra cái QĐ này. Các DA đang GPMB dở cứ gọi là.....loạn!
 

File đính kèm

Có rồi các bác ạ! Cảm ơn các bác nhìu!! Gần đây tỉnh Thái Nguyên mới chịu ra cái QĐ này. Các DA đang GPMB dở cứ gọi là.....loạn!
Cảm ơn bạn nhiều!
 
Gửi các bác giá đất tỉnh TN 2011, hy vọng giúp ích đc các bác làm dự án trên tỉnh Thái Nguyên!
 

File đính kèm

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top