Đền bù giải tỏa thực hiện dự án đầu tư

  • Khởi xướng Khởi xướng tamluongkthn
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
Bạn có thể liên hệ hỏi Sở Tài chính hoặc Sở TNMT địa phương về vấn đề này cho chắc. Nhưng theo mình là không thể giải phóng mặt bằng để thu hồi đất lần nữa.
Điều 7, NĐ 198/2004/NĐ-CP: "Thu tiền sử dụng đất khi chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Giao đất sử dụng ổn định lâu dài:

Chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất sử dụng ổn định lâu dài thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

2. Giao đất sử dụng có thời hạn:

Chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất sử dụng có thời hạn thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

3. Trường hợp đất được chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất mà trước đó người sử dụng đất đã chi trả tiền bồi thường về đất và nộp trước tiền thuê đất thì được trừ chi phí bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tiền thuê đất nộp trước (của thời gian còn lại) vào tiền sử dụng đất phải nộp.
Như vậy, đối với các tổ chức kinh tế đang sử dụng đất dưới hình thức thuê đất của NN, nếu chuyển sang giao đất có thu tiền sử dụng đất kết hợp với chuyển mục đích sử dụng đất sang sử dụng ổn định lâu dài thì nghĩa vụ tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 7, NĐ 198. (tham khảo CV 2009/BTC-QLCS ngày 21/2/2008 của BTC v/v nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất" Tiền đền bù GPMB để thu hồi đất trước đây tiếp tục được trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển từ thuê sang giao. Đâu có làm động tác đền bù GPMB để trừ tiền sử dụng đất nữa đâu.
Khi nào rảnh mình sẽ up mấy văn bản hướng dẫn của BTC về thu tiền sử dụng đất
 
Last edited by a moderator:
em phải công nhận các anh đều là cao thủ,em thấy mình còn non kinh nghiệm quá,có gì các anh chỉ bảo em thêm nhé:D.
anh hungvina bây giờ chỉ còn cách làm theo anh nam thôi vì chắc chắn không có chuyện đền bù nữa mà chỉ có thẩm định tài sản để khấu trừ thôi.
 
Thảo luận

Khu đất của bạn thuộc đất Lâm nghiệp (đất Lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất; đất rừng khoanh nuôi bảo vệ; đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).
Mình không nhớ lắm nhưng bạn có thể tham khảo Điều 43 - Luật Đất đai số 13/2003/QH11 để suy luận.
Đơn giá đền bù đất thì tỉnh bạn chắc đã ban hành. Năm nay, tỉnh mình (Điện Biên) đã ban hành và điều chỉnh tới 2 lần.
Đơn giá đó chỉ đền bù về đất thôi. Còn cây rừng là tài sản gắn liền với đất, được bồi thường theo Quy định. Tỉnh bạn chắc cũng ra văn bản này. Đó là Quyết định ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản và vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất.
Bạn xem lại Luật xem, hình như là có loại đất khi thu hồi mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.
Bạn kiểm tra xem trong đơn giá đền bù đã tính đến đền bù tài sản là cây rừng trên đất hay chưa? Nếu chưa, bạn nghiên cứu xem đơn vị nào sẽ được tận thu cây rừng đó? (nhưng chắc không phải đơn vị bạn rồi, hoặc cũng không phải là BQL rừng, vì BQL chỉ QL thôi, tận thu có thể lại là UBND huyện hoặc tỉnh cơ).

Mình nói thêm về vấn đề này cùng SyncMaster như sau:
1.Cơ sở để thực hiện BTHTTĐC gồm các VB pháp lý sau:Luật Đất đai 2003,NĐ 197,NĐ 84,Thông tư 06(Bộ TN-MT).TT 116,TT69(Bộ TC),TT14 lLiên BộTNMT-TC...
2.Theo quy đinh tại khoản 2 điều 7 thì đất thuộc Ban QL rừng thì nhà nước giao đất không thu tiền,vì vậy về đất không được bồi thường.Còn việc nhà đầu tư có nghĩa vụ tài chính với Nhà nước lại là vấn đề khác.
3.Tài sản trên đất như vật kiến trúc,tài sản,cây trồng về nguyên tắc đều được bồi thường;tuy nhiên phải xác định nguồn vốn đầu tư như ngân sách hay tự có để xem xet bồi thường,hỗ trợ .Khi ai bỏ tiền bồi thường thì phần tài sản đó thuộc về mình.
4>Đơn giá bồi thường theo quy định của Nhà nước.
 
