Công thức tính toán tiên lượng

  • Khởi xướng Khởi xướng Trần Duy Khoa
  • Ngày gửi Ngày gửi
Chào bạn Minh Hiền! bạn có phần mềm Escon và ACIT không? cho mình xin với. gửi cho mình theo địa chỉ mail này nhé! gmusa2007@gmail.com. Xin cảm ơn!
 
dùng phần mềm dự toán ACIT phiên bản 2007 chạy trên nền dự toán 97
chạy cái này hay lém. Minh đang dùng roai`

Ai bảo với cậu là dự toán Acitt chạy trên nền 97 vậy, nó chạy trên nền Exect và nó chẳng có gì liên quan đến dự toán 97 cả. Mặt khác nó còn làm lỗi phông chữ của dự toán 97 khi phân tích vật tư nữa.:D
 
Tại sao chuyên mục này là công thức tính toán tiên lượng mà chẳng có ai đưa ra công thức tính toán nào cho việc bóc khối lượng cả vậy.Ai có công thức nào bóc tách khối lượng cho gọn hơn không, nhanh hơn không. Chỉ thấy đi hỏi phần mềm dự toán thôi. Bidsoft, Acitt, Hitosoft, Cà mau...
 
xin hỏi các bác em nghe nói không dùng định mức 24 nữa phải không vậy?
 
xin hỏi các bác em nghe nói không dùng định mức 24 nữa phải không vậy?

ừm, em cũng có một bộ sách 3 quyển vừa mới được xuất bản dựa trên các tài liệu vào tháng 8 năm 2007 có tất cả các loại định mức, nhưng khi em xem phần xây dựng thì cũng không thấy khác mấy với định mức 24, cũng không biết nó có thay thế cho định mức 24 hay không, hiện giờ em đang làm dự toán bằng chương trình và vẫn dùng định mức 24 chưa thấy thay đổi
 
ừm, em cũng có một bộ sách 3 quyển vừa mới được xuất bản dựa trên các tài liệu vào tháng 8 năm 2007 có tất cả các loại định mức, nhưng khi em xem phần xây dựng thì cũng không thấy khác mấy với định mức 24, cũng không biết nó có thay thế cho định mức 24 hay không, hiện giờ em đang làm dự toán bằng chương trình và vẫn dùng định mức 24 chưa thấy thay đổi
Định mức 24 đã được thay thế bằng định mức 1776. Thực tế thì 1776 chỉ khác 24 khoảng 50 mã và việc dùng 24 để tính vẫn được, tuy nhiên để biết những thay đổi của 1776 so với 24 thì bạn có thể vào box dữ liệu định mức, nơi đó có chủ đề những thay đổi của định mức 1776 mà anh Daovuchinh đã thống kê rất rõ ràng cho chúng ta. File định mức bằng excel cũng như file pdf cũng đã được post lên ở box dữ liệu định mức.
Thân chào bạn
 
các bác cho em hỏi chút. Khi lập dự toán em thấy có cái đm vận chuyển vật liệu lên cao ( cho mấy cái nhà cao tầng ). Khi tham khảo mấy cái công trình thì có cái tính, có cái lại bỏ qua. Có cách nào tính kl cái bọn ấy nhanh ko ạ? Các bác chỉ giúp e. Thank các bác nhiu nhiu. :xc:

Câu hỏi của bạn cũng chưa rõ ràng cho lắm. Bạn tham khảo thêm ở đây để có thể tính toán dự toán thuận tiện và chính xác hơn nhé!
Thân chào bạn!
 
Last edited by a moderator:
Gửi xaydungvn

Đây là file Excel tính dài rộng cao đã được thiết lập sẵn công thức các bạn có thể tham khảo cách tính

Theo tôi, bạn đã đưa bảng exel này lên thi cần phải có thêm file acad để mọi người tham khảo được cụ thể hơn!
Rất mong anh gửi sớm file acad, hoặc gửi vào mail của tôi: sunyalhai@yahoo.com
Rất cảm ơn anh và chúc sức khỏe!
 
Sao phải nhân thêm hệ số?

Mọi người ơi cho em hỏi. Sao khi tính khối lượng đất đào lại lấy thể tích đào như bản vẽ rồi nhân thêm 1.22?
Em có ý kiến thế này:
Cao nhân nào mạnh dạn đưa lên 1 file acad HSTK đầy đủ của nhà nhiều tầng cho mọi ngừoi down về máy rồi bốc thử. Phải bắt tay vào làm thì mới vướng phải khó khăn.
Sau đó xin cao nhân cho file bốc khối lượng tương đối chính xác lên cho mọi người cùng tham khảo và thảo luận, như vậy mới nắm bắt vấn đề cụ thể và chi tiết. Bắt đầu đi từ phần móng =>phần ngầm =>......
Bác Thế Anh, Phubinh ơi,....., ra tay đi ạh!
 
Mọi người ơi cho em hỏi. Sao khi tính khối lượng đất đào lại lấy thể tích đào như bản vẽ rồi nhân thêm 1.22?
Em có ý kiến thế này:
Cao nhân nào mạnh dạn đưa lên 1 file acad HSTK đầy đủ của nhà nhiều tầng cho mọi ngừoi down về máy rồi bốc thử. Phải bắt tay vào làm thì mới vướng phải khó khăn.
Sau đó xin cao nhân cho file bốc khối lượng tương đối chính xác lên cho mọi người cùng tham khảo và thảo luận, như vậy mới nắm bắt vấn đề cụ thể và chi tiết. Bắt đầu đi từ phần móng =>phần ngầm =>......
Bác Thế Anh, Phubinh ơi,....., ra tay đi ạh!

Mình mạn phép chen ngang trả lời vấn đề của bạn, việc nhân thêm hệ số 1,22 là thay cho việc tính phần thể tích vát khi đào đất (thông thường đào móng phải đào vát, nếu đào thẳng thì dễ bị sập) trải qua nhiều năm kinh nghiệm các bác dự toán ta mới rút ra được một tỷ lệ tương đối và để tiện cho việc tính toán là lấy thể tích khối xây nhân với hệ số =1,22. Tất nhiên nếu bạn có thể tính bằng công thức hình học khối móng thì không cần nhân hệ số này.
Còn để trở thành 1 "cao nhân" như bạn nói thì không có gì bằng việc trải nghiệm thực tế, bạn cứ làm dần, cứ vấp ngã...rồi theo thời gian sẽ thành thạo và tìm ra cách lập dự toán nhanh nhất, chính xác nhất cho mình mà thôi. Nếu bạn chưa thành thạo việc bóc tiên lượng dự toán thì chịu khó đọc các bài hướng dẫn trên diễn đàn, rất hay và bổ ích đấy.
 
gửi lungtung

Suny cảm ơn lungtung nhiều nhé,
vì trước giờ mình dùng công thức nên ko biết đến hệ số này, vậy. Mình cũng theo dõi diễn đàn này nhêiuf, đọc nhiều bài viết thấy mọi người tranh luận với nhau nhiều mà vẫn chưa ra vấn đề nên mới mạn phép đưa ra 1 ý kiến như vậy thôi. mục đích chính là để mọi người giúp đỡ nhau thôi mà......
Ai cũng phai trang bị kinh nghiệm cho mình qua thực tế
 
Mình mạn phép chen ngang trả lời vấn đề của bạn, việc nhân thêm hệ số 1,22 là thay cho việc tính phần thể tích vát khi đào đất (thông thường đào móng phải đào vát, nếu đào thẳng thì dễ bị sập) trải qua nhiều năm kinh nghiệm các bác dự toán ta mới rút ra được một tỷ lệ tương đối và để tiện cho việc tính toán là lấy thể tích khối xây nhân với hệ số =1,22. Tất nhiên nếu bạn có thể tính bằng công thức hình học khối móng thì không cần nhân hệ số này.
Còn để trở thành 1 "cao nhân" như bạn nói thì không có gì bằng việc trải nghiệm thực tế, bạn cứ làm dần, cứ vấp ngã...rồi theo thời gian sẽ thành thạo và tìm ra cách lập dự toán nhanh nhất, chính xác nhất cho mình mà thôi. Nếu bạn chưa thành thạo việc bóc tiên lượng dự toán thì chịu khó đọc các bài hướng dẫn trên diễn đàn, rất hay và bổ ích đấy.

Xin lưu ý thêm 1 chút là nếu bạn đào ống kiểu này ( có mở taluy thì chú ý khi áp dụng định mức vì có quy định cho 2 loại đào ống có và không taluy nhé bạn.
Không có quy định nào về hệ số 1.22 cả. Đây thật ra là kinh nghiệm của những người đi trước, những phần đào mà khối lượng không lớn thì có thể chấp nhận cách tính như vậy.Những phần đào lớn có vát thì vẫn phải áp dụng công thức hình học để tính
 
Kỹ sư định giá

Anh cao thủ Kính mến! (Hì hỏi han nên phải lễ độ)
Em vừa đọc qua nghị định 99 mới đây trong nghị định có nói rằng sau này các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng
Vậy kỹ sư định giá xây dựng phải có đáp ứng đc điều kiện gì, Bộ XD đã có văn bản gì để hướng dẫn việc này chưa. Anh Thế Anh ở Viện Kinh Tế chắc những cái này có manh nha gì thì biết trước. Tư vấn cho em 1 chút vì em học ĐH Xây dựng nhưng không phải chuyên ngành kinh tế Xây Dựng mà.

Cám ơn Bác Honey đã đề cập đến đúng vấn đề e cũng đang thắc mắc.Gần đây e có tham dự 1 lớp học Quản lí chi phí dự án đầu tư do Hiệp Hội Tư vấn xây dựng VN tổ chức, trong đó các thầy(thầy Cư ở Bộ xây Dựng)cũng có đề cập đến khoá đào tạo để cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá nhưng e chưa rõ điều kiện để được học khóa đào tạo đó như thế nào?(yêu cầu năm kinh nghiệm?,đã tham gia các công trình thế nào? qui định bằng cấp chuyên môn?đến khi nào thì có khóa học đó?.....)Bác nào biết thông tin cho bọn e với
 
Mình mạn phép chen ngang trả lời vấn đề của bạn, việc nhân thêm hệ số 1,22 là thay cho việc tính phần thể tích vát khi đào đất (thông thường đào móng phải đào vát, nếu đào thẳng thì dễ bị sập) trải qua nhiều năm kinh nghiệm các bác dự toán ta mới rút ra được một tỷ lệ tương đối và để tiện cho việc tính toán là lấy thể tích khối xây nhân với hệ số =1,22. Tất nhiên nếu bạn có thể tính bằng công thức hình học khối móng thì không cần nhân hệ số này.

Khi tính khối lượng đào đất việc tính đào đất có mái taluy phải căn cứ vào chiều sâu hố đào, loại đất, theo TCVN 4447-1987. Việc nhân thêm hệ số chung 1,22 là tùy tiện.
 
Cở sở cho việc tính toán tiên lượng

Cảm ơn bạn đã đưa đề tài này lên mạng để mọi người cùng tham gia góp ý. Đề nghị bạn khoalongvietjsc cho biết kinh nghiệm tính toán tiên lượng dự toán của mình. Theo tôi, công tác kiểm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (HSTKBVTC) là cực kỳ quan trọng. Vì HSTKBVTC có đầy đủ, rõ ràng, chi tiết thì phần tính toán tiên lượng khối lượng sẽ không bị sót khối lượng. Đối với loại công trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, ...) cũng có cách bóc tách tiên lượng khác nhau. Chúng ta nên theo từng loại công trình đề xem xét. Đây là ý kiến của mình. Các bạn khác hãy cho biết ý kiến. Thân chào!
 
@khanhme01:
Tỷ lệ này chỉ dựa trên kinh nghiệm và chỉ mang tính tương đối, nếu nói là cơ sở đâu thì tớ cũng chịu! . Cơ bản là bên thẩm định có chấp nhận hay không mà thôi. Trong thực tế vẫn đang dùng đấy thôi. Tuy nhiên tớ vẫn ủng hộ việc tính toán theo kích thước hình học và theo quy trình. Như thế chắc chắn hơn. Mọi người thấy thế nào?
 
Last edited by a moderator:
Trước đây mình cung ẹ phần bóc tiên lượng này lắm, sau khi tham gia vào giá xây dựng, hỏi vô số người bây giờ có vẻ ok lắm rồi. Vì vậy cảm ơn cả nhà rất nhiều. Về vấn đề nhân thêm hệ số trong phần đào móng mình thường nhân thêm hệ số 1,3 mà vẫn được duyệt mà. Chỉ trừ nếu đào KL lớn thì mới k được phép. Còn hệ số 1,22 mình chưa dùng bao giờ
 
Khi tính khối lượng đất đào thì mình tính theo kích thước hình học, mình chỉ nhân với hệ số 1,3(hệ số tơi xốp của đất) khi mà vận chuyển đổ đi thôi.
 
Tôi có một kinh nghiệm này mà chính tôi đã vấp phải trong quá trình làm thầu. Tường được đổ bê tông và bao gồm 2 lớp thép, trên bản vẽ thể hiện 1 lớp và chú thích trong hồ sơ mời thầu. Do chủ quan chúng tôi ko chú ý, hợp đồng được kí,thi công và cũng được nghiệm thu phần khối lượng đã làm nhưng ko được thanh toán vì đã kí hợp đồng.
Điều tôi lưu ý đơn giản là trong đo bóc tiên lượng ko những đúng mà còn phải đủ.
 
các bước bóc tách tiên lượng công trình nhà dân dụng

em là sinh viên đang có đề tài bóc tách tiên lượng công trình nhà dân dụng 3 tầng nhưng em chưa biết cách bóc như nào : từ móng đến mái . Mong mọi người chỉ bảo em cách bóc với
 
Back
Top