2017 có lẽ là năm tốt để thay đổi, thay đổi tư tưởng, thay đổi cách nhìn và thay đổi hành động. (hãy cố gắng đọc, vì người viết có tâm mới chia sẻ với bạn)
Với mình, cái cần thay đổi nhất có lẽ là thái độ làm việc. Việt Nam xưa nay vẫn tự vỗ ngực rằng mình lợi thế vì có lực lượng lao động trẻ, cần cù, chịu khó, giá thành thấp. Nhưng thực tế không phải vậy.
Khoản cần cù chịu khó đang bị mất dần ở phần lớn các bạn trẻ. Số nhiều bây giờ đa phần hưởng thụ, đi làm với tâm lý "làm công ăn lương", hết giờ cắp đít đi về hơn là làm vì đam mê, vì trách nhiệm và vì để được tôn trọng.
Làm việc để được tôn trọng có lẽ là cái cần phải hướng tới. Khi chúng ta được tôn trọng thì tự khắc tiền sẽ có, thăng tiến sẽ lên, còn ngược lại, nếu không được tôn trọng, bạn vẫn có thể có tiền, vẫn sẽ lên nhưng chắc chắn sẽ khó hơn rất nhiều.
Vậy làm thế nào để được tôn trọng?
Đầu tiên, bạn phải tôn trọng công việc bạn đang được giao dù nó là việc gì. Nên làm tốt nó nhưng đừng với tâm thế "làm cho xong". Nhớ rằng lãnh đạo nhiều khi đánh giá cao thái độ khi làm việc hơn là kết quả (trừ trường hợp nhân viên đặc thù, công việc đặc thù). Nếu bạn không thích công việc được giao hiện tại thì cũng đừng cau có hay phản đối. Hãy tuân thủ và tìm kiếm đam mê từ cái được giao, nếu sau này thật sự bạn thấy làm việc khác cho công ty sẽ hiệu quả hơn thì hãy nói chuyện với sếp. Nói rõ được mất của công ty, của bạn liên quan đến công việc. Chắc chắc sẽ có tín hiệu tốt cho bạn.
Thứ hai: Tôn trọng đồng nghiệp. Dù nó có là COCC hay thằng "ngu đần" nào đó theo mắt mình thì cũng cứ tôn trọng họ. Bớt nhỏ nhen ghen ghét là cách tốt nhất để đạt được hạnh phúc khi làm việc. Không việc gì phải để ý, phải cáu, phải tìm cách "đì" họ, thay vào đó bạn thử giúp đỡ họ vài lần, chắc chắn bạn sẽ thấy một cảm giác hết sức happy. Nhỏ nhen làm chi, ganh ghét làm gì khi mình và họ cùng "kiếp làm thuê". Nên nhớ "ganh ghét", "đố kị" bất luận đúng hay sai thì cả 2 đều thiệt. Trong mắt người thứ 3 có lẽ cả 2 đều chả ra gì!
Thứ ba: Tôn trọng môi trường làm việc, đừng có vác bộ mặt đưa đám khi bị gấu đá, bị chồng mắng, bị vợ bỏ lên cơ quan. Đồng nghiệp có thể thông cảm, an ủi nhưng họ có việc phải làm, đừng đo sự yêu quý của họ dành cho bạn bằng những lời động viên hoặc những cuộc buôn chuyên xuyên biên giới. Dù gì văn hoá "thông cảm" vẫn còn, nhưng đừng lạm dụng nó. Đừng để thông cảm thành vô cảm rồi phản cảm khi liên tiếp hàng ngày môi trường công sở bị "làm phiền".
Thứ tư: Tôn trọng chính mình. Đừng cẩu thả với bản thân, đừng ngại bị chê cười khi phải thay đổi cái gì đó. Không ai hiểu mình bằng chính mình nên không việc gì phải ngại nếu bản thân cần sự thay đổi. Ăn mặc bảnh bao sạch sẽ thơm tho, giờ giấc làm việc chuẩn chỉnh thì chả hại gì đến ai. Nếu năm cũ chưa làm cái này thì năm mới là cái cớ cực tốt để thay đổi, làm mới.