Tóm lại, qua ý kiến của các bạn , có thể rút ra kết luận:
1.DA này nhà nước không thu hồi đất, CĐT làm hồ sơ thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Xác định giá đất, nộp tiền sử dụng đất để được giao đất thực hiện dự án.
2. Về đền bù đất: CĐT được trừ tiền thuê đất (nếu đã nộp trước) vào tiền sử dụng đất phải nộp, nếu nộp tiền thuê đất hàng năm thì không được trừ.
3. Về đền bù tài sản: CĐT tự GPMB: thành lập hội đồng thanh lý tài sản, hạch toán giảm giá trị tài sản còn lại trên sổ sách.
Xin hỏi thêm bạn thanhnam : Nếu giá trị tài sản trên sổ sách bằng 0 ( đã khấu hao hết) nhưng trên thực tế vẫn còn giá trị sử dụng, CĐT có được định giá lại để hạch toán không ?
 
Mình nói thêm về vấn đề này cùng SyncMaster như sau:
1....
2..
3.Tài sản trên đất như vật kiến trúc,tài sản,cây trồng về nguyên tắc đều được bồi thường;tuy nhiên phải xác định nguồn vốn đầu tư như ngân sách hay tự có để xem xet bồi thường,hỗ trợ .Khi ai bỏ tiền bồi thường thì phần tài sản đó thuộc về mình.
:)) Không phải "chủ đầu tư nào bỏ tiền bồi thường tài sản thì tài sản đó thuộc về họ đâu". Giả sử trường hợp thu hồi đất làm dự án du lịch, thì sau khi người được thụ hưởng đền bù hoặc hỗ trợ nhận tiền ĐB, HT, nếu họ không có nhu cầu tận thu cây trồng thì chủ đầu tư mới có cơ hội được giữ lại tài sản đó, còn họ mà tận thu thì chủ đầu tư "bó tay", chỉ có nước thỏa thuận. Đối với các dự án làm đường xá, công trình HTKT, XDCB cũng vậy thôi, tài sản sau khi được đền bù vẫn là của người được đền bù, người được đền bù phải có trách nhiệm tự giải tỏa, bàn giao mặt bằng thôi.:-w
 
Nếu giá trị tài sản trên sổ sách bằng 0 ( đã khấu hao hết) nhưng trên thực tế vẫn còn giá trị sử dụng, CĐT có được định giá lại để hạch toán không ?
Nếu TS công ty vẫn giữ lại để sử dụng thì không cần thiết đánh giá lại; TS hỏng không sử dụng, TS không cần dùng được thì thanh lý (hủy hoặc bán) thì định giá lại. TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn giá trị sử dụng và công ty muốn thanh lý bán, chuyển nhượng thì vẫn phải định giá lại (giá thị trường, chất lượng % còn lại) và hạch toán lại. Tài sản nhiều quá, hoặc nguyên giá cao, khó định giá thì ký hợp đồng DN thẩm định giá để xác định, sau đó Hội đông thanh lý xem xét, quyết định. Phí thẩm định giá khoảng 0,5-1% trên tổng giá trị thẩm định thôi
 
anh capovoc nói đúng theo nguyên tắc là như vậy, như bọn em đền bù hoa màu xong đâu có được lấy hoa màu đâu.
tiện thể em kể chuyện lần em đi điều tra khảo sát theo trung tâm của ban thành phố ở xuân đỉnh, họ toàn mang cau vua mua đến trồng để được bồi thường mức cao nhất đấy ah, tổ công tác chia ra nhiều nhóm đi kiểm đếm, cứ ruộng này trồng xong để kiểm đếm là lại mang cau sang ruộng khác trồng, em đảm bảo chỗ cau của cả khu đó chỉ của vài nhà. tính ra là khoảng 300-500k/1 cây tuỳ vào đường kính thế nhưng hôi đấy mới vào nghề cũng chưa ý kiến gì chỉ gặp 1 tai nạn rất buồn cười: em đang đi đếm cau thì bỗng dưng cả vườn nó đổ theo hiệu ứng domino(vì họ trồng hờ để cái bẹ to nó hở lên đo được đền bù nhiều) em chạy mà giờ nghĩ lại vẫn thấy hoảng:((.
sau tìm hiểu thì được biết chủ đầu tư là 1 tập đoàn lớn thuê ban đó cho đền bù mức cao để người dân giao đất nhanh.
đúng là tai nạn nghề nghiệp
 
