L
levinhxd
Guest
Qua quá trình thu thập, đọc các tài liệu, mình xin tổng hợp và post lên đây những kỹ năng quản lý và nhiệm vụ cơ bản mà 1 người Giám đốc Quán lý dự án cần có:
Về trình độ và năng lực:
-Giám đốc QLDA có thể là kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các ngành xây dựng nói chung, kỹ sư kinh tế xây dựng
-Là người có kinh nghiệm quản lý, có bản lĩnh vững vàng, khả năng ứng phó cao với các tình huống
-Khả năng làm việc theo nhóm
-Có trình độ đạo đức, khả năng lãnh đạo, tạo được sự thu hút với đối tác, nhân viên; Thể hiện được bãn lĩnh của 1 người đứng đầu, động viên cấp dưới làm việc tâm huyết và giúp họ vượt qua những khó khăn.
-Cần biết ngoại ngữ nếu làm việc cho dự án liên doanh với nước ngoài hoặc dự án đầu tư của nước ngoài
Yêu cầu về kỹ năng:
-Hiểu được mục đích ý đồ của Chủ đầu tư cũng như các bên tham gia vào dự án, hiểu sự phân bố quyền hành để làm hài lòng cấp trên cũng như cấp dưới trong công việc;
- Hiểu được khái quát xuyên suốt của dự án đồng thời hiểu căn nguyên, góc cạnh của dự án để truyền đạt đến những cấp dưới và các bên liên quan;
-Có khả năng tạo thông điệp rõ ràng, dễ hiểu cho người nghe, các nội dung giao tiếp phải đúng đối tượng và hoàn cảnh
-Phải có khả năng bao quát, phản ứng nhanh với từng trường hợp công việc của dự án để ra quyết định chính xác, hợp lý và khách quan nhằm đảm bảo những mục tiêu của dự án;
-Giám đốc quản lý dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình hình thành đến khi kết thúc dự án (bàn giao đưa vào sử dụng).
Trách nhiệm và Quyền hạn:
-Thay mặt Chủ đầu tư làm việc với các Đối tác trực tiếp, gián tiếp (các đơn vị tư vấn, các nhà thầu tham gia thi công xây lắp vv..), các cơ quan ban ngành của Nhà nước có liên quan đến dự án. Việc quan trọng của Giám đốc QLDA là thu thập và điều phối thông tin để các bên liên quan có thể cùng thực hiện hoặc tác động dự án theo chiều hướng có lợi cho Chủ đầu tư và cả các bên tham gia.
Ví dụ: Giám đốc QLDA 1 tòa nhà cao ốc văn phòng trong quá trình làm việc với thiết kế cần phối hợp hoặc thu thập thông tin với Các đơn vị thi công (về các công nghệ thi công mới), Đơn vị dự kiến quản lý tòa nhà (về quy trình và công nghệ quản lý sau này) để đưa ra một thiết kế tối ưu, phù hợp với thời đại và chi phí phù hợp!
-Tư vấn cho Chủ đầu tư trong quá trình lựa chọn các Nhà tư vấn, các Nhà thầu. Chịu nội dung chính trong việc soạn thảo hợp đồng, giúp Chủ đầu tư ký hợp đồng với các bên Tư vấn, Nhà thầu;
-Sắp xếp, tổ chức các nguồn lực của dự án để phân công trách nhiệm cho từng bộ phận. Có quyền quyết định vấn đề nhân sự các bộ phận, đưa ra các chế độ lương, thưởng, phạt phù hợp và khách quan.
-Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: tài chính, thời gian, tiến độ, nhân sự vv…
-Thiết lập và kiểm soát định kỳ nhu cầu sử dụng vốn cho dự án, ứng vốn hoặc thanh toán chi phí cho đơn vị thi công;
-Họp giao ban định kỳ với các bên Tư vấn, Nhà thầu nắm bắt các thông tin báo cáo của các bên, định hướng và giải quyết các vướng mắc. Báo cáo kịp thời cho Chủ đầu tư các vấn đề lớn khi không thể tự quyết định.
-Luôn sẵn sàng có mặt tại hiện trường để kiểm tra tình hình thi công xây lắp. đó là cách tốt nhất giúp kiểm soát tình hình triển khai dự án và bám sát công việc thực tế, hiểu được những khó khăn của Nhà thầu
Tài liệu tham khảo:
-“Project Management”, Gradute School of Managament – Hanoi University
(Bài giảng “Quản lý dự án”, Đại học Hà Nội)
-“Tổng quan về quản lý dự án” – Thầy Nguyễn Tấn Bình (TPHCM)
-“Giáo trình QLDA tổng hợp” (Tài liệu từ internet – trang thư viện ebook- chưa rõ tác giả)
-“Quản lý dự án đầu tư xây dựng” – bài viết đăng trên tạp chí Xây dựng, Bộ XD tháng 6/2008 của Thầy Ngô Lê Minh (ĐHXD),
Về trình độ và năng lực:
-Giám đốc QLDA có thể là kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các ngành xây dựng nói chung, kỹ sư kinh tế xây dựng
-Là người có kinh nghiệm quản lý, có bản lĩnh vững vàng, khả năng ứng phó cao với các tình huống
-Khả năng làm việc theo nhóm
-Có trình độ đạo đức, khả năng lãnh đạo, tạo được sự thu hút với đối tác, nhân viên; Thể hiện được bãn lĩnh của 1 người đứng đầu, động viên cấp dưới làm việc tâm huyết và giúp họ vượt qua những khó khăn.
