Chào Bình! Vật liệu gì ở đây em nhỉ? Chỉ cho anh cụ thể được không, nén phải có vật liệu hả em? Tưởng nằm hết trong chi phí thí nghiệm nhỉ? Rất mong chỉ giáo để anh nén tĩnh thêm cọc thử=))
Như em phanhang13787 có hỏi là bên đó nén tĩnh 10 cọc thử thì có được tính tiền 10 cọc thử đó không? Em hiểu theo 1 chu trình bao gồm: cọc thí nghiệm -> thi công cọc thí nghiệm -> thí nghiệm cọc. Vật liệu mà em nói là cọc và vật liệu dùng trong quá trình thi công cọc thí nghiệm. Theo như anh Dương nói thì ở đây chỉ có công tác thí nghiệm nén tĩnh cọc nên không có chi phí vật liệu là phải.
Anh Dương cười lớn thế kia chắc là đang nghĩ đến việc chuyển công tác đi nén tĩnh cọc thật rùi
). Có công trình nào thì gọi em theo với nhé 
Về số lượng cọc thí nghiệm: Em tìm thấy trang ketcau trả lời như sau:
- Tham chiếu 1: Điều 2.6 của tiêu chuẩn TCXDVN 269:2002: "Số lượng cọc thí nghiệm tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của công trình, mức độ phức tạp của điều kiện đất nền, kinh nghiệm thiết kế, chủng loại cọc sử dụng và chất lượng thi công cọc trong hiện trường, thông thường được lấy bằng 1% tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn 2 cọc".
- Tham chiếu 2 cho riêng cọc KN: điều 11.6.2 TCXD 326:2004 về Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi: "Số lượng cọc cần kiểm tra sức chịu tải được quy định dựa trên mức độ hoàn thiện công nghệ của Nhà thầu, mức độ rủi ro khi thi công, tầm quan trọng của công trình, nhưng tối thiểu là mỗi loại đường kính 1 cọc, tối đa là 2% tổng số cọc. Kết quả thí nghiệm là căn cứ pháp lý để nghiệm thu móng cọc".
- Tham chiếu 3 cho móng cọc tiết diện <=25cm: điểm 5.1.3 của TCXD 190:1996: "Số lượng cọc thử do thiết kế chỉ định tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của công trình và điều kiện đất nền. Thông thường nên tiến hành từ 0.5-1% số lượng cọc được thi công, song không ít hơn 3 cây."
- Tham chiếu 4 cho cọc KN tiếp: điểm 2.1 trong TCXD 196:1997 -Số lượng và vị trí cọc thí nghiệm: "Số lượng cọc thí nghiệm nén tĩnh, thường do tư vấn và thiết kế quy định tùy theo tính chất công trình, điều kiện đất nền và mức độ hoàn hảo của công nghệ thi công cọc. Thông thường lấy bằng 1% tổng số cọc và vị trí cọc thí nghiệm được thiết kế và tư vấn chỉ định tại chỗ có điều kiện bất lợi về đất nền hoặc tập trung tải trọng cao."
- Tham chiếu 5 cho cọc KN: điều 6.2 trong TCXD 206:1998: “Công trình móng cọc có một trong các trường hợp nêu ở các điều 6.2.1 và 6.2.2 phải thử nén tĩnh cọc đơn theo phương thẳng đứng. Số lượng cọc kiểm tra thông thường không đươc ít hơn 1% của tổng số cọc nhưng không ít hơn 3 cọc, đối với công trình có tổng số cọc dưới 50 cọc thỉ phải thí nghiệm 2 cọc.
6.2.1. Móng cọc của công trình quan trọng mà trước khi thi công cọc chưa thực hiện thử tĩnh cọc đơn.
6.2.2. Trước khi thi công cọc của công trình chưa thực hiện thử tĩnh cọc đơn mà có một trong các trường hợp sau:
- Điều kiện địa chất phức tạp;
- Tính tin cậy của chất lượng thi công cọc thấp;
- Móng cọc của công trình ít quan trong những số lượng nhiều”
Anh cho em hỏi, công trình bên em thiết kế 421 cọc, nén tĩnh 10 cọc thì có thể sử dụng 10 cọc nén tĩnh để thi công móng luôn được ko?
Vì thường bước TKBVTC thì cọc nén tĩnh thường nén trong phạm vi móng mà, tận dụng thì đỡ được bao nhiêu chi phí.
Nếu tận dụng được là tốt nhất. Nhưng nếu thí nghiệm mà cọc bị phá hoại thì sao?
Như anh Dương nói, nếu cọc bị phá hoại thì bỏ đi thay bằng cách bổ sung cọc bên cạnh. Trường hợp này nên xem xét việc tính toán bổ sung cọc như thế nào trước khi chọn hệ cọc để thí nghiệm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu đài móng.
Bạn phanhang13787 nên xem xét tới 2 trường hợp cọc bị phá hoại:
- Phá hoại do vật liệu: cái này bỏ
- Phá hoại do đất nền: có thể dùng được nhưng phải tính khả năng chịu lực thực tế của nó là bao nhiêu để ktra lại sức chịu tải.