Thứ năm: Tôn trọng sếp, tôn trọng văn hoá tập thể. Lãnh đạo dù thoải mái nhưng vẫn là lãnh đạo. Việc tụ tập nói xấu sếp không hay ho gì cả (vì ai cũng biết bản thân các sếp thì không ai tốt đẹp, chúng được hiểu là giai cấp bóc lột
). Đừng phí thời gian cho việc này, nếu rảnh quá hãy nhận thêm việc mới, chắc chắn sẽ có ích hơn vạn lần.
Ngoài sếp, văn hoá tập thể cũng là cái cần để ý, có câu thế này "Khi anh vào một tập thể khác văn hoá với anh, 1 là anh đủ giỏi để thay đổi cả cái tập thể đó theo anh, 2 là anh out vì không hoà nhập được với tập thể". Nên thoái mà là lựa chọn, vì nó là chi phí cơ hội, nếu có đi thì cứ vui vẻ mà đi, đừng giận hờn chi cho thêm mệt.
Thứ sáu: Cân bằng cuộc sống nhưng đừng máy móc - vì ta còn trẻ lắm. Nhiều người trẻ học hỏi các bậc hiền nhân luôn tìm cách cân bằng cuộc sống theo kiểu số học: 7 tiếng ngủ, 8 tiếng làm việc và 9 tiếng cho gia đình. Ngoài 8 tiếng là ngoài vùng phủ sóng luôn, sếp gọi, đồng nghiệp gọi thì điệp khúc luôn là "em bận", "em có việc", "em có việc gia đình". Ơ hay nhể, thế việc cty không là việc à? Đừng đối xử với cái nồi cơm của mình thế chứ. Mình và nó đang cộng sinh đấy, nó mà tèo thì chả có 7 tiếng mà ngủ, mà bận với cái bụng đói đâu. Vì thế cân bằng nhưng đừng máy móc. Ai cũng có việc cả thôi, chả ai rảnh đâu, những việc phải làm thì phải làm và đã làm thì phải làm dứt điểm, đừng để về với vợ đúng giờ nhưng đêm ôm vợ vẫn nghĩ đến công việc, chả hay ho gì cái đấy đâu.
Cân bằng cuộc sống và công việc là thứ khó và chả ai nói hay được, mỗi ng 1 kiểu. Nhưng ta còn trẻ, còn làm được thì nên tập trung làm thật tốt, vợ con bố mẹ chắc chắn sẽ tự hào về thành quả của ta. Chắc hẳn họ cũng chả sung sướng gì khi thấy ta ru rú lúc nào cũng lo cho họ mà toàn "lo suông". Tất nhiên, đừng bỏ bê họ, khi quan tâm đến nhau thật lòng thì một phút thôi còn hạnh phúc gấp nghìn lần suốt ngày nhìn mặt nhau. Hãy nói cho họ hiểu về công việc của bạn (nếu cần).
Thứ bảy: Mạnh dạn nghỉ nếu thấy mệt mỏi. Đừng lo thất nghiệp, thời đại này còn sức khoẻ, đầu óc còn minh mẫn là còn dùng được. Không có công việc nào là sang là hèn cả. Bán sức lao động thì như nhau cả thôi, được cái này mất cái kia.
Nhiều người cứ cố, cố mãi để rồi đến lúc nào đó mình lại an phận, không muốn cố nữa nhưng cũng chẳng thay đổi được gì vì đã "già".
Nếu đâu đó, bạn đã cố, đã thay đổi nhưng không hiệu quả, bạn có thể cố níu kéo thay đổi thêm 1 lần, 2 lần, 3 lần - nếu vẫn không được thì hoặc an phận hoặc ra đi nếu bạn vẫn muốn thay đổi.
Thứ tám: Kiên quyết chữa bệnh trì hoãn, có gì cần làm - làm ngay, cần nói - nói ngay (lúc phù hợp), đừng vin cớ vịn bất kỳ lý do nào vì bất kỳ người nào, trong hoàn cảnh nào. Trì hoãn được 1 ngày sẽ trì hoãn được một tuần, rồi 1 tháng và.... hết cả năm. Chả mấy mà lại .... già.
Mà già thật, gõ đến đây mới thấy mình lẩn thẩn, tất cả những lỗi trên đều là lỗi mình đã gặp và đã từng "được" trả giá. Mềnh luôn coi nó là bài học chứ chả có đì đọt khỉ gì cả. Năm mới, viết chuyện cũ để dặn mình thay đổi. Sống cho ra sống, làm cho ra làm và cống hiến sao cho xứng đáng.
