Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Làm được40% - Nói được cho người khác hiểu là 30% - Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại.

TA có ý tưởng lập group & team viết giáo trình theo đề cương dưới đây để các đồng nghiệp tham khảo. Đọc tài liệu của người khác viết có thể sẽ trôi qua, nhưng suy nghĩ để viết cho người khác đọc sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức nhanh chóng.
Bạn có thể viết theo trình tự hoặc chọn viết theo chuyên đề hoặc mục nào đó mà bạn biết, chúng ta sẽ tổng hợp thành một tài liệu thống nhất chia sẻ rộng rãi thậm chí có thể xuất bản sau khi viết xong.

Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2009/TT-BXD ngày 29 /7/2009 của Bộ Xây dựng)

Chuyên đề 1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
I. Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình
2. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình
3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
5. Mục tiêu, yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
6.Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng, quản lý rủi ro, các nội dung quản lý khác)
7. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

II. Trình tự, thủ tục lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1.Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
2.Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thiết kế xây dựng công trình
- Giấy phép xây dựng
- Quản lý thi công xây dựng công trình
- Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng
3. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
4.Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng
5.Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
III. Giới thiệu các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Chuyên đề 2. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

1. Mục đích, yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
3. Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Lập, trình kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu
- Tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
- Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu
- Đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng

Chuyên đề 3. Hợp đồng trong trong hoạt động xây dựng
1.Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
2.Các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng
3.Hồ sơ và nội dung của hợp đồng xây dựng
4.Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
5.Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng
6.Xử lý tranh chấp hợp đồng

Chuyên đề 4. Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình
1.Xác định các công việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công việc của dự án
2.Dự trù thời gian và nguồn lực của dự án
3.Lập, phê duyệt tiến độ của dự án
4.Quản lý tiến độ của dự án

Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình
1.Tổng quan các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
- Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư, thiết bị)
- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình
2. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Lập kế hoạch quản lý chất lượng
- Lập hệ thống quản lý chất lượng
- Các biện pháp đảm bảo chất lượng
- Các biện pháp kiểm soát chất lượng

Chuyên đề 6. Quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
2. Nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
3. Lập tổng mức đầu tư
4. Lập dự toán xây dựng công trình
5. Định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng công trình
6. Các phương pháp kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chuyên đề 7. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng
- Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng
- Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng
- Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động và môi trường xây dựng
2. Quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nhận dạng và phân tích các loại rủi ro
- Lập kế hoạch quản lý rủi ro
- Các biện pháp kiểm soát và đối phó với rủi ro
- Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng

Chuyên đề 8. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

1. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
- Nguyên tắc, căn cứ thanh toán vốn đầu tư
- Tạm ứng vốn đầu tư
- Thanh toán khối lượng hoàn thành;
- Quy trình, thủ tục thanh toán
- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu
2. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
- Khái niệm và phân loại quyết toán
- Nội dung báo cáo quyết toán và hồ sơ trình duyệt quyết toán
- Trình tự, thủ tục quyết toán vốn đầu tư
- Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu
 

hoailinh86

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/12/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
Giáo trình quản lý dự án

Ý tưởng của A. Thế Anh rất hay. Em xin được trình bày mục đầu tiên như sau:

I.1 Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư 06/2007/TT_BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

Mời các bạn tiếp tục...
 
Last edited by a moderator:

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Ý tưởng của ban nguyentheanh rất hay, nếu có điều kiện tôi cũng sẽ xin góp vài ý kiến cá nhân về vấn đề này. Về phần hoailinh86 viết tôi có suy nghĩ là việc liệt kê văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng đã khó. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là cần nêu được những nguyên lý cơ bản trong pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng , phạm vi và đối tượng điều chỉnh, hệ thống các văn bản pháp luật trong đầu tư xây dựng. Phương pháp phân loại, nhóm văn bản pháp luật. Các quy định, nguyên tắc phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng... sẽ hay và rõ hơn. (thực tế hiện nay các văn bản pháp quy thuờng chồng chéo, thay đổi liên tục để cập nhật hiểu được nó khá vất vả. )
VD: Từ Luật, Pháp lệnh(QH,NN) mới đến Nghị định(CP,TTg) đến Thông tư Thông tư liên tịch (Bộ, Liên Bộ)... hay việc thay đổi từ "Thông báo" sang "công bố" có ý nghĩa gì..
Làm rõ được việc phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực này sẽ hiểu được mối liên hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với những đối tượng tham gia hoạt động đầu tư XD.
Hiện có rất nhiều các văn bản pháp luật về ĐTXD có thể liệt kê ra đây, nếu không có cách trình bầy hệ thống sẽ rất khó hiểu và áp dụng (mà thường vận dụng..)
VD:(tôi mới đếm qua qua..)
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
-(Nếu kể hết còn luật Dân sự, luật Thương mại, Luật Đầu tư,Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, Luật Môi trường... mà mỗi luật còn kèm theo vô số nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo liên quan đến hoạt động DTXD..).
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghi định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù
- Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2006 về đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình
- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 80/2006/NĐ-CP
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 49/2007/QĐ.TTg ngày 11/4/2007 về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 101 của Luật Xây dựng.
- Thông tư số 03/2009/TT.BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 09/2008/TT.BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng
- Thông tư số 10/2007/TT-BXD ngày 22/11/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/5/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng
- Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.nh dự toán xây dựng công trình...
-Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn vềhợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- Công văn 1751/VP-BXD...(viết đến đây đã muốn ngất rồi..)
..vv..
Và vô số các văn bản khác trong từng địa phương, ngành quy định cụ thể hơn đối với ngành mình, địa phương mình !
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
2. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình

Theo định nghĩa của luật Xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.

Nôm na: dự án có bê tông, cốt thép, xây, trát... là dự án có đầu tư xây dựng công trình. Các văn bản đăng tải trên giaxaydung.vn thường có chữ "dự án đầu tư xây dựng công trình ở cuối", nếu có dự án đầu tư (đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính...) thì không phải áp dụng các văn bản này.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
Điều 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.

Câu hỏi: Tại sao phải phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ? Phân loại dự án để làm gì ?
Trả lời: Kích để xem bài viết sau.

Về mục 3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, dù đã có chủ đề thảo luận ở đây, nhưng TA vẫn chưa thấy hài lòng lắm, xin được viết sau.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
5. Mục tiêu, yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Chúng ta cần phân biệt mục tiêu của dự án và mục tiêu của công việc quản lý dự án (đầu tư xây dựng công trình).
Mục tiêu của công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là: Hoàn thành dự án, công trình đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng tiến độ, an toàn, trong phạm vi chi phí đã dự kiến. Có thể có nhiều mục tiêu khác (như bảo vệ môi trường, các bên tham gia dự án hài lòng với lợi ích đạt được...), nhưng công tác quản lý dự án nên coi các mục tiêu trên là các mục tiêu chính, trọng tâm.
Xin xem thêm bài sau.

Nếu coi trên là các mục tiêu, vậy yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm những gì ? Xin các chuyên gia giúp TA với.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
6. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm các nội dung quản lý sau:
- Quản lý tiến độ
- Quản lý chất lượng
- Quản lý chi phí
- Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng
- Các nội dung quản lý khác

1. Quản lý tiến độ
Dự án trước khi triển khai phải được lập kế hoạch tiến độ, cần phải dự kiến trước thời gian thực hiện dự án, mỗi công việc cần bao nhiêu ngày thực hiện, sự ràng buộc giữa các công việc, từ đó dự kiến số người tham gia, máy móc, thiết bị, phương tiện cần huy động và chi phí cần sử dụng.
Tiến độ của dự án rất quan trọng, liên quan đến sự chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm đầu ra của dự án (có thể đổ bể cả dự án nếu đối thủ đã ra sản phẩm trước), liên quan đến hiệu quả đầu tư của dự án...
Cần phân biệt tiến độ quản lý dự án của Chủ đầu tư với tiến độ quản lý dự án của Nhà thầu.
* Chủ đầu tư quản lý dự án và cần lập tiến độ với các đầu công việc như:
- Xin làm chủ đầu tư dự án
- Lập quy hoạch tỷ lệ 1/500
- Lập báo cáo đầu tư
- Xin thoả thuận phương án kiến trúc
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (xin thoả thuận cấp điện, nước, thoát nước, môi trường, PCCC...), khảo sát địa chất, đề cương thiết kế cơ sở...
- Làm thủ tục về đất
- Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công
- Lập và thẩm tra dự toán
- Xin phép xây dựng
- Lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đầu thầu thi công
- Thương thảo, ký, theo dõi thực hiện hợp đồng
- Thanh quyết toán cho nhà thầu
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư...
Chúng ta thấy rằng công việc quản lý tiến độ của chủ đầu tư khá vất vả vì phụ thuộc nhiều vào các thủ tục hành chính.

* Trong khi nhà thầu (thi công) lập tiến độ quản lý dự án xây dựng với các đầu việc như:
- Thi công phần móng
- Thi công phần thân
- Thi công phần mái
...
trong đó lại chẻ ra các đầu việc: ván khuôn, cốt thép, bê tông... và nhà thầu cần lập và quản lý tiến độ thực hiện các công việc đó.

Cả Chủ đầu tư và Nhà thầu đều có thể sử dụng chương trình MS Project để quản lý các đầu công việc, tiến độ thực hiện, tỷ lệ % công việc đã hoàn thành, đường găng...
 

giangvantuankta

Thành viên mới
Tham gia
10/5/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm các nội dung quản lý sau:
- Quản lý tiến độ
- Quản lý chất lượng
- Quản lý chi phí
- Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng
- Các nội dung quản lý khác

1. Quản lý tiến độ
Dự án trước khi triển khai phải được lập kế hoạch tiến độ, cần phải dự kiến trước thời gian thực hiện dự án, mỗi công việc cần bao nhiêu ngày thực hiện, sự ràng buộc giữa các công việc, từ đó dự kiến số người tham gia, máy móc, thiết bị, phương tiện cần huy động và chi phí cần sử dụng.
Tiến độ của dự án rất quan trọng, liên quan đến sự chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm đầu ra của dự án (có thể đổ bể cả dự án nếu đối thủ đã ra sản phẩm trước), liên quan đến hiệu quả đầu tư của dự án...
Cần phân biệt tiến độ quản lý dự án của Chủ đầu tư với tiến độ quản lý dự án của Nhà thầu.
* Chủ đầu tư quản lý dự án và cần lập tiến độ với các đầu công việc như:
- Xin làm chủ đầu tư dự án
- Lập quy hoạch tỷ lệ 1/500
- Lập báo cáo đầu tư
- Xin thoả thuận phương án kiến trúc
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (xin thoả thuận cấp điện, nước, thoát nước, môi trường, PCCC...), khảo sát địa chất, đề cương thiết kế cơ sở...
- Làm thủ tục về đất
- Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công
- Lập và thẩm tra dự toán
- Xin phép xây dựng
- Lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đầu thầu thi công
- Thương thảo, ký, theo dõi thực hiện hợp đồng
- Thanh quyết toán cho nhà thầu
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư...
Chúng ta thấy rằng công việc quản lý tiến độ của chủ đầu tư khá vất vả vì phụ thuộc nhiều vào các thủ tục hành chính.

* Trong khi nhà thầu (thi công) lập tiến độ quản lý dự án xây dựng với các đầu việc như:
- Thi công phần móng
- Thi công phần thân
- Thi công phần mái
...
trong đó lại chẻ ra các đầu việc: ván khuôn, cốt thép, bê tông... và nhà thầu cần lập và quản lý tiến độ thực hiện các công việc đó.

