Dự toán khối lượng phát sinh và thanh toán khối lượng phát sinh?

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
xin hỏi các bác, nếu trong hợp đồng ban đầu nhà thầu có đề xuất giảm giá. Vậy khi phát sinh những đơn giá phát sinh có trong hợp đồng có áp dụng giảm giá không?
Có một số nơi yêu cầu áp dụng giảm giá. Về cơ bản, nó giống như mặc cả hàng hóa thông thường. Các bên đều có quyền được đàm phán về giá, thuận mua vừa bán. Nhà thầu có quyền từ chối làm việc phát sinh nếu cảm thấy giá đó không làm được.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Với những phần khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng và đã có trong đơn giá hợp đồng thì bạn không cần phải nhân với hệ số giảm giá nữa. Thanh toán sẽ bằng khối lượng nghiệm thu thực tế nhân thẳng với đơn giá những phần việc đã có sẵn trong hợp đồng.
Còn nếu phần khối lượng công việc phát sinh mà không có trong đơn giá trong Hợp đồng thì sẽ bằng giá dự toán phát sinh được duyệt phải nhân với hệ số K giảm giá (hệ số K= giá trúng thầu chia cho giá trị dự toán được duyệt của gói thầu). Tuy nhiên, về điều khoản thanh toán này phải được ghi rõ từ bước ký kết hợp đồng để việc thanh toán sau này được rõ ràng.

Anh không thể kết luận là không cần nhân với hệ số giảm giá phần bôi đỏ.
Khoản 2, Điều 36, NĐ 48/2010/NĐ-CP:
a) Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;b) Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;
 

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
Tôi hiểu đơn giản thôi, bản chất của dự toán là dự kiến toàn bộ chi phí để XDCT, căn cứ để CĐT chuẩn bị vốn, có phát sinh thì lập Dự toán bổ sung, miễn sao để sau này đủ thanh toán cho nhà thầu mà ko vượt TMĐT thì CĐT tự quyết. KL phát sinh này thì cả CĐT và NT đều đã biết chắc rồi, thắc mắc ở đây vẫn là Đơn giá trong DTBS theo tôi là không cần quan trọng hóa vấn đề, giá trị DTBS là để dự tính thêm khoản tiền phải bổ sung để trả cho các KLPS, đây là "dự tính" kể cả ĐG tính cao hơn trong HĐ đã ký một chút thì cũng ko sao và việc này là việc của Tư vấn + CĐ, Nhà thầu không liên quan.
Có DTBS -> thương thảo ký thêm PLHĐ. Khi thanh toán thì cứ khối lượng được nghiệm thu x ĐG trong Phụ lục HĐ mà tính.