-Cần biết ngoại ngữ nếu làm việc cho dự án liên doanh với nước ngoài hoặc dự án đầu tư của nước ngoài
Yêu cầu về kỹ năng:
-Hiểu được mục đích ý đồ của Chủ đầu tư cũng như các bên tham gia vào dự án, hiểu sự phân bố quyền hành để làm hài lòng cấp trên cũng như cấp dưới trong công việc;
- Hiểu được khái quát xuyên suốt của dự án đồng thời hiểu căn nguyên, góc cạnh của dự án để truyền đạt đến những cấp dưới và các bên liên quan;
-Có khả năng tạo thông điệp rõ ràng, dễ hiểu cho người nghe, các nội dung giao tiếp phải đúng đối tượng và hoàn cảnh
-Phải có khả năng bao quát, phản ứng nhanh với từng trường hợp công việc của dự án để ra quyết định chính xác, hợp lý và khách quan nhằm đảm bảo những mục tiêu của dự án;
-Giám đốc quản lý dự án sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình hình thành đến khi kết thúc dự án (bàn giao đưa vào sử dụng).
Trách nhiệm và Quyền hạn:
-Thay mặt Chủ đầu tư làm việc với các Đối tác trực tiếp, gián tiếp (các đơn vị tư vấn, các nhà thầu tham gia thi công xây lắp vv..), các cơ quan ban ngành của Nhà nước có liên quan đến dự án. Việc quan trọng của Giám đốc QLDA là thu thập và điều phối thông tin để các bên liên quan có thể cùng thực hiện hoặc tác động dự án theo chiều hướng có lợi cho Chủ đầu tư và cả các bên tham gia.
Ví dụ: Giám đốc QLDA 1 tòa nhà cao ốc văn phòng trong quá trình làm việc với thiết kế cần phối hợp hoặc thu thập thông tin với Các đơn vị thi công (về các công nghệ thi công mới), Đơn vị dự kiến quản lý tòa nhà (về quy trình và công nghệ quản lý sau này) để đưa ra một thiết kế tối ưu, phù hợp với thời đại và chi phí phù hợp!
-Tư vấn cho Chủ đầu tư trong quá trình lựa chọn các Nhà tư vấn, các Nhà thầu. Chịu nội dung chính trong việc soạn thảo hợp đồng, giúp Chủ đầu tư ký hợp đồng với các bên Tư vấn, Nhà thầu;
-Sắp xếp, tổ chức các nguồn lực của dự án để phân công trách nhiệm cho từng bộ phận. Có quyền quyết định vấn đề nhân sự các bộ phận, đưa ra các chế độ lương, thưởng, phạt phù hợp và khách quan.
-Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: tài chính, thời gian, tiến độ, nhân sự vv…
-Thiết lập và kiểm soát định kỳ nhu cầu sử dụng vốn cho dự án, ứng vốn hoặc thanh toán chi phí cho đơn vị thi công;
-Họp giao ban định kỳ với các bên Tư vấn, Nhà thầu nắm bắt các thông tin báo cáo của các bên, định hướng và giải quyết các vướng mắc. Báo cáo kịp thời cho Chủ đầu tư các vấn đề lớn khi không thể tự quyết định.
-Luôn sẵn sàng có mặt tại hiện trường để kiểm tra tình hình thi công xây lắp. đó là cách tốt nhất giúp kiểm soát tình hình triển khai dự án và bám sát công việc thực tế, hiểu được những khó khăn của Nhà thầu
Tài liệu tham khảo:
-“Project Management”, Gradute School of Managament – Hanoi University
(Bài giảng “Quản lý dự án”, Đại học Hà Nội)
-“Tổng quan về quản lý dự án” – Thầy Nguyễn Tấn Bình (TPHCM)
-“Giáo trình QLDA tổng hợp” (Tài liệu từ internet – trang thư viện ebook- chưa rõ tác giả)
-“Quản lý dự án đầu tư xây dựng” – bài viết đăng trên tạp chí Xây dựng, Bộ XD tháng 6/2008 của Thầy Ngô Lê Minh (ĐHXD),