Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP

lvphong2008

Thành viên mới
Tham gia
23/4/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Kính gửi quý đồng nghiệp!
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 và thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.
Ngay sau Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, một số đồng nghiệp đã nhanh chóng phát hiện ra những điểm mới so với Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trong đó có nội dung dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 như sau:
“9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”

Có nhiều đồng nghiệp liên hệ trao đổi về nội dung tại 02 khoản này và cũng có nhiều cách nhận thức, nhiều quan điểm khác nhau. Trong khi đó, Bộ Xây dựng chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây là nội dung mới được quy định, lần đầu dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được điều chỉnh trong văn bản quy phạm pháp luật mà trước đây chưa có. Để hiểu rõ nội dung này, quan điểm cá nhân tôi có một số phân tích như sau:
Tại khoản 9 có đoạn “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và khoản 10 “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án”. Ở 02 đoạn này có sự khác nhau tại cụm từ “giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và “giai đoạn chuẩn bị dự án. Như vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ và phân biệt được các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án, giống nhau hay khác nhau ở hai giai đoạn này?
“Giai đoạn chuẩn bị dự án” gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP). Các nội dung này chỉ được thực hiện khi đã có quyết định phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công.
Còn “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” thì không có quy định trong Luật Xây dựng năm 2014 cũng như Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” chỉ được quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) như sau: “18. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.”
Như vậy, việc lập dự toán phí các công việc thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công và trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật) theo Luật Xây dựng phải được gọi là Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Còn dự toán phí các công việc thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công phải được gọi “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư”.
Trước đây, khi Luật Đầu tư công chưa ban hành, khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” được hiểu là dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Tuy nhiên khi Luật Đầu tư công năm 2014 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thủ tục đầu tư xây dựng công trình phát sinh thêm một giai đoạn, đó là giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư hay gọi là giai đoạn chuẩn bị đầu tư. “Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” phải được xác định trong giai đoạn này. Theo thói quen cũ, một số đồng nghiệp hiểu rằng khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” xác định trong giải đoạn chuẩn bị dự án nên dẫn đến hiểu chưa đúng về quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của người quyết định đầu tư: phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án,... Trong khi đó tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về quyền của chủ đầu tư, tuy nhiên trong các quyền đó thì không thấy có quy định quyền phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc giai đoạn chuẩn bị dự án.
Từ những nội dung phần tích nêu trên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng dự toán chi phí các công việc giai đoạn chuẩn bị dự án mà trước đây gọi là dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư (bao gồm các công việc như: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (chi phí khảo sát xây dựng, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra thiết kế, dự toán, lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm duyệt PCCC),…) thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu và thẩm quyền phê duyệt thuộc cấp quyết định đầu tư được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Các nội dung khác của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP sẽ tiếp tục được phân tích và cập nhật./.
Rất mong nhận được ý kiến của quý đồng nghiêp!
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cảm ơn chia sẻ của bạn. Vấn đề bạn đề cập cũng đã nêu rõ hơn ở Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 (luật số 39/2019/QH14 này thay thế cho luật Đầu tư công trong bài bạn viện dẫn và có hiệu lực từ 1/1/2020).
Cũng có chuyên gia có ý kiến là: "Theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thì người Quyết định đầu tư vừa có thể là Chủ đầu tư, vừa ban hành, vừa hướng dẫn, vừa sửa chữa, vừa quyết định chọn sử dụng, lại còn quy định chọn cái sàng nào thì thanh tra, kiểm toán chỉ được dùng cái sàng ấy mà đãi. Tóm lại, vừa thổi còi, vừa hướng dẫn đá, vừa đá bóng, vừa ra luật đá luôn. Quá ư là tài. "
 

cuong48h

Thành viên mới
Tham gia
22/11/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (chi phí khảo sát xây dựng, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra thiết kế, dự toán, lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm duyệt PCCC),…) thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu và thẩm quyền phê duyệt thuộc cấp quyết định đầu tư được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Cho hỏi đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia "theo điều 18 Luật đầu tư công 2019 thì các dự án thuộc chương trình MTQG không phải quyết định chủ trương đầu tư" thì cơ quan thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (chi phí khảo sát xây dựng, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra thiết kế, dự toán.. là cơ quan nào?????
 