Đồng ý với bác quan điểm giải quyết như thế. Nhưng mình vẫn còn lăn tăn chút:
Dự toán bổ sung được lập, phải căn cứ theo các quy định của nhà nước (giả sử ko có gì thay đổi so với khi lập dự toán ban đầu), cái dự toán này được thẩm định rồi phê duyệt, dùng làm căn cứ để ký PLHD bổ sung (giá ký PLHD bổ sung phải nhỏ hơn giá này chứ, còn như cao hơn thì cần quái gì lập DTBS, cứ ngồi đàm phán với nhau cho nó xong, và mình nhớ có quy định là nếu phần phát sinh này ko đàm phán được thì thành gói thầu mới cơ mà).
Hay mình đặt ra trường hợp như thế này, vì khi đấu thầu nhà thầu chào giá có công việc đơn giá thấp, công việc đơn giá cao, quan trọng là giá chào gói thầu nhỏ hơn giá gói thầu được duyệt, khi phát sinh nếu đúng phần đơn giá cao thì nhà thầu được lợi, còn như phát sinh vào phần đơn giá thấp thì nhà thầu chịu thiệt. Vậy sẽ phát sinh tình huống có sự thông đồng giữa CĐT và NT để tham ô, đúng ko các bác?
Và giả như trường hợp, dự toán bổ sung (lập theo dự toán ban đầu) thì vừa hết dự phòng, nếu ký PLHD với nhà thầu mà lấy theo đơn giá trong hợp đồng, dẫn đến vượt tổng mức thì xử lý thế nào đây?
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Đồng ý với bác quan điểm giải quyết như thế. Nhưng mình vẫn còn lăn tăn chút:
Dự toán bổ sung được lập, phải căn cứ theo các quy định của nhà nước (giả sử ko có gì thay đổi so với khi lập dự toán ban đầu), cái dự toán này được thẩm định rồi phê duyệt, dùng làm căn cứ để ký PLHD bổ sung (giá ký PLHD bổ sung phải nhỏ hơn giá này chứ, còn như cao hơn thì cần quái gì lập DTBS, cứ ngồi đàm phán với nhau cho nó xong, và mình nhớ có quy định là nếu phần phát sinh này ko đàm phán được thì thành gói thầu mới cơ mà).
Hay mình đặt ra trường hợp như thế này, vì khi đấu thầu nhà thầu chào giá có công việc đơn giá thấp, công việc đơn giá cao, quan trọng là giá chào gói thầu nhỏ hơn giá gói thầu được duyệt, khi phát sinh nếu đúng phần đơn giá cao thì nhà thầu được lợi, còn như phát sinh vào phần đơn giá thấp thì nhà thầu chịu thiệt. Vậy sẽ phát sinh tình huống có sự thông đồng giữa CĐT và NT để tham ô, đúng ko các bác?
Và giả như trường hợp, dự toán bổ sung (lập theo dự toán ban đầu) thì vừa hết dự phòng, nếu ký PLHD với nhà thầu mà lấy theo đơn giá trong hợp đồng, dẫn đến vượt tổng mức thì xử lý thế nào đây?

1. Bạn đọc kỹ bài viết tôi đã nhắc đến "đủ thanh toán cho nhà thầu", " cao hơn trong HĐ đã ký một chút".
2. Bạn tham khảo bài viết này: http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=157737&p=392081#post392081 để hiểu về chào thầu đơn giá thấp đơn giá cao. Tham ô hay trình độ kém để thất thoát thì cần xem xét cho kỹ.
3. Dự toán bổ sung (lập theo dự toán ban đầu) thì vừa hết dự phòng, nếu ký PLHD với nhà thầu mà lấy theo đơn giá trong hợp đồng, dẫn đến vượt tổng mức. --> TH này nếu xét thấy ký theo ĐG DTBĐ và ĐG HĐ đã ký tổng tiền không chênh lệch nhiều lắm thì Nhà thầu nên ký luôn theo ĐG DT ban đầu cho nhanh gọn, còn ko thì OK đợi CĐT đi trình cấp thẩm quyền quyết định, cứ gọi là đợi dài dài.
 

