lvphong2008
Thành viên mới
- Tham gia
- 23/4/10
- Bài viết
- 3
- Điểm tích cực
- 7
- Điểm thành tích
- 1
- Tuổi
- 35
Kính gửi quý đồng nghiệp!
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 và thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.
Ngay sau Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, một số đồng nghiệp đã nhanh chóng phát hiện ra những điểm mới so với Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trong đó có nội dung dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 như sau:
“9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”
Có nhiều đồng nghiệp liên hệ trao đổi về nội dung tại 02 khoản này và cũng có nhiều cách nhận thức, nhiều quan điểm khác nhau. Trong khi đó, Bộ Xây dựng chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây là nội dung mới được quy định, lần đầu dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được điều chỉnh trong văn bản quy phạm pháp luật mà trước đây chưa có. Để hiểu rõ nội dung này, quan điểm cá nhân tôi có một số phân tích như sau:
Tại khoản 9 có đoạn “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và khoản 10 “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án”. Ở 02 đoạn này có sự khác nhau tại cụm từ “giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và “giai đoạn chuẩn bị dự án”. Như vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ và phân biệt được các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án, giống nhau hay khác nhau ở hai giai đoạn này?
“Giai đoạn chuẩn bị dự án” gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP). Các nội dung này chỉ được thực hiện khi đã có quyết định phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công.
Còn “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” thì không có quy định trong Luật Xây dựng năm 2014 cũng như Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” chỉ được quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) như sau: “18. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.”
Như vậy, việc lập dự toán phí các công việc thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công và trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật) theo Luật Xây dựng phải được gọi là “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án” được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Còn dự toán phí các công việc thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công phải được gọi “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư”.
Trước đây, khi Luật Đầu tư công chưa ban hành, khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” được hiểu là dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Tuy nhiên khi Luật Đầu tư công năm 2014 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thủ tục đầu tư xây dựng công trình phát sinh thêm một giai đoạn, đó là giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư hay gọi là giai đoạn chuẩn bị đầu tư. “Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” phải được xác định trong giai đoạn này. Theo thói quen cũ, một số đồng nghiệp hiểu rằng khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” xác định trong giải đoạn chuẩn bị dự án nên dẫn đến hiểu chưa đúng về quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của người quyết định đầu tư: phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án,... Trong khi đó tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về quyền của chủ đầu tư, tuy nhiên trong các quyền đó thì không thấy có quy định quyền phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc giai đoạn chuẩn bị dự án.
Từ những nội dung phần tích nêu trên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng dự toán chi phí các công việc giai đoạn chuẩn bị dự án mà trước đây gọi là dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư (bao gồm các công việc như: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (chi phí khảo sát xây dựng, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra thiết kế, dự toán, lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm duyệt PCCC),…) thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu và thẩm quyền phê duyệt thuộc cấp quyết định đầu tư được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Các nội dung khác của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP sẽ tiếp tục được phân tích và cập nhật./.
Rất mong nhận được ý kiến của quý đồng nghiêp!
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2019 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 và thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.
Ngay sau Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, một số đồng nghiệp đã nhanh chóng phát hiện ra những điểm mới so với Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Trong đó có nội dung dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 như sau:
“9. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo chuẩn bị đầu tư do cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án sau khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
10. Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư dự án thẩm định làm cơ sở trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt chi phí này. Các khoản mục chi phí này sẽ được cập nhật vào Tổng mức đầu tư của dự án để phục vụ lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.”
Có nhiều đồng nghiệp liên hệ trao đổi về nội dung tại 02 khoản này và cũng có nhiều cách nhận thức, nhiều quan điểm khác nhau. Trong khi đó, Bộ Xây dựng chưa kịp ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện. Đây là nội dung mới được quy định, lần đầu dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn chuẩn bị dự án được điều chỉnh trong văn bản quy phạm pháp luật mà trước đây chưa có. Để hiểu rõ nội dung này, quan điểm cá nhân tôi có một số phân tích như sau:
Tại khoản 9 có đoạn “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và khoản 10 “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án”. Ở 02 đoạn này có sự khác nhau tại cụm từ “giai đoạn chuẩn bị đầu tư” và “giai đoạn chuẩn bị dự án”. Như vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ và phân biệt được các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án, giống nhau hay khác nhau ở hai giai đoạn này?
“Giai đoạn chuẩn bị dự án” gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP). Các nội dung này chỉ được thực hiện khi đã có quyết định phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công.
Còn “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” thì không có quy định trong Luật Xây dựng năm 2014 cũng như Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. “Giai đoạn chuẩn bị đầu tư” chỉ được quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020) như sau: “18. Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là các hoạt động để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.”
Như vậy, việc lập dự toán phí các công việc thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công và trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật) theo Luật Xây dựng phải được gọi là “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án” được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Còn dự toán phí các công việc thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công phải được gọi “Dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư”.
Trước đây, khi Luật Đầu tư công chưa ban hành, khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” được hiểu là dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án trước khi có quyết định phê duyệt dự án (bao gồm báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Tuy nhiên khi Luật Đầu tư công năm 2014 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, thủ tục đầu tư xây dựng công trình phát sinh thêm một giai đoạn, đó là giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư hay gọi là giai đoạn chuẩn bị đầu tư. “Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” phải được xác định trong giai đoạn này. Theo thói quen cũ, một số đồng nghiệp hiểu rằng khái hiệm “dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư” xác định trong giải đoạn chuẩn bị dự án nên dẫn đến hiểu chưa đúng về quy định tại khoản 9, 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền của người quyết định đầu tư: phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án,... Trong khi đó tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP có quy định về quyền của chủ đầu tư, tuy nhiên trong các quyền đó thì không thấy có quy định quyền phê duyệt dự toán chi phí các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc giai đoạn chuẩn bị dự án.
Từ những nội dung phần tích nêu trên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng dự toán chi phí các công việc giai đoạn chuẩn bị dự án mà trước đây gọi là dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư (bao gồm các công việc như: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (chi phí khảo sát xây dựng, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra thiết kế, dự toán, lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm duyệt PCCC),…) thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu và thẩm quyền phê duyệt thuộc cấp quyết định đầu tư được quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.
Các nội dung khác của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP sẽ tiếp tục được phân tích và cập nhật./.
Rất mong nhận được ý kiến của quý đồng nghiêp!
Chỉnh sửa cuối: