Dự toán thi công

vật liệu phụ trong định mức lắp đặt (Cơ Điện):
Vật liệu phụ tính trong định mức rồi như que hàn, sơn, đinh vít, giá treo ống, và đơn giá vật liệu trong bảng dự toán là đơn giá tính theo định mức (bao gồm cả VL chính và VL phụ)... nhưng không đủ để thi công thì khi lập dự toán vẫn tính các vật liệu phụ này theo khối lượng bóc tách từ bản vẽ thi công và áp giá vật liệu vào có được không??
Mong sớm có phản hồi của mọi người!
 
Thực ra, đối với chủ đầu tư họ cũng có BVTK thi công.

- Đối với công trình nhỏ, chỉ cần lập BC kinh tế kỹ thuật thì bản vẽ nó là bản vẽ thi công luôn
- Đối với công trình TK 2 bước thì lần đầu là BV thiết kế cơ sở, sau đó là bản vẽ TK thi công.
- Đối với công trình TK 3 bước thì lần đầu là BV thiết kế cơ sở, sau đó là bản vẽ TK kỹ thuật và cuối là BVTK thi công.

Các bộ BVTK thi công này do Chủ đầu tư lập (nếu có thẩm quyền + khả năng) hoặc đi thuê 1 đơn vị khác. Tương ứng với nó sẽ có dự toán BVTC, nó là căn cứ để Chủ đầu tư quản lý nguồn vốn của mình khi đấu thầu.

Có thể ý bạn hỏi là sự khác nhau giữa BVTC của Chủ đầu tư lập và đơn vị thi công lập. Bởi bên đơn vị thi công cũng có hồ sơ BVTC. Hồ sơ đó đơn vị thi công tự lập hoặc thuê 1 đơn vị khác để xác định chính xác khối lượng họ cần làm, căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị để đưa ra biện pháp thi công kinh tế nhất. Tương ứng với nó là dự toán BVTC của họ lập ra để quản lý chi phí của họ, dự toán này không phải trình duyệt ai cả vì nó phục vụ cho họ.
 
Bạn nói sai rồi. Vì chưa hiểu rõ bản chất. Dự toán thiết kế hay thi công thì đều là dự tính số tiền cho 1 sản phẩm (1 hạng mục, 1 công trình) chưa làm.

- Theo NĐ99+TT05 và Luật đấu thầu, về bản chất dự toán thiết kế hay dự toán thi công đều giống nhau, chẳng có gì khác cả. Bản chất rất đơn giản thế này:
Tính giá cho 1 công tác:
Khối lượng x đơn giá = thành tiền 1 công tác

Trong đó: đơn giá đã bao gồm tất cả chi phí cấu thành nên công tác. Đơn giá đó là đơn giá thực tế thị trường tại địa điểm của công trình.
(dự toán đầu thầu hay dự toán thiết kế đều cùng bản chất này cả - khác nhau chỉ là cách thức trình bày cái vỏ bên ngoài)

==> Tổng chi phí các công tác = dự toán cho cả hạng mục/công trình.

Vấn đề quá đơn giản mà!

Nếu là dự toán thiết kế và dự toán thi công của Chủ đầu tư thì không khác nhau nhiều (thường họ gộp chung 2 cái này vào làm 1) nhưng dự toán thiết kế thi công của Chủ đầu tư và của Nhà thầu thì hoàn toàn khác nhau đấy anh, và dự toán của Nhà thầu (kể cả dự toán dự thầu) không cần theo bất kỳ thông tư hay định mức nào cả, họ có thể tự xây dựng riêng cho mình 1 bộ định mức riêng. Miễn là giá bỏ thầu của họ phải có sự giải trình hợp lý trước Chủ đầu tư và được Chủ đầu tư chấp thuận. Chủ đầu tư cũng sẽ phải chịu trách nhiệm khi phê duyệt giá đó.
 
Theo tổi hiểu thì dự toán thi công được đơn vị thi công lập dựa trên khối lượng thi công thực tế của đơn vị thi công, cụ thể là số khối bê tông thực tế đã đổ, số tấn thép thực tế đã dùng, diện tích ván khuôn đã sử dụng, và dựa trên giá trị vật liệu thực tế đã mua. Mục đích của dự toán thi công nhằm giúp đơn vị thi công theo dõi chi phí xây dựng có vượt quá hay thấp hơn so với dự toán đã được phê duyệt.
Còn khối lượng để thanh toán với chủ đầu tư sau mỗi giai đoạn (điểm dừng kỹ thuật), cũng là khối lượng thực té thi công được tư vấn giám sát thông qua về chất lượng. Khối lượng này mà sát với dự toán đã phê duyệt thì ok, nếu vượt quá thì phần vượt so với dự toán được phê duyệt đơn vị thi công phải giải trình rõ phần phát sinh và phải được tư vấn giám sát thông qua. Thường thì khối lượng thực tế để thanh toán với chủ đầu tư mà thấp hơn dự toán thì đơn vị thi công cố gắng sao cho bằng với dự toán được phê duyệt, còn nếu cao hơn thì đơn vị thi công sẽ biết cách bảo vệ khối lượng phát sinh.
 