duycuong07x3a

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/10/12
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Cho mình hỏi thêm tí: Việc lập dự toán điều chỉnh thì áp dụng trong trường hợp phát sinh như thế nào mới phải lập dự toán điều chỉnh? trong thực tế thi công có những thứ phát sinh nhỏ, lặt vặt trải đều suốt công trình chẳng hạn thì có nhất thiết phải lập dự toán điều chỉnh hay ko?
hay là đã phát sinh khối lượng là phải lập dự toán điều chỉnh bổ sung?
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Cho mình hỏi thêm tí: Việc lập dự toán điều chỉnh thì áp dụng trong trường hợp phát sinh như thế nào mới phải lập dự toán điều chỉnh? trong thực tế thi công có những thứ phát sinh nhỏ, lặt vặt trải đều suốt công trình chẳng hạn thì có nhất thiết phải lập dự toán điều chỉnh hay ko?
hay là đã phát sinh khối lượng là phải lập dự toán điều chỉnh bổ sung?
Cho mình hỏi là phát sinh lặt vặt nào mà trải dài suốt dự án thế?
Tiện đay hỏi các bác luôn: khi yêu cầu đơn vị TV lập DTBS phần khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, thì cần trả tiền cho đơn vị tư vấn không? nếu có thì lại làm PLHĐ với đơn vị TV a? (thường thì bên em nhờ làm không à:)).
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cho mình hỏi thêm tí: Việc lập dự toán điều chỉnh thì áp dụng trong trường hợp phát sinh như thế nào mới phải lập dự toán điều chỉnh? trong thực tế thi công có những thứ phát sinh nhỏ, lặt vặt trải đều suốt công trình chẳng hạn thì có nhất thiết phải lập dự toán điều chỉnh hay ko?
hay là đã phát sinh khối lượng là phải lập dự toán điều chỉnh bổ sung?
phát sinh khối lượng phải xem quan điểm thế nào để nói có lập dự toán bổ sung hay không
cùng là công tác xây tường, khối lượng đó cùng ở độ cao(VD <=4m), không quan trọng thì có thể không cần dự toán bổ sung
THế nhưng anh xây lên thêm 1 tầng thành ra độ cao khác thì lại khác
thế nên cũng còn tùy tính chất. Có người bảo có đơn giá cũ rồi em cứ áp lại, người bảo không.
Quan điểm của tôi: khối lượng nào đã nằm trong thiết kế mà do tính thiếu, tính thừa thì mới coi là phát sinh khối lượng, không phải lập dự toán lại. Còn cứ phát sinh ngoài thiết kế thì phải có bản vẽ+dự toán đi kèm
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
phát sinh khối lượng phải xem quan điểm thế nào để nói có lập dự toán bổ sung hay không
cùng là công tác xây tường, khối lượng đó cùng ở độ cao(VD <=4m), không quan trọng thì có thể không cần dự toán bổ sung
THế nhưng anh xây lên thêm 1 tầng thành ra độ cao khác thì lại khác
thế nên cũng còn tùy tính chất. Có người bảo có đơn giá cũ rồi em cứ áp lại, người bảo không.
Quan điểm của tôi: khối lượng nào đã nằm trong thiết kế mà do tính thiếu, tính thừa thì mới coi là phát sinh khối lượng, không phải lập dự toán lại. Còn cứ phát sinh ngoài thiết kế thì phải có bản vẽ+dự toán đi kèm
Nhà em có hạng mục xây tường ở cùng độ cao <=4m, phát sinh lớn hơn 20% khối lượng tương ứng trong hợp đồng. Hợp đồng trọn gói được ký kết năm 2010.
Bây giờ bác bảo không lập dự toán lại, thì lấy đâu cơ sở để em thõa thuận với Chủ đầu tư hay bắt em làm cái giá cũ?

Dự án em 150 tỷ là 1 bệnh viện, trong quá trình thi công em có phát sinh cái giằng tường 100x220, có 2 thanh thép phi 10. Em có cần vẽ, lập dự toán cái này không?

<Tiện đây cho tôi hỏi, sao tôi trả lời câu hỏi lại bắt tôi trả lời câu hỏi ngẫu nhiên hoài nhỉ?>
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nhà em có hạng mục xây tường ở cùng độ cao <=4m, phát sinh lớn hơn 20% khối lượng tương ứng trong hợp đồng. Hợp đồng trọn gói được ký kết năm 2010.
Bây giờ bác bảo không lập dự toán lại, thì lấy đâu cơ sở để em thõa thuận với Chủ đầu tư hay bắt em làm cái giá cũ?

Dự án em 150 tỷ là 1 bệnh viện, trong quá trình thi công em có phát sinh cái giằng tường 100x220, có 2 thanh thép phi 10. Em có cần vẽ, lập dự toán cái này không?

<Tiện đây cho tôi hỏi, sao tôi trả lời câu hỏi lại bắt tôi trả lời câu hỏi ngẫu nhiên hoài nhỉ?>
Bạn nên xem kỹ câu trả lời của tôi
Quan điểm của tôi: khối lượng nào đã nằm trong thiết kế mà do tính thiếu, tính thừa thì mới coi là phát sinh khối lượng, không phải lập dự toán lại. Còn cứ phát sinh ngoài thiết kế thì phải có bản vẽ+dự toán đi kèm
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Bây giờ mới ol được để nghe các bác chỉ giáo.
Thx bác, đúng là bên mình thiếu xót cái này. Nhưng việc lập dự toán bổ sung lấy đơn giá theo đơn giá trong hợp đồng đã ký có quy định pháp lý cụ thể ko (hay suy luận logic từ tt 86 và tt19). Mình xem trong hợp đồng (mẫu hướng dẫn của BKH) cũng ko thấy có điều khoản quy định việc lập dự toán bổ sung lấy đơn giá theo hợp đồng đã ký.