ruộng này trồng xong để kiểm đếm là lại mang cau sang ruộng khác trồng....
....trồng hờ để cái bẹ to nó hở lên đo được đền bù nhiều....
đúng là tai nạn nghề nghiệp
Những cái này thuộc về "bí kíp".....???
Còn có những kẽ hở thì còn phải cười ra nước mắt trong chuyện GPMB và còn phải.... học chạy nữa nếu không muốn bị cau đè.
Nói vui thôi. Các bạn đều biết cây cỏ thẹn ( có vùng gọi là cây mắc cỡ, cây xấu hổ...) nó mọc hoang ở rất nhiều vùng và phát triển rất mạnh. Khi kiểm đếm, chủ hộ bảo đó là vườn cây thuốc:
Tên khoa học: Mimosa pudica L..
Họ: Đậu Fabeceae = Legumminosae
họ Trinh nữ MIMOSACEAE gì đó...
Tên tiếng Anh: Sensitive plant, Shame plant
Lá cây này được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh, còn rễ thì được dùng chữa bệnh nhức xương. Có tên trong Danh mục cây thuốc quý.
Vậy , bạn sẽ xác nhận như thế nào : cây thuốc hay cỏ dại tức là không có cây gì cả???
 
như thế này là tuỳ thuộc vào chủ đầu tư và sự phối hợp đồng đều giữa chính quyền địa phương và cơ quan làmGPMB:D.
nếu muốn nhanh tiến độ thì thôi người dân bị thu hồi đất là bị thiệt rồi, mình cứ thoáng 1 chút cho nó nhanh:D, cây cối hoa màu không trừ vào tiền sử dụng đất của chủ đầu tư nên chắc hội đồng cũng cho qua anh nhỉ?
nên như em là cứ đền bù theo thuốc mặc dù cây đấy là cây dại,có nơi còn cây dại còn thành hoa cúc cơ anh ah, đằng này cây xấu hổ còn có tên tiếng anh cơ mà, lại còn là thuốc cái này là sự vận dụng linh hoạt thôi, không phạm luật:D
 
Lan man với vitbau một tý (ko phải spam bài đâu nhé mấy MOD):
Mấy bữa nay, được trao đổi với bạn trong 1 số chuyên đề, mới thấy nghề này phức tạp, đau đầu nhưng cũng có những cái vui.
Mình đã từng nghiệm thu gỗ lim thành phẩm đưa vào công trình, nhưng cây lim nó thế nào thì chịu? Đi kiểm đếm với Hội đồng, dân bảo đó là rừng lim, mình bảo họ: Lim đâu? Họ bảo : Ở ngay dưới chân ông ấy. Nhìn xuống , chân đang dẫm lên 1 cái cây bằng cái đũa. Cha mẹ ơi, bé giờ mới thấy cây lim.
Hỏi tiếp: Lim này là lim gì? Trả lời : Lim xẹt .
Giở bảng kê : Lim xẹt ....:))
Bi giờ vào Wikipedia: Lim xẹt là cây mà ở chỗ mình hay trồng làm cảnh, gọi là cây muồng vàng. Nó không phải là cái cây bằng cái đũa đó ???? Hết.
 
em cũng thế, phức tạp đau đầu mấy anh em toàn trêu nhau áp chính sách cẩn thận không lại dẫn nhau vào nhà đá:D. đi kiểm đếm đúng là nhiều chuyện cười ra nước mắt, em vẫn nhớ vụ đi kiểm đếm cau vua suýt bị đè chết may khi bắt đầu đi làmđược huấn luyện chạy maratong và bảo hộ bằng việc đội mũ bảo hiểm. lại còn thế này nữa ah: 2 hộ này không biết là quan hệ họ hành gì với nhau, đều có đất trong diện GPMB diện tích ngang nhau, chắc cho nhau mượn cau vua, đi hộ thứ nhất cho họ 85% cau được đền bù 500k/1 cây. đến gần trưa sang hộ này thì cho họ 50% cau loại 500k/1 cây, thế là họ nói là sao nhà tôi lại ít hơn nhà kia, sau 1 hồi phân bua hoá ra mượn cau của nhau, họ giỡ võ mồn ra làm loạn lên, em cũng run lấy lại bình tĩnh mới nghĩ ra, thế nhà kia là nhà nào đưa tôi qua đó t chứng minh cho sao nhà họ lại 85%(làm gì còn cây nào đâu mà sang đó chứng minh), thế là em gỡ được 1 bàn, đúng là GPMB phải hội đủ tất cả các yếu tố, tỉnh táo, nhanh nhạy thêm cái phần tinh tay tinh mắt....
 