Dự toán mà....!

Theo tổi hiểu thì dự toán thi công được đơn vị thi công lập dựa trên khối lượng thi công thực tế của đơn vị thi công, cụ thể là số khối bê tông thực tế đã đổ, số tấn thép thực tế đã dùng, diện tích ván khuôn đã sử dụng, và dựa trên giá trị vật liệu thực tế đã mua. Mục đích của dự toán thi công nhằm giúp đơn vị thi công theo dõi chi phí xây dựng có vượt quá hay thấp hơn so với dự toán đã được phê duyệt.
Còn khối lượng để thanh toán với chủ đầu tư sau mỗi giai đoạn (điểm dừng kỹ thuật), cũng là khối lượng thực té thi công được tư vấn giám sát thông qua về chất lượng. Khối lượng này mà sát với dự toán đã phê duyệt thì ok, nếu vượt quá thì phần vượt so với dự toán được phê duyệt đơn vị thi công phải giải trình rõ phần phát sinh và phải được tư vấn giám sát thông qua. Thường thì khối lượng thực tế để thanh toán với chủ đầu tư mà thấp hơn dự toán thì đơn vị thi công cố gắng sao cho bằng với dự toán được phê duyệt, còn nếu cao hơn thì đơn vị thi công sẽ biết cách bảo vệ khối lượng phát sinh.

Dự toán thi công do đơn vị thi công lập là đúng nhưng dựa trên khối lượng thi công thực tế của đơn vị thi công, cụ thể là số khối bê tông thực tế đã đổ, số tấn thép thực tế đã dùng, diện tích ván khuôn đã sử dụng, và dựa trên giá trị vật liệu thực tế đã mua là hoàn toàn sai với hai chữ " DỰ TOÁN". Dự toán thi công là dự tính khối lượng và đơn giá cho những công việc cần tính toán thì chỉ dựa vào BVTC và các biện pháp triển khai thi công do nhà thầu lập. Còn đã nói đến "thực tế" rồi thì đấy là khối lượng dùng để nghiệm thu và thanh, quyết toán. Mong mọi người cho ý kiến...=D>
 
Dự toán

Bạn "LANG DU CA" nói đúng:
- Hoàn toàn theo thực thế thì không thể gọi là "dự toán' nữa rồi
- Tôi là ở một đơn vị thi công đã nhiều năm, Đơn vị tôi có tới gần 20 công ty trực thuộc, chuyên về thi công xây lắp nhưng chưa thấy ai lập "dự toán thực tế thi công" cả mà chỉ có đơn giá khoán thực tế thôi, còn khối lượng nghiệm thu thì theo thực tế (tất nhiên ở đây phần lớn các công trình đêu theo hình thức "hợp đồng theo đơn giá").

Còn bạn 3077 nói: "và dự toán của Nhà thầu (kể cả dự toán dự thầu) không cần theo bất kỳ thông tư hay định mức nào cả, họ có thể tự xây dựng riêng cho mình 1 bộ định mức riêng...' là chưa hoàn toàn đúng vì:

- Đều này chỉ đúng đối vói đấu thầu cạnh tranh quốc tế, điều chỉnh trượt giá bằng hệ số, ko cần quan tâm đến định mức, chế độ của VN

- Đối với đấu thầu trong nước thì ko đúng rồi, nếu ko theo đúng chế độ, định mức trong nước thì đừng nói chi đến việc điều chỉnh trượt giá, sự thay đổi về chế độ, biến động nguyên, nhiên, vật liệu ...
 