Dear chủ topic,
Do chủ topic hình như cũng là 1 người quen, đợt năm nào đó (2011-2012) tôi có kết bạn với cậu (lâu quá ko liên lạc nên quên), nên tranh thủ trao đổi chi tiết thêm với chủ topic chút xíu.
Quy định pháp lý cụ thể: Bắt nguồn từ Thông tư 08/2010/TT-BXD về hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng; Thông tư 04/2010/TT-BXD về hướng dẫn lâp và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Phần lập dự toán bổ sung (chứ không phải mấy cái 86, 19 gì cả) thì việc lập dự toán bổ sung hoàn toàn có thể và thậm chí là bắt buộc phải căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, vì 2 lý do sau:
- Chủ đầu tư và nhà thầu chủ động mong muốn tiếp tục thực hiện các nội dung phát sinh của hợp đồng (không phải lập bổ sung rồi giao cho đơn vị khác);
- Vì lý do thứ nhất nên đối với phần đơn giá công việc phát sinh bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện hợp đồng đã ký kết. Vậy nếu bạn cứ ung dung lập dự toán mà không quan tâm đến các nội dung hợp đồng, bạn sẽ rất chi là quan liêu.

Đồng ý với bác quan điểm giải quyết như thế. Nhưng mình vẫn còn lăn tăn chút:
Dự toán bổ sung được lập, phải căn cứ theo các quy định của nhà nước (giả sử ko có gì thay đổi so với khi lập dự toán ban đầu), cái dự toán này được thẩm định rồi phê duyệt, dùng làm căn cứ để ký PLHD bổ sung (giá ký PLHD bổ sung phải nhỏ hơn giá này chứ, còn như cao hơn thì cần quái gì lập DTBS, cứ ngồi đàm phán với nhau cho nó xong, và mình nhớ có quy định là nếu phần phát sinh này ko đàm phán được thì thành gói thầu mới cơ mà).
Hay mình đặt ra trường hợp như thế này, vì khi đấu thầu nhà thầu chào giá có công việc đơn giá thấp, công việc đơn giá cao, quan trọng là giá chào gói thầu nhỏ hơn giá gói thầu được duyệt, khi phát sinh nếu đúng phần đơn giá cao thì nhà thầu được lợi, còn như phát sinh vào phần đơn giá thấp thì nhà thầu chịu thiệt. Vậy sẽ phát sinh tình huống có sự thông đồng giữa CĐT và NT để tham ô, đúng ko các bác?
...
Cái này thì chính là nội dung tôi đã nhắc nhở bạn ở bài viết đầu tiên, nhiều lắm những sự thông đồng kiểu này đã từng xảy ra, đặc biệt là công tác sử dụng nhân công của các công trình giao thông ở vùng biên giới, miền núi,...

Riêng việc bạn hỏi về hết dự phòng,..., cái này nếu vượt tổng mức thì: 1. Lập tổng mức điều chỉnh và xin điều chỉnh tổng mức; 2. Lập và phê duyệt dự toán; 3. Ký PLHĐ
 

thoquetvoi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Mình có tình huống như sau:
Trong quá trình thi công, bên mình là CĐT có yêu cầu nhà thầu thi công thêm 1 số hạng mục, đồng thời giảm trừ đi một phần khối lượng (do dự toán tính thừa). Bên mình có yêu cầu TVTK tính toán lại và giảm trừ (theo dự toán được duyệt ban đầu), sau đó ký phụ lục hợp đồng với nhà thầu. Do ngẫu nhiên, những phần khối lượng giảm trừ thì nhà thầu chào với đơn giá thấp hơn trong dự toán được duyệt, còn phần khối lượng phát sinh thì lại chào với đơn giá cao hơn. Vì vậy, khi làm hồ sơ thanh toán khối lượng phát sinh, thì giá trị thanh toán lại lớn hơn giá trị dự toán được duyệt.

Anh chị em trong diễn đàn cho mình xin ý kiến các giải quyết với.

Tiện đây, mình xin hỏi thêm, phần khối lượng phát sinh(tăng) có phải làm thanh toán theo PL04 không, chỗ mình thì chỉ làm theo PL 03a, và bên kho bạc cũng đồng ý thanh toán. Vậy PL04 áp dụng cho những trường hợp cụ thể nào?
Nhiều bạn cho ý kiến rồi, nhưng theo mình thì phải căn cứ vào hình thức hợp đồng và phương pháp điều chỉnh giá quy định cụ thể trong hợp đồng.
Mình cũng không hiểu tại sao quá trình xét thầu, thương thảo hợp đồng lại đế tình trạng đơn giá trong hợp đồng o cao hơn đơn giá trong dự toán mà không được làm rõ. nếu sai sót nảy thuộc về trách nhiệm chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.
 

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
Mình còn thắc mắc chỗ này nhờ các bác chỉ giáo:
* Phần phụ lục hợp đồng ký như thế nào cho hợp lý nhất: ý của mình sẽ tách phụ lục làm 2 phần, 1 phần tăng và 1 phần giảm, sau đó mới tổng hợp giá trị lại.
* Phần thanh quyết toán: mình chỉ điền những phần khối lượng tăng trong pl04-tt86 (trong đo tách riêng 2 phần: phần có đơn giá trong hợp đồng và phần không có đơn giá trong hợp đồng), còn phần khối lượng giảm thì đã giảm trừ luôn trong pl03a-tt86.
 

251209

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/7/12
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Mình còn thắc mắc chỗ này nhờ các bác chỉ giáo:
* Phần phụ lục hợp đồng ký như thế nào cho hợp lý nhất: ý của mình sẽ tách phụ lục làm 2 phần, 1 phần tăng và 1 phần giảm, sau đó mới tổng hợp giá trị lại.
* Phần thanh quyết toán: mình chỉ điền những phần khối lượng tăng trong pl04-tt86 (trong đo tách riêng 2 phần: phần có đơn giá trong hợp đồng và phần không có đơn giá trong hợp đồng), còn phần khối lượng giảm thì đã giảm trừ luôn trong pl03a-tt86.
- Phần phụ lục HĐ làm sao đảm bảo giá trị đúng, anh thích tách hay gộp sao cho rõ ràng, rành mạch. Nhưng tốt nhất tách như bạn nói trên là hợp lý nhất.
- Thanh toán tôi vừa làm trường hợp như bạn, phát sinh tăng đưa vào PL 04, KL giảm trừ trong PL03a.
 

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
- Phần phụ lục HĐ làm sao đảm bảo giá trị đúng, anh thích tách hay gộp sao cho rõ ràng, rành mạch. Nhưng tốt nhất tách như bạn nói trên là hợp lý nhất.
- Thanh toán tôi vừa làm trường hợp như bạn, phát sinh tăng đưa vào PL 04, KL giảm trừ trong PL03a.

KL giảm trừ trong PL 03a bạn trừ luôn trong phần thực hiện hay là phần thực hiện bạn ghi bằng với giá trị trong HĐ còn phần giảm trừ sẽ ghi riêng xuống dưới (khối lượng âm). Cái này theo ý riêng của mình chia làm 2 trường hợp:
TH1: Nếu đã thanh toán cho nhà thầu theo HĐ rồi mới phát hiện thừa và giảm trừ (cái này sẽ ra quyết định điều chỉnh dự toán và ký phụ lục để làm căn cứ giảm trừ sau này), thì trong PL03a sẽ ghi phần thực hiện như trong hợp đồng, phía dưới ghi khối lượng giảm trừ.
TH2: Trong quá trình thi công phát hiện KL thực tế thi công nhỏ hơn so với HĐ đã ký thì căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng thực tế để thanh toán, cái này không phải cần ký PL hợp đồng.
Mong các bác cho ý kiến.

