Đề nghị nhà thầu tư vấn nào trúng thầu?

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Đề nghị nhà thầu B trúng thầu

Hôm trước tôi có đưa ra một tình huống giả định thứ nhất là:
Một gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao có giá gói thầu 1500 triệu đồng được tổ chức đấu thầu. Điểm kỹ thuật tối thiểu theo TCĐG là 70/100. Hệ sô điểm kỹ thuật là 0,8 và hệ số điểm giá là 0,2.
Có 2 HSDT là A và B vượt qua bước đánh giá sơ bộ.
Kết quả đánh giá HSDT về mặt kỹ thuật như sau: A đạt điểm kỹ thuật là 80 và B đạt điểm kỹ thuật là 90.
Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của A là 1000 triệu đồng, của B là 1666,667 triệu đồng --> Điểm giá của A được xác định là 100 điểm, của B là 60 điểm.
Điểm đánh giá tổng hợp của A: 80x0,8 + 100x0,2 = 84 điểm.
Điểm đánh giá tổng hợp của B: 90x0,8 + 60x0,2 = 84 điểm.
Tổ chuyên gia đấu thầu không biết đề nghị nhà thầu nào trúng thầu. Đề nghị anh chị em trên diễn đàn GXD tư vấn.
naat đã có lời giải đáp có lý và phù hợp với quy định pháp luật đấu thầu hiện hành của VN. Tiếp theo tôi giả định tình huống thứ 2 là:
bây giờ giả định giá gói thầu được duyệt là 1800 triệu đồng. Theo em thì tình huống này nên giải quyết thế nào?
Với tình huống thứ 2 này tôi chưa thấy bạn nào đưa ra lời giải đáp phù hợp với quy định hiện hành.
Với tình huống thứ 2, theo tôi, nếu theo quy định hiện hành thì tổ chuyên gia đấu thầu phải xử lý tình huống theo quy định tại điểm 8 điều 70 NĐ 85, theo đó đề nghị nhà thầu B trúng thầu.
Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến trao đổi thêm.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Với tình huống thứ 2 này tôi chưa thấy bạn nào đưa ra lời giải đáp phù hợp với quy định hiện hành.
Với tình huống thứ 2, theo tôi, nếu theo quy định hiện hành thì tổ chuyên gia đấu thầu phải xử lý tình huống theo quy định tại điểm 8 điều 70 NĐ 85, theo đó đề nghị nhà thầu B trúng thầu.
Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến trao đổi thêm.

Em thưa thầy,
Khi giá gói thầu được duyệt là 1800 triệu đồng thì các hệ số cũ có thay đổi hay giữ nguyên ạh.

Nếu giữ nguyên như cũ thì do điểm kỹ thuật của B cao hơn nên nhà thầu B được chọn. Tuy nhiên, đó là về Luật. Còn về giá tại sao không chọn nhà thầu có giá bỏ thầu thấp hơn, đó là nhà thầu A.

Qua đây em lại có thắc mắc thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao và thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn yêu cầu kỹ thuật cao?
Theo em hiểu nếu như gói thầu dịch vụ tư vấn yêu cầu kỹ thuật cao tức là những gói thầu được xây dựng tại những nơi khó khăn, địa hình phức tạp...cần phải yêu cầu tư vấn những biện pháp kỹ thuật cao để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ và có thể kịp thời ngăn ngừa những sự cố để không ảnh hưởng đến người và của cho NN hay người dân.
Và gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao, thì chỉ cần xử lí những tình huống bình thường là ok, đâu cần những biện pháp đao to búa lớn làm gì cho tốn kém và k cần thiết.

Vì vậy một khi đã không yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu A phải thắng chứ sao nhà thầu B lại thắng. Điều này lại mâu thuẫn NĐ85
Một điểm nữa nhà thầu A có giá đề nghị không thấp bất thường hoặc thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu. Do đó lựa chọn nhà thầu A hoàn toàn chính xác và hợp lí. (Nếu xem là bất thường thì bao nhiêu mới là bất thường, hay lại phải thẩm định lại hồ sơ dự thầu của A)

Em xin cảm ơn thầy. Nhờ thầy và các anh góp ý thêm!

Minh Tâm
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Hôm trước tôi có đưa ra một tình huống giả định thứ nhất là:

naat đã có lời giải đáp có lý và phù hợp với quy định pháp luật đấu thầu hiện hành của VN. Tiếp theo tôi giả định tình huống thứ 2 là:

Với tình huống thứ 2 này tôi chưa thấy bạn nào đưa ra lời giải đáp phù hợp với quy định hiện hành.
Với tình huống thứ 2, theo tôi, nếu theo quy định hiện hành thì tổ chuyên gia đấu thầu phải xử lý tình huống theo quy định tại điểm 8 điều 70 NĐ 85, theo đó đề nghị nhà thầu B trúng thầu.
Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến trao đổi thêm.