Với mình, cái cần thay đổi nhất có lẽ là thái độ làm việc. Việt Nam xưa nay vẫn tự vỗ ngực rằng mình lợi thế vì có lực lượng lao động trẻ, cần cù, chịu khó, giá thành thấp. Nhưng thực tế không phải vậy.
Khoản cần cù chịu khó đang bị mất dần ở phần lớn các bạn trẻ. Số nhiều bây giờ đa phần hưởng thụ, đi làm với tâm lý "làm công ăn lương", hết giờ cắp đít đi về hơn là làm vì đam mê, vì trách nhiệm và vì để được tôn trọng.
Làm việc để được tôn trọng có lẽ là cái cần phải hướng tới. Khi chúng ta được tôn trọng thì tự khắc tiền sẽ có, thăng tiến sẽ lên, còn ngược lại, nếu không được tôn trọng, bạn vẫn có thể có tiền, vẫn sẽ lên nhưng chắc chắn sẽ khó hơn rất nhiều.
Vậy làm thế nào để được tôn trọng?
Đầu tiên, bạn phải tôn trọng công việc bạn đang được giao dù nó là việc gì. Nên làm tốt nó nhưng đừng với tâm thế "làm cho xong". Nhớ rằng lãnh đạo nhiều khi đánh giá cao thái độ khi làm việc hơn là kết quả (trừ trường hợp nhân viên đặc thù, công việc đặc thù). Nếu bạn không thích công việc được giao hiện tại thì cũng đừng cau có hay phản đối. Hãy tuân thủ và tìm kiếm đam mê từ cái được giao, nếu sau này thật sự bạn thấy làm việc khác cho công ty sẽ hiệu quả hơn thì hãy nói chuyện với sếp. Nói rõ được mất của công ty, của bạn liên quan đến công việc. Chắc chắc sẽ có tín hiệu tốt cho bạn.
Thứ hai: Tôn trọng đồng nghiệp. Dù nó có là COCC hay thằng "ngu đần" nào đó theo mắt mình thì cũng cứ tôn trọng họ. Bớt nhỏ nhen ghen ghét là cách tốt nhất để đạt được hạnh phúc khi làm việc. Không việc gì phải để ý, phải cáu, phải tìm cách "đì" họ, thay vào đó bạn thử giúp đỡ họ vài lần, chắc chắn bạn sẽ thấy một cảm giác hết sức happy. Nhỏ nhen làm chi, ganh ghét làm gì khi mình và họ cùng "kiếp làm thuê". Nên nhớ "ganh ghét", "đố kị" bất luận đúng hay sai thì cả 2 đều thiệt. Trong mắt người thứ 3 có lẽ cả 2 đều chả ra gì!
Thứ ba: Tôn trọng môi trường làm việc, đừng có vác bộ mặt đưa đám khi bị gấu đá, bị chồng mắng, bị vợ bỏ lên cơ quan. Đồng nghiệp có thể thông cảm, an ủi nhưng họ có việc phải làm, đừng đo sự yêu quý của họ dành cho bạn bằng những lời động viên hoặc những cuộc buôn chuyên xuyên biên giới. Dù gì văn hoá "thông cảm" vẫn còn, nhưng đừng lạm dụng nó. Đừng để thông cảm thành vô cảm rồi phản cảm khi liên tiếp hàng ngày môi trường công sở bị "làm phiền".
Thứ tư: Tôn trọng chính mình. Đừng cẩu thả với bản thân, đừng ngại bị chê cười khi phải thay đổi cái gì đó. Không ai hiểu mình bằng chính mình nên không việc gì phải ngại nếu bản thân cần sự thay đổi. Ăn mặc bảnh bao sạch sẽ thơm tho, giờ giấc làm việc chuẩn chỉnh thì chả hại gì đến ai. Nếu năm cũ chưa làm cái này thì năm mới là cái cớ cực tốt để thay đổi, làm mới.
