Lập dự toán cung cấp, thi công và lắp đặt thiết bị thang máy là xác định chi phí thiết bị của công trình. Theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng:
Chi phí thiết bị xác định theo công trình, hạng mục công trình gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí liên quan khác được xác định theo công thức sau:
GTB = GMS + GĐT + GLĐ
Trong đó:
- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;
- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;
- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;
+ Chi phí mua sắm thiết bị thì bạn lập danh sách thiết bị cần mua, số lượng và khảo giá áp... tương tự như bạn chuẩn bị đi siêu thị mua: máy giặt, tủ lạnh, điều hòa... cho gia đình.
+ Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ thì tùy từng công trình, dự án mà nó khác nhau. Bạn phải dự toán chi phí riêng: đi lại, ăn ở, thù lao cho thầy, giáo trình, tài liệu, hỗ trợ lương nhân viên đi học...
+ Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị lập tương tự dự toán chi phí xây dựng.
Để lập dự toán G
LĐ thang máy bạn cần hiểu về quy trình thiết kế, thi công lắp đặt thang máy. Bạn cần liệt kê ra được danh mục công việc cần thiết để lắp đặt, bạn cần tìm các mã định mức đơn giá cho từng công việc đó, nếu trong tập định mức lắp đặt máy và thiết bị công nghệ như bạn Be tong nói mà chưa có thì bạn lấy báo giá đầy đủ.
Trước tiên bạn tham khảo tài liệu Quy trình thiết kế, lập dự toán và thi công lắp đặt thang máy. Thao khảo và hoàn thiện thêm nhé. Sau đó, nếu có nhiều bạn quan tâm, hưởng ứng (bấm like) thì tôi sẽ up tiếp các file dự toán, chụp các hình ảnh mô tả, chỉ dẫn để bạn nắm bắt được cách lập dự toán thiết bị thang máy.