Thưa thầy, từ khi thầy đặt ra tình huống em đã nghĩ tới điều 70 của nghị định 85 nên đã đọc câu hỏi:

"Khi đọc tình huống của thầy em có câu hỏi cần phải đặt:
1. Phương án nếu chọn nhà thầu B thì chủ đầu tư có thể phê duyệt lại giá gói thầu được không?
2. Việc số lỗi số và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu A vượt quá 10% (ở đây là 30%) có bị loại không?
Nếu câu hỏi 1 và 2 được chấp nhận thì em nghĩ tổ chọn thầu sẽ loại nhà thầu A và chọn nhà thầu B thầy ạ."



Như vậy việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố để cân nhắc, xử lý đúng theo luật. Trân trọng cảm ơn thầy
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Hôm trước tôi có đưa ra một tình huống giả định thứ nhất là:

naat đã có lời giải đáp có lý và phù hợp với quy định pháp luật đấu thầu hiện hành của VN. Tiếp theo tôi giả định tình huống thứ 2 là:

Với tình huống thứ 2 này tôi chưa thấy bạn nào đưa ra lời giải đáp phù hợp với quy định hiện hành.
Với tình huống thứ 2, theo tôi, nếu theo quy định hiện hành thì tổ chuyên gia đấu thầu phải xử lý tình huống theo quy định tại điểm 8 điều 70 NĐ 85, theo đó đề nghị nhà thầu B trúng thầu.
Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến trao đổi thêm.
Trường hợp lựa chọn nhà thầu B thì em đã nói theo quy định đấu thầu thì kỹ thuật là được ưu tiên trước giá. Chỉ có điều em có bình luận thêm là không phù hợp với Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Từ tình huống trên có 2 kiến nghị:
- Sửa đổi hệ số điểm kỹ thuật/điểm tài chính: không phải mức thấp nhất 70/30 mà là mức cao nhất: 70/30 đối với gói thầu không yêu cầu kỹ thuật cao.
- Hoặc: chỉ chấm điểm đạt, không đạt kỹ thuật, sau đó lấy giá thấp hơn.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thưa thầy, từ khi thầy đặt ra tình huống em đã nghĩ tới điều 70 của nghị định 85 nên đã đọc câu hỏi:

"Khi đọc tình huống của thầy em có câu hỏi cần phải đặt:
1. Phương án nếu chọn nhà thầu B thì chủ đầu tư có thể phê duyệt lại giá gói thầu được không?
2. Việc số lỗi số và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu A vượt quá 10% (ở đây là 30%) có bị loại không?
Nếu câu hỏi 1 và 2 được chấp nhận thì em nghĩ tổ chọn thầu sẽ loại nhà thầu A và chọn nhà thầu B thầy ạ."



Như vậy việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố để cân nhắc, xử lý đúng theo luật. Trân trọng cảm ơn thầy

Theo tôi, nếu chấp nhận câu hỏi 1 và 2 của em thì tình huống đặt ra đã bị thay đổi.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Em thưa thầy,
Qua đây em lại có thắc mắc thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao và thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn yêu cầu kỹ thuật cao?
Theo em hiểu nếu như gói thầu dịch vụ tư vấn yêu cầu kỹ thuật cao tức là những gói thầu được xây dựng tại những nơi khó khăn, địa hình phức tạp...cần phải yêu cầu tư vấn những biện pháp kỹ thuật cao để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ và có thể kịp thời ngăn ngừa những sự cố để không ảnh hưởng đến người và của cho NN hay người dân.
Và gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao, thì chỉ cần xử lí những tình huống bình thường là ok, đâu cần những biện pháp đao to búa lớn làm gì cho tốn kém và k cần thiết.

Vì vậy một khi đã không yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu A phải thắng chứ sao nhà thầu B lại thắng. Điều này lại mâu thuẫn NĐ85
Một điểm nữa nhà thầu A có giá đề nghị không thấp bất thường hoặc thấp dưới năm mươi phần trăm (50%) giá gói thầu. Do đó lựa chọn nhà thầu A hoàn toàn chính xác và hợp lí. (Nếu xem là bất thường thì bao nhiêu mới là bất thường, hay lại phải thẩm định lại hồ sơ dự thầu của A)

Em xin cảm ơn thầy. Nhờ thầy và các anh góp ý thêm!

Minh Tâm

Theo tôi biết: Trong các văn bản pháp luật về đấu thầu của Việt Nam chưa có điểu khoản nào quy định hay giải thích thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao và thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn yêu cầu kỹ thuật cao . Như vậy, việc xác định gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu hay không yêu cầu kỹ thuật cao tôi hiểu là giao cho chủ đầu tư quyết định căn cứ vào từng dự án cụ thể để chỉ đạo Bên mời thầu lập HSMT và chủ đầu tư phê duyệt HSMT.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Theo tôi biết: Trong các văn bản pháp luật về đấu thầu của Việt Nam chưa có điểu khoản nào quy định hay giải thích thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn không yêu cầu kỹ thuật cao và thế nào là gói thầu dịch vụ tư vấn yêu cầu kỹ thuật cao . Như vậy, việc xác định gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu hay không yêu cầu kỹ thuật cao tôi hiểu là giao cho chủ đầu tư quyết định căn cứ vào từng dự án cụ thể để chỉ đạo Bên mời thầu lập HSMT và chủ đầu tư phê duyệt HSMT.