Thứ năm: Tôn trọng sếp, tôn trọng văn hoá tập thể. Lãnh đạo dù thoải mái nhưng vẫn là lãnh đạo. Việc tụ tập nói xấu sếp không hay ho gì cả (vì ai cũng biết bản thân các sếp thì không ai tốt đẹp, chúng được hiểu là giai cấp bóc lột
Ngoài sếp, văn hoá tập thể cũng là cái cần để ý, có câu thế này "Khi anh vào một tập thể khác văn hoá với anh, 1 là anh đủ giỏi để thay đổi cả cái tập thể đó theo anh, 2 là anh out vì không hoà nhập được với tập thể". Nên thoái mà là lựa chọn, vì nó là chi phí cơ hội, nếu có đi thì cứ vui vẻ mà đi, đừng giận hờn chi cho thêm mệt.
Thứ sáu: Cân bằng cuộc sống nhưng đừng máy móc - vì ta còn trẻ lắm. Nhiều người trẻ học hỏi các bậc hiền nhân luôn tìm cách cân bằng cuộc sống theo kiểu số học: 7 tiếng ngủ, 8 tiếng làm việc và 9 tiếng cho gia đình. Ngoài 8 tiếng là ngoài vùng phủ sóng luôn, sếp gọi, đồng nghiệp gọi thì điệp khúc luôn là "em bận", "em có việc", "em có việc gia đình". Ơ hay nhể, thế việc cty không là việc à? Đừng đối xử với cái nồi cơm của mình thế chứ. Mình và nó đang cộng sinh đấy, nó mà tèo thì chả có 7 tiếng mà ngủ, mà bận với cái bụng đói đâu. Vì thế cân bằng nhưng đừng máy móc. Ai cũng có việc cả thôi, chả ai rảnh đâu, những việc phải làm thì phải làm và đã làm thì phải làm dứt điểm, đừng để về với vợ đúng giờ nhưng đêm ôm vợ vẫn nghĩ đến công việc, chả hay ho gì cái đấy đâu.
Cân bằng cuộc sống và công việc là thứ khó và chả ai nói hay được, mỗi ng 1 kiểu. Nhưng ta còn trẻ, còn làm được thì nên tập trung làm thật tốt, vợ con bố mẹ chắc chắn sẽ tự hào về thành quả của ta. Chắc hẳn họ cũng chả sung sướng gì khi thấy ta ru rú lúc nào cũng lo cho họ mà toàn "lo suông". Tất nhiên, đừng bỏ bê họ, khi quan tâm đến nhau thật lòng thì một phút thôi còn hạnh phúc gấp nghìn lần suốt ngày nhìn mặt nhau. Hãy nói cho họ hiểu về công việc của bạn (nếu cần).
Thứ bảy: Mạnh dạn nghỉ nếu thấy mệt mỏi. Đừng lo thất nghiệp, thời đại này còn sức khoẻ, đầu óc còn minh mẫn là còn dùng được. Không có công việc nào là sang là hèn cả. Bán sức lao động thì như nhau cả thôi, được cái này mất cái kia.
Nhiều người cứ cố, cố mãi để rồi đến lúc nào đó mình lại an phận, không muốn cố nữa nhưng cũng chẳng thay đổi được gì vì đã "già".
Nếu đâu đó, bạn đã cố, đã thay đổi nhưng không hiệu quả, bạn có thể cố níu kéo thay đổi thêm 1 lần, 2 lần, 3 lần - nếu vẫn không được thì hoặc an phận hoặc ra đi nếu bạn vẫn muốn thay đổi.
Thứ tám: Kiên quyết chữa bệnh trì hoãn, có gì cần làm - làm ngay, cần nói - nói ngay (lúc phù hợp), đừng vin cớ vịn bất kỳ lý do nào vì bất kỳ người nào, trong hoàn cảnh nào. Trì hoãn được 1 ngày sẽ trì hoãn được một tuần, rồi 1 tháng và.... hết cả năm. Chả mấy mà lại .... già.
Mà già thật, gõ đến đây mới thấy mình lẩn thẩn, tất cả những lỗi trên đều là lỗi mình đã gặp và đã từng "được" trả giá. Mềnh luôn coi nó là bài học chứ chả có đì đọt khỉ gì cả. Năm mới, viết chuyện cũ để dặn mình thay đổi. Sống cho ra sống, làm cho ra làm và cống hiến sao cho xứng đáng.
Nguồn: Vu Viet Hung - CEO UB Academy (share lại từ Facebook D-Home Disgn)