Giám đốc dự án vốn FDI và những điều cần biết về dự án có vốn đầu tư nước ngoài

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.623
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Giám đốc dự án vốn FDI (Giám đốc dự án nguồn vốn nước ngoài) và những điều cần biết về dự án có vốn đầu tư nước ngoài​

Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa:
Tại Việt Nam hàng năm diễn ra rất nhiều các dự án đầu tư, thường thì khi đầu tư người ta phải tiến hành xây dựng. Xây dựng văn phòng, xây dựng trụ sở, xây dựng showroom cửa hàng trưng bày sản phẩm,... Thường gặp nhiều là dự án vốn FDI của nước ngoài đầu tư đầu tư vào Việt Nam để sản xuất và họ phải xây dựng nhà máy, phân xưởng hoặc dây chuyền lắp ráp, cũng có những dự án vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, khu đô thị, chung cư để bán...

Túm lại bạn cứ ngẫm nghĩ mà xem, tới 99% dự án đầu tư thì khi thực hiện đầu tư cần có xây dựng công trình. Mà công trình xây dựng thường to lớn, kéo dài, nhiều thủ tục phức tạp, đòi hỏi phải hiểu biết cả về kinh tế, kỹ thuật, quan hệ ngoại giao... Nên rất ít những Giám đốc dự án vốn FDI vừa am hiểu về pháp luật đầu tư, sản xuất, kinh doanh vừa am hiểu về xây dựng, trình tự và thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Nhất là các thủ tục đầu tư, thủ tục về xây dựng với quy định rắc rối mà người Việt làm dự án xây dựng Việt còn thấy khó.
>> Nếu Giám đốc dự án vốn FDI là của hiếm thì bạn đầu tư vào bản thân biến mình thành của hiếm: Trang bị các vốn hiểu biết, các phẩm chất cho Giám đốc dự án vốn FDI. Đặt mục tiêu, áp dụng quy tắc 10.000 giờ và nguyên tắc 20 giờ đầu tiên, cách học nhanh bất kỳ thức gì. Tự học, tự đọc và đi học. Đơn giản là những bài như này đọc đi đọc lại, nhặt cho mình chỉ một vài từ thôi cũng là tốt rồi và lại tìm tòi tích lũy tiếp.

Sơ lược về Dự án có vốn đầu tư nước ngoài (dự án vốn FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". (theo wikipedia)

Theo pháp luật Việt Nam: Dự án có vốn đầu tư nước ngoài là tập hợp các đề xuất được các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn theo hình thức trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài (dự án vốn FDI) không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Theo quy định hiện hành, không phải dự án đầu tư nào cũng cần đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục này. Pháp luật đầu tư hiện hành có phân chia thẩm quyền quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cụ thể.

- Những dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các dự án không thuộc quy định tại Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Luật Đầu tư 2014:
- Đối với những dự án này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Hồ sơ đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Để có thể đăng ký dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư với hồ sơ bao gồm các tài liệu pháp lý như hướng dẫn tại khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2014 bao gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Một số vấn đề bàn thêm:
Theo quy định của pháp luật thì ngắn gọn rõ ràng như trên. Nghe thì rất dễ nhưng khi thực hiện mới thấy nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều thủ tục hồ sơ phải sử dụng kỹ năng mềm, có khả năng quan hệ, ngoại giao và biết gõ đúng cửa thì mới giải quyết được, cần nhiều thời gian chờ đợi giải quyết.

Ngoài ra có 1 vấn đề thuộc về lòng yêu nước, đạo đức với cộng đồng: Người Giám đốc dự án vốn FDI ngoài việc giúp sức các nhà đầu tư đến làm ăn tại Việt Nam đúng pháp luật, có đóng góp làm giàu cho họ và cho ta, cùng phát triển, tạo công ăn việc làm.... Thì cũng phải tránh giúp sức các dự án đến gây hại: ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội hoặc quy hoạch ngành nào đó hoặc vấn đề rất nhạy cảm là an ninh quốc gia, tổn hại đến lợi ích quốc gia .v.v.
Mời các Giám đốc dự án vốn FDI đến tham dự:
- Khóa học Giám đốc dự án nguồn vốn nước ngoài FDI do GXD tổ chức. Giảng viên là các Chuyên gia xây dựng, đã trực tiếp tham gia nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài FDI, có nhiều kinh nghiệm thực tế, chia sẻ các nội dung thực chiến, để làm được thực.
- Có cả khóa học offline và online từ xa, online thời gian thực trên gxd.edu.vn. Bạn có thể học cùng các chuyên gia về dự án vốn FDI từ bất kỳ địa phương nào, đang ngồi ở đâu. Có những buổi học online trao đổi theo thời gian thực với giảng viên, có những buổi GXD có thể tổ chức mọi người gặp mặt...

Liên hệ: Công ty CP Giá Xây Dựng, 124 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. Ms Thu An 0985 099 938, 0974 889 500 hoặc nhân viên GXD trong vòng kết nối của bạn.

muon-co-ket-qua-moi-phai-thay-doi-cach-lam-moi.jpg
 

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113
Điều 30 và Điều 31 Luật Đầu tư 2014 các Giám đốc dự án vốn FDI đối chiếu xem dự án mình đang làm thuộc cấp để căn cứ vào đó phát triển tiếp nhé.

Điều 30. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

1. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a) Nhà máy điện hạt nhân;

b) Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.

2. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

3. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

4. Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

4. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

2. Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
 

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113
Điều 33 Luật Đầu tư 2014 các Giám đốc dự án vốn FDI đọc để nắm tổng thể dự án thuộc thẩm quyền cấp tình sẽ cần các hồ sơ, trình tực, thủ tục gì nhé. Lý thuyết thôi, thực chiến sẽ khác. Nhưng để làm Giám đốc dự án vốn FDI (nói chung lên tầm sếp) thì thì lý luận và thực tiễn phải song hành. Kể cả dự án đã có thuê đội ngũ Luật sư, thì mình vẫn phải chịu đọc để mà làm việc với người ta.

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 6 Điều này.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

5. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.

6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:

a) Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;

b) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

c) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

đ) Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này.

7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

8. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;

b) Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;

c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;

đ) Công nghệ áp dụng;

e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

g) Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.

9. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Mời bạn tham dự khóa học Giám đốc dự án vốn nước ngoài (FDI) do GXD tổ chức:
- Giảng viên là các Chuyên gia xây dựng, đã trực tiếp tham gia nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài FDI, có nhiều kinh nghiệm thực tế, chia sẻ các nội dung thực chiến, để làm được thực. Được rèn luyện môi trường sư phạm tại GXD, nên giảng dạy chia sẻ rất có tâm, rất hay và chất.
- Các buổi học online từ xa qua gxd.edu.vn mà cứ ngỡ như ngay gần bên, thư giãn và thoải mái ngồi học ngay ở nhà, văn phòng...
- Liên hệ: Công ty CP Giá Xây Dựng, 124 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. Ms Thu An 0985 099 938, 0974 889 500 hoặc nhân viên GXD trong vòng kết nối của bạn.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top