Nói thêm

anh capovoc nói đúng theo nguyên tắc là như vậy, như bọn em đền bù hoa màu xong đâu có được lấy hoa màu đâu.
tiện thể em kể chuyện lần em đi điều tra khảo sát theo trung tâm của ban thành phố ở xuân đỉnh, họ toàn mang cau vua mua đến trồng để được bồi thường mức cao nhất đấy ah, tổ công tác chia ra nhiều nhóm đi kiểm đếm, cứ ruộng này trồng xong để kiểm đếm là lại mang cau sang ruộng khác trồng, em đảm bảo chỗ cau của cả khu đó chỉ của vài nhà. tính ra là khoảng 300-500k/1 cây tuỳ vào đường kính thế nhưng hôi đấy mới vào nghề cũng chưa ý kiến gì chỉ gặp 1 tai nạn rất buồn cười: em đang đi đếm cau thì bỗng dưng cả vườn nó đổ theo hiệu ứng domino(vì họ trồng hờ để cái bẹ to nó hở lên đo được đền bù nhiều) em chạy mà giờ nghĩ lại vẫn thấy hoảng:((.
sau tìm hiểu thì được biết chủ đầu tư là 1 tập đoàn lớn thuê ban đó cho đền bù mức cao để người dân giao đất nhanh.
đúng là tai nạn nghề nghiệp

Vitbau03 nói cũng đúng,nhưng e rằng thanhnam cũng nên cân nhắc.Tiện đây mình cũng xin trao đổi thêm:
1.Việc đền bù,hỗ trợ di dời theo NĐ 197 cho người bị giải tỏa(tổ chức,cá nhân) theo quy định tại điều 18 :Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường.Trường hợp đất đó không được bồi thường thì tùy trường hợp cụ thể được BT hoặc hỗ trợ tài sản.Ví du nhà,công trình khác được XD sau khi công bố QH;hoặc XD trước 01/07/2004 mà trái mục đích sử dụng đất đã duyệt;được tạo lập sau khi có QĐ thu hồi đất công bố...;hoặc các trường hợp quy định tại khoản 4,6,7,10 điều 38 Luật Đất đai thì tài sản không được bồi thường.Tuy nhiên,các khoản 4,6,7,10 điều 38 thì tiền SDĐ,thuê đất,tài sản đầu tư trên đất xử lý theo khoản 3 điều 35 NĐ 181.
2.Đất Ban QL rừng không BT,cây trồng được BT,sau khi trả tiền cây rừng đó thuộc ai?NHà nước chưa có quy định này nhưng về lý là tôi đã mua của anh,anh đồng ý bán thì tài sản đó thuộc sở hữu của tôi.Tỉnh Khánh hòa quy định như sau:Đối với tài sản của tổ chức,doanh nghiệp sau khi đã nhận tiền BT,hỗ trợ,chủ tài sản phải bàn giao mặt bằng theo hiện trạng đúng thời gian cam kết.Chủ ĐT DA chịu trách nhiệm lập PAthanh lý TS và tổ chức thanh lý theo đúng quy định hiện hành.Giá trị vật tư thu hồi được ghi giảm chi phí BT,HT tài sản trong chi phí đầu tư của Chủ đầu tư.
Vài lời thảo luận cùng các bạn!
 
vâng quy định là tài sản trên đất sẽ thuộc nhà đầu tư, nhưng có lẽ cây cối hoa màu giá trị thấp thì mang về cũng không được là bao(đối với đất nông nghiệp) nên sẽ cho người dân "tự ý " mang về để chủ đầu tư đỡ mất công san bằng hay đi thu hoạch đây?
như em thấy như cau vua đó? sao chủ đầu tư không mang cau đó về? bán cũng được nhiều tiền mà(mặc dù nó tái sử dụng đến vài lần rồi). quy định đối với tổ chức lại khác, tài sản trên đất khi đền bù xong phải giữ nguyên để cho đơn vị phá dỡ đến không ai được quyền mang tài sản ra khỏi nơi gpmb(thực ra tài sản nào dùng được họ lôi đi hết rồi còn lại toàn những thứ không còn giá trị sử dụng bán đi thì cũng chỉ bán đồng nát).
những tài sản trên đất có giá trị lớn mà nhìn thấy được như cây xưa hay cây quý thì không có chuyện người dân hay tổ chức lấy về nhưng tài sản hết sử dụng hay cây thông thường có lẽ cho ngưoif dân muốn làm gì thì làm, vì khi kiểm đếm chúng ta kiểm đếm tĩnh kể cả cây chết vãn cho là cây đó chứ trong luật có nói cây đó còn sống mới được tính đâu nhỉ?
 