Dạ thưa thầy,
Đúng là em cũng chưa tìm thấy bất kì 1 VBPL nào định nghĩa hay giải thích. Em chỉ nêu cách hiểu của em để nêu lên việc, sao một gói thầu dịch vụ tư vấn mà không yêu cầu kỹ thuật mà khi thẩm định hồ sơ thầu hay chấm thầu lại mang phần kỹ thuật ra xét đầu tiên. Điều này quả thật "hơi vô lí"
Em chỉ dám nói "hơi vô lí" vì khi làm ra luật có lẽ các đại biểu, chuyên gia, các thế hệ đi trước... đã thảo luận rất kĩ và mới đi đến xây dựng luật. Thế hệ đi sau của tụi em được thừa hưởng những gì của thế hệ đi trước đã là 1 tài sản vô cùng quí giá rồi. Chúng em không thể nào phán Luật như thế này, thế nọ là sai hay vô lí được.
Ở trong chủ đề này, em thấy ý kiến của anh Naat là nên phải chỉnh sửa lại mức đánh giá kỹ thuật, và em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. "Đạt" và "Không đạt" thì sẽ hay hơn là việc xem đánh giá kỹ thuật là tiên quyết. Thực tế thì hiện nay chủ đầu tư họ cũng rất để ý đến vấn đề này. Bên cạnh xem xét về kỹ thuật, thì họ còn xem xét cả vấn đề về giá. Vì đồng tiền họ bỏ ra đâu thể nào họ không xem xét được.
Vấn đề thầy đưa ra quả thực là 1 bài học để chúng em học hỏi và từ đó rút ra những kn cho bản thân. Qua đây chúng em cũng thấy cần phải hoàn thiện về hệ thống luật hơn, để mỗi điều luật đưa ra là 1 chuẩn mực để mọi người phải tuân theo.

Em xin cảm ơn thầy.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Dạ thưa thầy,
Đúng là em cũng chưa tìm thấy bất kì 1 VBPL nào định nghĩa hay giải thích. Em chỉ nêu cách hiểu của em để nêu lên việc, sao một gói thầu dịch vụ tư vấn mà không yêu cầu kỹ thuật mà khi thẩm định hồ sơ thầu hay chấm thầu lại mang phần kỹ thuật ra xét đầu tiên. Điều này quả thật "hơi vô lí"
Em chỉ dám nói "hơi vô lí" vì khi làm ra luật có lẽ các đại biểu, chuyên gia, các thế hệ đi trước... đã thảo luận rất kĩ và mới đi đến xây dựng luật. Thế hệ đi sau của tụi em được thừa hưởng những gì của thế hệ đi trước đã là 1 tài sản vô cùng quí giá rồi. Chúng em không thể nào phán Luật như thế này, thế nọ là sai hay vô lí được.
Ở trong chủ đề này, em thấy ý kiến của anh Naat là nên phải chỉnh sửa lại mức đánh giá kỹ thuật, và em hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. "Đạt" và "Không đạt" thì sẽ hay hơn là việc xem đánh giá kỹ thuật là tiên quyết. Thực tế thì hiện nay chủ đầu tư họ cũng rất để ý đến vấn đề này. Bên cạnh xem xét về kỹ thuật, thì họ còn xem xét cả vấn đề về giá. Vì đồng tiền họ bỏ ra đâu thể nào họ không xem xét được.
Vấn đề thầy đưa ra quả thực là 1 bài học để chúng em học hỏi và từ đó rút ra những kn cho bản thân. Qua đây chúng em cũng thấy cần phải hoàn thiện về hệ thống luật hơn, để mỗi điều luật đưa ra là 1 chuẩn mực để mọi người phải tuân theo.

Em xin cảm ơn thầy.

Tôi lại suy nghĩ khác một chút, xin nêu ra đây để cùng trao đổi: Dịch vụ tư vấn là hoạt động "trí tuệ" (cung cấp các giải pháp và phương pháp luận bởi những con người "có trí tuệ" cụ thể) vì thế mặt "kỹ thuât" (bao gồm năng lực kinh nghiệm của nhà thầu, các giải pháp và phương pháp luận cụ thể nhà thầu đề xuất, năng lực của những người cụ thể tham gia thực hiện gói thầu) quan trọng hơn mặt "giá" vì thế đối với dịch vụ tư vấn các nước cũng như Việt Nam ta luôn định hướng ưu tiên các HSDT tư vấn có điểm kỹ thuật cao hơn HSDT tư vấn có giá thấp hơn.
 
Last edited by a moderator:

Top