mslookup1

Thành viên mới
Tham gia
23/4/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tôi đang có nội dung này chưa hiểu rõ anh em nào thông não với nhá
"Riêng dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này"
Theo anh em thì đối với thiết kế 2 bước quả này phải triển khai như thế nào cho phù hợp?
 

pig27683

Thành viên mới
Tham gia
25/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Cho mình hỏi, dự toán chi phí lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư hay giai đoạn chuẩn bị dự án ạ.
 

phuc_hoangtu

Thành viên mới
Tham gia
25/3/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Kính gửi quý đồng nghiệp!
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 và thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.
Ngay sau Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, một số đồng nghiệp đã nhanh chóng phát hiện ra những điểm mới so với Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trong đó có nội dung dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 như sau:
“9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”

Có nhiều đồng nghiệp liên hệ trao đổi về nội dung tại 02 khoản này và cũng có nhiều cách nhận thức, nhiều quan điểm khác nhau. Trong khi đó, Bộ Xây dựng chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây là nội dung mới được quy định, lần đầu dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được điều chỉnh trong văn bản quy phạm pháp luật mà trước đây chưa có. Để hiểu rõ nội dung này, quan điểm cá nhân tôi có một số phân tích như sau:
Tại khoản 9 có đoạn “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và khoản 10 “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án”. Ở 02 đoạn này có sự khác nhau tại cụm từ “giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và “giai đoạn chuẩn bị dự án. Như vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ và phân biệt được các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án, giống nhau hay khác nhau ở hai giai đoạn này?
“Giai đoạn chuẩn bị dự án” gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP). Các nội dung này chỉ được thực hiện khi đã có quyết định phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công.
Còn “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” thì không có quy định trong Luật Xây dựng năm 2014 cũng như Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” chỉ được quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) như sau: “18. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.”
Như vậy, việc lập dự toán phí các công việc thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công và trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật) theo Luật Xây dựng phải được gọi là Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Còn dự toán phí các công việc thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công phải được gọi “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư”.
Trước đây, khi Luật Đầu tư công chưa ban hành, khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” được hiểu là dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Tuy nhiên khi Luật Đầu tư công năm 2014 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thủ tục đầu tư xây dựng công trình phát sinh thêm một giai đoạn, đó là giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư hay gọi là giai đoạn chuẩn bị đầu tư. “Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” phải được xác định trong giai đoạn này. Theo thói quen cũ, một số đồng nghiệp hiểu rằng khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” xác định trong giải đoạn chuẩn bị dự án nên dẫn đến hiểu chưa đúng về quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của người quyết định đầu tư: phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án,... Trong khi đó tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về quyền của chủ đầu tư, tuy nhiên trong các quyền đó thì không thấy có quy định quyền phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc giai đoạn chuẩn bị dự án.
Từ những nội dung phần tích nêu trên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng dự toán chi phí các công việc giai đoạn chuẩn bị dự án mà trước đây gọi là dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư (bao gồm các công việc như: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (chi phí khảo sát xây dựng, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra thiết kế, dự toán, lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm duyệt PCCC),…) thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu và thẩm quyền phê duyệt thuộc cấp quyết định đầu tư được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Các nội dung khác của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP sẽ tiếp tục được phân tích và cập nhật./.
Rất mong nhận được ý kiến của quý đồng nghiêp!
Tôi xin đóng góp ý kiến nho nhỏ đối với thẩm quyền phê duyệt dự toán các công việc cần thực hiện trước khi phê duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật theo Nghị định 68:
1. Cơ sở pháp lý:
- Trích khoản 1 Điều 9 Nghị định 59/2015/NĐ-CP: "Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án, quyết định đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định này".
- Trích khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP: "
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)."
- Trích khoản 10 Điều 6 Nghị định 68/2019/NĐ-CP: "Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ."
- Trích khoản 3 Điều 10 Nghị định 68/2019/NĐ-CP: "Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng (bao gồm cả dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng) được thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Riêng dự toán các công việc chuẩn bị để lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thì cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào dự toán xây dựng công trình để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng."
Như vậy có thể thấy, các công việc cần thực hiện trước để lập báo cáo kinh tế kỹ thuật không thuộc đối tượng điều chỉnh thẩm quyền của Nghị định 68/2019/NĐ-CP mà vẫn thực hiện theo Điểm c, Khoản 1, Điều 76 Luật Xây dựng năm 2014 đối với thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khảo sát....
Rất mong nhận được cao kiến của các anh (chị).
Trân trọng.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top