Thân

vâng quy định là tài sản trên đất sẽ thuộc nhà đầu tư, nhưng có lẽ cây cối hoa màu giá trị thấp thì mang về cũng không được là bao(đối với đất nông nghiệp) nên sẽ cho người dân "tự ý " mang về để chủ đầu tư đỡ mất công san bằng hay đi thu hoạch đây?
như em thấy như cau vua đó? sao chủ đầu tư không mang cau đó về? bán cũng được nhiều tiền mà(mặc dù nó tái sử dụng đến vài lần rồi). quy định đối với tổ chức lại khác, tài sản trên đất khi đền bù xong phải giữ nguyên để cho đơn vị phá dỡ đến không ai được quyền mang tài sản ra khỏi nơi gpmb(thực ra tài sản nào dùng được họ lôi đi hết rồi còn lại toàn những thứ không còn giá trị sử dụng bán đi thì cũng chỉ bán đồng nát).
những tài sản trên đất có giá trị lớn mà nhìn thấy được như cây xưa hay cây quý thì không có chuyện người dân hay tổ chức lấy về nhưng tài sản hết sử dụng hay cây thông thường có lẽ cho ngưoif dân muốn làm gì thì làm, vì khi kiểm đếm chúng ta kiểm đếm tĩnh kể cả cây chết vãn cho là cây đó chứ trong luật có nói cây đó còn sống mới được tính đâu nhỉ?

Phần trên anh nói là quy định của tỉnh Khánh hoà áp dung với tổ chức,doanh nghiệp;còn với dân thì cho hết kể cả phần tài sản ,ví dụ nhà cấp 4 bị giải toả toàn phần,cây trồng kể cả mit,bạch đàn...cũng cho hết miễn là bàn giao đất để thực hiện DA theo đúng tiến độ.Tiếc gì nhỉ,vitbau 03.Chào!
 
Last edited by a moderator:
Vitbau03 nói cũng đúng,nhưng e rằng thanhnam cũng nên cân nhắc.Tiện đây mình cũng xin trao đổi thêm:
2.Đất Ban QL rừng không BT,cây trồng được BT,sau khi trả tiền cây rừng đó thuộc ai?NHà nước chưa có quy định này nhưng về lý là tôi đã mua của anh,anh đồng ý bán thì tài sản đó thuộc sở hữu của tôi.
:D Mình xin khẳng định là mình đúng đấy.
1. NĐ 197, TT116 và các VB về đền bù không có quy định nào về việc bồi thường nhà, vật kiến trúc, hoa màu, cây trái cho người bị thu hồi đất xong thì chủ đầu tư có thể sở hữu tài sản đã bồi thường đó. Vì vậy, người dân có thể tự thu hồi, tận thu phần tài sản đó.
2. Bồi thường, giải quyết khiếu nai, tòa án nhân dân xử khiếu kiện về vụ việc hành chính liên quan đến bồi thường đều giải quyết theo luật pháp quy định. Do đó nếu nói theo "Lý" của capavoc, Nam thấy cũng không được, mà "lý" của capovoc là không có lợi cho người bị thu hồi đất (tức là không có "tình" đấy). Khi tham gia dự các phiên tòa xử lý tranh chấp về bồi thường GPMB thì Nam thấy TA đều xử theo luật (= lý), và bên cạnh đó còn xử theo "tình" nữa.
 