Dự toán đều theo quy định chung là Đơn giá x khối lượng, theo mỗi giai đoạn dự toán có tên gọi và mức chi tiết riêng. Đối với dự toán thi công thì theo ý mình có thể phân thành hai loại chính theo mục đích:
Loại 1:Mục đích nhằm giúp nhà thầu thi công biết được mức chi phí để tự điều động hợp lý công việc của mình -> với dự toán này thường là dự toán nội bộ và thành lập trên định mức và giá của chính nhà thầu.
Loại 2: Mục đích lập dự toán nhằm đảm bảo giá trị thanh quyết toán cao hơn giá trị hợp đồng đã ký (ko phải trọn gói). Trong trường hợp này dự toán thi công vẫn áp dụng khối lượng theo thiết kế, đơn giá trong hợp đồng nhưng có thêm các biện pháp thi công (đã giải trình và bảo vệ trước CDT và TV)-> đây là trường hợp dự toán thi công phải giải trình đối với bên A trong hợp đồng.
Ví dụ:
Với hợp đồng ký trọn gói thì việc lập ra dự toán thi công chỉ nhằm mục đích Nhà Thầu biết được mức chi phí cho công việc để tự phân bổ và thực hiện công việc nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho mình.
Riêng với hợp đồng ký dưới hình thức đơn giá cố định, giá điều chỉnh thì Nhà thầu thường làm dự toán kiểu thứ 2 hơn là chỉ lập để xem xét nội bộ.
Nếu sai mong các bạn cho ý kiến nhé. Thanks
 
Theo mình hiểu, dự toán là chi phí mà dựa vào đơn giá, định mức và các quy định của pháp luật thông qua các thông tư, nghị định ... ban hành để nhằm mục đích xác định chi phí phải bỏ ra. Tuỳ vào thời điểm lập dự toán mà áp dụng các văn bản đó đúng quy định.

Khái niệm dự toán thiết kế và dự toán thi công nó cũng không khác nhau mấy về kết cấu và nội dung. Nó chỉ khác nhau về mục đích sử dụng mà thôi.

Dự toán thiết kế là dự toán được lập ra từ các bản vẽ. Nó là toàn bộ chi phí mà người lập dự toán tính toán lập ra bảng tiên lượg, khối lượng các mục và cuối cùng là áp đơn giá để ra kết quả chi phí cuối cùng.

Dự toán thi công cũng tương tự như vậy, nhưng giá trị (chi phí) được lập ra từ khối lượng thực tế thi công.

Tuỳ thuộc vào trình độ của người thiết kế bản vẽ, của người bóc tách khối lượng và lập dự toán thiết kế mà giá trị chênh lệch giữa Thiết kế và thi công sẽ chênh lệch nhiều hay ít.

=D> Hoàn toàn như bạn nói thì chưa đủ bởi Dự toán lập được còn phải căn cứ vào Hợp đồng đã ký.
:D Dự toán = Đơn Giá x Khối lượng :D
 
Dự toán thiết kế được hiểu là dự toán do Tư vấn thiết kế lập kèm theo bản vẽ kỹ thuật thi công. Căn cứ lập theo định mức, đơn giá, hệ số điều chỉnh VL(khu vực), nhân công, máy, ... theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước hiện hành.
Dự toán thi công là dự toán do Nhà thầu khi đã có biện pháp thi công cụ thể. Về cách lập có thể giống với dự toán thiết kế về khối lượng (nếu dự toán thiết kế bóc khối lượng chuẩn), riêng đơn giá được lập căn cứ chi phí vật liệu, nhân công, máy, chi phí quản lý, lợi nhuận thực tế mà Nhà thầu có khả năng đáp ứng theo điều kiện thực tế địa bàn và năng lực của Nhà thầu.
Về nguyên tắc, dự toán thi công được lập với định mức xây dựng, đơn giá của Nhà thầu đưa ra nhưng phải đảm bảo nguyên tắc định mức vật liệu đó cho ra sản phẩm theo đúng yêu cầu của thiết kế.
Do đó, ở VN thì gần như định mức vật liệu của thiết kế và Nhà thầu là gần giống nhau (đều tham khảo theo định mức nhà nước) vì khi nghiệm thu, sản phẩm chắc chắn phải đạt tiêu chuẩn của thiết kế. Chỉ khác là do giá nhân công, máy thi công (được khấu hao), hưởng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước (chính là lợi nhuận) là Nhà thầu áp khác.
Về cơ bản Dự toán thiết kế >, = dự toán thi công, vì dự toán thiết kế thường được lập để làm cơ sở giá trần để xét dự toán thi công. Nếu xảy ra trường hợp ngược lại thì hoặc dự toán thiết kế tính thiếu, cách áp dụng chưa phù hợp hoặc do Nhà thầu lập dự toán thi công quá cao do các nguyên nhân : Mua vật liệu đầu vào cao, nhân công trả lương cao, máy chưa khấu hao được nhiều, quản lý kém, lợi nhuận cao,... Do đó, để ký được hợp đồng thì cuối cùng vẫn là Dự toán thiết kế >, = dự toán thi công.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top