Nhưng mình hỏi mọi người trong cơ quan, đều bảo làm tất theo 03a, mọi người lý giải sau khi ký phụ lục thì phần đó coi như đã thuộc hợp đồng @@. Trong pl03a sẽ tách làm 2 phần, phần trên ghi như hợp đồng ban đầu (không giảm trừ khối lượng), phần dưới ghi cả phần phát sinh tăng và phát sinh giảm.
Và điều quan trọng nhất là sang kho bạc thanh toán được :D
 

251209

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/7/12
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
1. Thanh toán được hay không thì cũng tùy anh làm việc với kho bạc thế nào, còn tôi làm đúng mẫu của Nhà nước thì phải dùng PL04 cho Khối lượng phát sinh tăng. Còn Khối lượng phát giảm thì đưa vào PL 03a và tách riêng phần khối lượng âm.
2. Khối lượng thi công nhỏ hơn HĐ đã ký thì thanh toán dựa vào nghiệm thu thực tế, cái này thì chắc chắn là không cần phải ký Phụ lục HĐ.
 

hoangbinh

Thành viên mới
Tham gia
17/12/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
49
Mình có gói thầu 10 tỷ. Khi quyết toán tính bù vật liệu theo quý , hệ số nhân công và máy giá trị tăng lên 4 tỷ . Tông giá 14 tỷ.
Các bạn cho mình hỏi có phải lập dự toán bổ xung cho phần tăng thêm 4 tỷ không ? Hay lập lại dự toán điều chỉnh cho phần 14 tỷ luôn.
Có ký lại phụ lục HĐ ko ?
Mong sự chia sẻ của các bạn đi trước
 

tuandx

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/7/11
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Theo mình thì việc lập dự toán bổ xung khi trong quá trình thi công có phát sinh thêm KL ngoài KL như Dtoan ban đầu đã ký + duyệt .
Vì phần KL phát sinh nếu không có dự toán cụ thể sẽ gặp rắc rối khi làm quyết toán .
Còn việc do điều chỉnh bù giá , hệ số này nọ mà làm tăng CP lên so với ban đầu thì giữa bên thi công và bên CĐT phải ngồi lại làm việc để có hướng giải quyết chứ tăng từ 10ty ==>14 Tỷ là có vấn đề đó !
Vì như mọi người đều biết là việc tăng giảm chỉ nằm trong phạm vi 20% tổng DT được duyệt thôi . . . .
 

linhnhungnam

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/3/09
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Mình cũng đã từng làm một công trình như bạn. Nhưng mình tách ra làm 3 phần: Thứ nhất các khối lượng có trong hợp đồng nhưng <20% thì tính đơn giá như trong hợp đồng. Thứ 2: Phần khối lượng bổ sung >20% thì được tính theo đơn giá tại thời điểm thi công công việc đó (mất công là bạ phải phân chia khối lượng và áp giá vật kiệu và hệ số nhân công, ca máy cho từng mã chiết tính) để sau này khi được bù giá nguyên nhiên vật liệu phần bổ sung >20% này không được điều chỉnh nữa, công việc này của đơn vị thiết kế lập sau đó đi thẩm định nếu tăng vượt dự toán thì phải bổ sung tổng mức đầu tư => Quyết định bổ sung => rồi ký phụ lục hợp đồng và thanh toán theo phụ lục 3a TT86. Còn về phụ lục 04 mình cũng hỏi kho bạc rồi họ nói phụ lục này chỉ dùng cho khối lượng phát sinh khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt (tổng mức đầu tư lại), nhưng làm như vậy CĐT nào dám ký cho thanh toán. Còn khi đã ký được phụ lục hợp đồng rồi thì phần khối lượng bổ sung đó được coi là trong hợp đồng thì phải thanh toán theo phụ lục 3a là đúng rồi.
 

linhnhungnam

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/3/09
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Tất nhiên là phải lập dự toán để đi thẩm định rồi. Như vậy gói thầu của bạn đã vượt tổng mức đầu tư. DO đó cần phải bổ sung tổng mức đầu tư. Sau khi có quyết định phê duyệt tổng mức đâu tư lại thì có quyết định bổ sung giá trị hợp đồng cho bạn => ký phụ lục hợp đồng
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top