Last edited by a moderator:
Những nội dung cụ thể về việc ai phải phá dỡ công trình nhà cửa vật kiến trúc, ai được thu hồi hoa màu cây trồng ...thường được quy định cụ thể trong Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt.
 
hỗ trợ ổn định đời sống

cái này đúng là được quy định trong phương án tổng thể. như của hộ gia đình bọn em họ phải di dời phá dỡ bàn giao mặt bằng.
tiện thể em muốn hỏi là theo quy định ở hà nội là hỗ trợ ổn định đời sống ổn định sản xuất sẽ hỗ trợ 30% mức thu nhập sau thuế của 03 năm liền kề trước đó. đến lúc bọn em lên chi cục thuế họ nói là chỉ thống kê được số thuế nộp thôi chứ không có thu nhập sau thuế. vậy mình tính dựa vào đâu hội đồng cũng đã cách giải quyết nhưng nó chỉ áp dụng được vào trường hợp này còn cái khác thì làm thế nào ah?
 
Nói rõ thêm.

:D Mình xin khẳng định là mình đúng đấy.
1. NĐ 197, TT116 và các VB về đền bù không có quy định nào về việc bồi thường nhà, vật kiến trúc, hoa màu, cây trái cho người bị thu hồi đất xong thì chủ đầu tư có thể sở hữu tài sản đã bồi thường đó. Vì vậy, người dân có thể tự thu hồi, tận thu phần tài sản đó.
2. Bồi thường, giải quyết khiếu nai, tòa án nhân dân xử khiếu kiện về vụ việc hành chính liên quan đến bồi thường đều giải quyết theo luật pháp quy định. Do đó nếu nói theo "Lý" của capavoc, Nam thấy cũng không được, mà "lý" của capovoc là không có lợi cho người bị thu hồi đất (tức là không có "tình" đấy). Khi tham gia dự các phiên tòa xử lý tranh chấp về bồi thường GPMB thì Nam thấy TA đều xử theo luật (= lý), và bên cạnh đó còn xử theo "tình" nữa.

Về việc này mình xin trao đổi thêm:
1.Phần tài sản đã bồi thường cho tổ chức,doanh nghiệp mình đã nêu ở trên rồi.Không biết ở địa phương các bạn như thế nào,ở Khánh Hòa theo QĐ 02 thì phần tài sản đã BT thì thuộc Chủ đầu tư(Nhà nước hoặc các nhà đầu tư khác).Mình có thể BT theo QH,kế hoạch SDĐ(tạo đất sạch)hoặc được Nhà nước giao CĐT thực hiện XD cơ sở hạ tầng kĩ thuật khu dân cư-tất cả bằng nguồn Ngân sách NN.Vì vầy,khi BT tài sản xong cho tổ chức,DN thì mình lập PA thanh lý vật liệu thu hồi;tổ chức bán đấu giá-nếu ai trúng thì tự phá dỡ,thu hồi vật liệu;trước khi phá dỡ người trúng ĐG phải nộp tiền.Sau khi ĐG xong,trừ chi phí tổ chức ĐG,còn lại nộp Ngân sách NN.Việc như thế này mình đã làm nhiều lần,nhiều năm nay rồi.
2.Còn với đối tượng giải tỏa là hộ gia đình,cá nhân ở Khánh hòa thì Nhà nước không thu lại bất cứ thứ gì:nhà,cây,các tài sản khác để cho người bị giải tỏa quyết định sử dụng hay không sử dụng.Nội dung này cũng được quy định tại khoản 1 Điều 24 QĐ 02 của Khánh hòa.
Xin trao đổi thêm như vậy.
 
tiện thể em muốn hỏi là theo quy định ở hà nội là hỗ trợ ổn định đời sống ổn định sản xuất sẽ hỗ trợ 30% mức thu nhập sau thuế của 03 năm liền kề trước đó. đến lúc bọn em lên chi cục thuế họ nói là chỉ thống kê được số thuế nộp thôi chứ không có thu nhập sau thuế. vậy mình tính dựa vào đâu hội đồng cũng đã cách giải quyết nhưng nó chỉ áp dụng được vào trường hợp này còn cái khác thì làm thế nào ah?
Bạn được bên Thuế cung cấp số thuế thu nhập đã nộp đúng không?
Bạn cũng đã biết thu nhập sau thuế + thuế thu nhập = thu nhập trước thuế.
Theo hướng dẫn của thông tư 84/2008/TT-BTC ,từ thuế thu nhập, bạn sẽ tính ra được thu nhập trước thuế . Lấy thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập, sẽ có thu nhập sau thuế.
 
nếu được là thuế thu nhập thì em đâu đau đầu vì cái này,họ chỉ cung cấp số thuế các hộ mặt đường nộp thôi anh ah. thuế này là thuế môn bài anh ah
 
Last edited by a moderator:
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top