Chào bạn khongtenso),
Đọc được câu hỏi của bạn mình xin giới thiệu bạn một quy trình lập dự toán phát sinh và sẽ giúp các bạn đọc quan tâm trả lời được câu hỏi khi nào thì lập dự toán phát sinh và khi nào thì phải lập dự toán điều chỉnh. Cũng như các bước, các đối tượng liên quan trong quá trình lập dự toán phát sinh.
Mời bạn theo dõi những bước dưới đây:
Dự án xây dựng, thi công những công trình thường bao gồm nhiều hạng mục công việc và được diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài. Do đó, trong quá trình thi công xây dựng luôn xảy ra nhiều tình huống phát sinh không nằm trong dự toán và hợp đồng đã kí kết ban đầu. Lúc này, những phát sinh công việc mới, khối lượng hay đơn giá cần phải lập dự toán phát sinh để chủ đầu tư thẩm tra, phê duyệt phần dự toán phát sinh đó. Đây là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán khoản chi phí phát sinh cho nhà thầu.
Để giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải khi xây dựng thêm dự toán phát sinh, phần mềm Quản lý thi công công trình iBom.PM ngoài việc hỗ trợ nhà thầu, chủ đầu tư, đơn vị thi công quản lý dự án/công trình, lập dự toán còn hỗ trợ thiết lập dự toán phát sinh, dự toán điều chỉnh ngay trên phần mềm.
Dưới đây là một giải pháp cho một quy trình lập và xử lý dự toán phát sinh đang được quản lý trên phân hệ Quản lý công trình của iBom, xin được giới thiệu tới bạn đọc quan tâm:
Các bước lập dự toán phát sinh trên Phân hệ Quản lý thi công công trình iBom.PM theo quy trình trên được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập dự toán phát sinh:
Bước 2: Kiểm tra dự tóan phát sinh
- Nằm trong giới hạn cho phép: chuyển sang Bước 3
- Vượt quá giới hạn cho phép thì phải lập dự toán điều chỉnh: chuyển qua Bước 4
Bước 3: Trình duyệt phiếu
- Duyệt: hệ thống sẽ update trạng thái dự toán đã hòan thành và cập nhật khối lượng và công việc vào dự án và kết thúc quy trình lập dự toán phát sinh
- Không được duyệt: lập lại Bước 1
Bước 4: Lập dự toán điều chỉnh khi dự toán vượt quá tỷ lệ cho phép (trong mô hình trên là 5%)
Bước 5: Lập bảng đề xuất điều chỉnh định mức chi phí
Bước 6: Trình duyệt bảng đề xuất điều chỉnh định mức chi phí
- Được duyệt: chuyển qua
Bước 7
- Không được duyệt: quay trở lại ban đầu
Bước 1 lập lại dự toán phát sinh hoặc
Bước 4 lập lại dự toán điều chỉnh tùy thuộc vào lý do và phản hồi không được thông qua của chủ đầu tư.
Bước 7: Sau khi được duyệt, hệ thống sẽ tự động sao chép dự toán tổng thể hiện tại sang 1 dự toán tổng thể mới và cập nhật dữ liệu từ dự toán điều chỉnh sang dự toán tổng thể mới.
Bước 8: Cập nhật dự toán điều chỉnh về trạng thái hoàn thành và sau đó kết thúc quy trình lập dự toán phát sinh.
Trong quy trình lập dự toán phát sinh ở trên, các thành phần tham gia vào quá trình lập dự toán phát sinh bao gồm:
1. Đội thi công: Căn cứ vào tình hình thực tế để lập lại dự toán phát sinh
2. Chỉ huy trưởng thi công: kiểm tra và duyệt dự toán phát sinh
3. Bộ phận quản lý thi công: kiểm tra, so sánh với các hạng mục đã được nghiệm thu,... và duyệt dự toán phát sinh
4. Kế toán: kiểm tra các hạng mục đã được thanh toán, hoàn công,.... so với dự toán phát sinh
5. Ban giám đốc: phê duyệt dự toán phát sinh
Mong là nó sẽ giúp ích cho bạn cũng như những bạn đọc quan tâm.
Nếu hình ảnh nào lỗi, không được hiển thị, mời bạn đọc xem chi tiết T
ẠI ĐÂY
hoặc có thể nghiên cứu thêm các vấn đề, bài viết liên quan tại mục
Giải Pháp của iBom
Xin các anh chị em trả lời dùm mình trường hợp sau:
Sau khi đã hoàn thành công trình, phần phát sinh tăng giảm không vượt tổng mức đầu tư, thì:
- Dự toán phát sinh do Nhà thầu hay đơn vị Tư vấn thiết kế lập ?
- Văn bản nào chỉ rõ trách nhiệm của việc lập dự toán phát sinh này ?
Theo điều 29 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 thì phần khối lượng phát sinh do Chủ đầu tư và đơn vị thi công xem xét. Nếu giá trị khối lượng phát sinh chưa vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư có quyền quyết định.
Tuy nhiên, nhà thầu cho rằng việc lập dự toán thì nhà thầu không có tư cách pháp nhân để ký, còn tư vấn thiết kế thì lại cho rằng bên tư vấn chỉ ký xác nhận biên bản các khối lượng phát sinh chứ không có trách nhiệm lập dự toán phát sinh.
Mong nhận được câu trả lời, xin cám ơn nhiều.