Cả Chủ đầu tư và Nhà thầu đều có thể sử dụng chương trình MS Project để quản lý các đầu công việc, tiến độ thực hiện, tỷ lệ % công việc đã hoàn thành, đường găng...
 
X

xuantien18

Guest
Ý tưởng của A. Thế Anh rất hay. Em xin được trình bày mục đầu tiên như sau:

I.1 Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư 06/2007/TT_BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

Mời các bạn tiếp tục...
Thông tư 27/2009 hướng dẫn nghị định 49, TT33/2209 về phân cấp công trình, ND112/2009 về quản lý chi phí(thay cho 99), thông tư 04/2010 về lập và quản lý chi phí XDCT, Nghị định 48/2010 về hợp đồng, ND85 về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu(thay 58), Nd83 bổ sung ND12/2009, ...
 
X

xuantien18

Guest
Tiếp tục update...

Ý tưởng của A. Thế Anh rất hay. Em xin được trình bày mục đầu tiên như sau:

I.1 Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư 06/2007/TT_BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

- Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

Mời các bạn tiếp tục...
Thông tư 27/2009 hướng dẫn nghị định 49, TT33/2209 về phân cấp công trình, ND112/2009 về quản lý chi phí(thay cho 99), thông tư 04/2010 về lập và quản lý chi phí XDCT, Nghị định 48/2010 về hợp đồng, ND85 về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu(thay 58), Nd83 bổ sung ND12/2009, ...
 

manhloc

Thành viên mới
Tham gia
7/10/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
tôi đang thành lập xin đất dự án mà chưa biết làm gì các bạn biết giúp mình với

cám ơn bạn về những điều các bạn về vấn đề quy trình thành lập dự án các văn bản pháp luật liên quan , cách thức tiến hành dự án sau đây là dự án của mình các bạn giúp mình nhé:
dự án xây dựng khu văn phòng cho tổ chức phi chính phủ chuyên làm từ thiên nhân đạo tại việt nam ( đã được cấp giấy phép hoạt động tại việt nam )
đã xin được hồ sơ giới thiệu khu đất cho dự án của xã các việc còn lại chưa xong , mình không biết rõ các bước xin giấy quyền sử dụng đất 50 năm và dự án xây dựng khu văn phòng dụ kiến trên 2000m2 khoảng 15 tầng .
ai biết giúp mình nhé .
mail của mình: manhtb2001 @yahoo.com
xin chân thành cám ơn
 

leluugiahoang

Thành viên mới
Tham gia
15/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
[FONT=&quot]Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình:
Được quy định trong điều 27 NĐ 12/2009/NĐCP - "Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình"
[/FONT][FONT=&quot]
[FONT=&quot]- Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm
Quản lý chất lượng xây dựng,
[/FONT][/FONT][FONT=&quot]Quản lý tiến độ xây dựng,
[/FONT]
[FONT=&quot]Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình,
[/FONT]
[FONT=&quot]Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng,
[/FONT]
[FONT=&quot]Quản lý môi trường xây dựng.
[/FONT]
 

daoduytung

Thành viên mới
Tham gia
15/5/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
các a cho e hỏi sự khác nhau giữa mục tiêu của dự án đầu tư XDCT và mục tiêu của hoạt động QLDA đầu tư XDCT là như thế nào ạ?thanks các anh! :))
 

thehunggtvt

Thành viên mới
Tham gia
1/10/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
bac nao co tai lieu quan ly du an thi cho em voi.
Mail cua em la 'Thehunggtvt@gmail.com'
cam on rat nhieu
 

dellvostro

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/11/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Thông tư 27/2009 hướng dẫn nghị định 49, TT33/2209 về phân cấp công trình, ND112/2009 về quản lý chi phí(thay cho 99), thông tư 04/2010 về lập và quản lý chi phí XDCT, Nghị định 48/2010 về hợp đồng, ND85 về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu(thay 58), Nd83 bổ sung ND12/2009, ...
Cảm ơn bạn
 

Top