Hệ số K trong tính chi phí Tư vấn theo QĐ957!

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Các bạn cho mình hỏi về tình huống tính chi phí tư vấn theo QĐ957.
Công trình có 03 gói thầu (hạng mục) xây lắp. Công trình cấp I và thiết kế 2 bước.
G1: 200 tỷ.
G2: 50 tỷ.
G3: 250 tỷ (trong đó 50 tỷ là nút giao vượt khác mức).
---
Tổng: 500 tỷ.
---
Theo công thức: Ctk=Cxd*Nt*(k+1).
K là hệ số điều chỉnh.
với trường hợp thiết kế nút giao thì được áp dụng hệ số k=1,5.
Nếu áp dụng theo tỉ lệ thì được: 500 tỷ --> 1,87%.
Như vậy, chi phí TVTK của dự án này sẽ là: 500tỷ *1,87%.
Tuy nhiên, do có công trình thiết kế nút giao 50 tỷ được áp dụng hệ số 1,5 nên tôi làm như sau:
(500tỷ *1,87%)*50/500*1,5 để tính ra chi phí thiết kế nút giao.
Vậy tổng chi phí thiết kế công trình sẽ là: (500tỷ *1,87%)*450/500+ (500tỷ *1,87%)*50/500*1,5 (tỷ đồng).
Việc áp dụng tính chi phí thiết kế với công trình nêu trên của tôi như vậy đã đúng chưa. Đề nghị các bạn tham gia ý kiến.
bổ sung: chi phí ví dụ là trước thuế nhé.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Các tương tác: limfx

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Công thức trong QD957-BXD-2009 là: Ctk = Cxd x Nt x (K+0.1)
Trong đó: K là hệ số điều chỉnh, 0.1 là chi phí giám sát tác giả 10%
Dự án bạn đưa ra có lẽ là công trình giao thông (vì có nút giao vượt khác nút)
1. Nếu tính theo cách bạn nói ( Tôi tra bảng QD957 với Cxd = 500 tỷ thì Nt = 1.38%):
Ctk = (450*1.38%+50*1.38%*1.5)*1.1 = 7.97 tỷ đồng
2. Nếu tách riêng phần nút ( Cxd = 450, Nt = 1.40% (nội suy); Cxd = 50, Nt = 1.83%)
Ctk = (450*1.4% + 50*1.83%*1.5)*1.1 = 8.44 tỷ đồng
Tôi vẫn thường dùng cách (1) để tính tổng mức đầu tư
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Bạn đã đưa ra cả hai phương án. Và tra lại đúng hệ số 1.38.
Đây cũng là lý do mình hỏi về tình huống này đê khẳng định lại phương pháp tính.
Hoàn toàn nhất trí như phương án 1 bạn tính.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Công thức trong QD957-BXD-2009 là: Ctk = Cxd x Nt x (K+0.1)
Trong đó: K là hệ số điều chỉnh, 0.1 là chi phí giám sát tác giả 10%
Dự án bạn đưa ra có lẽ là công trình giao thông (vì có nút giao vượt khác nút)
1. Nếu tính theo cách bạn nói ( Tôi tra bảng QD957 với Cxd = 500 tỷ thì Nt = 1.38%):
Ctk = (450*1.38%+50*1.38%*1.5)*1.1 = 7.97 tỷ đồng
2. Nếu tách riêng phần nút ( Cxd = 450, Nt = 1.40% (nội suy); Cxd = 50, Nt = 1.83%)
Ctk = (450*1.4% + 50*1.83%*1.5)*1.1 = 8.44 tỷ đồng
Tôi vẫn thường dùng cách (1) để tính tổng mức đầu tư

Bạn đã đưa ra cả hai phương án. Và tra lại đúng hệ số 1.38.
Đây cũng là lý do mình hỏi về tình huống này đê khẳng định lại phương pháp tính.
Hoàn toàn nhất trí như phương án 1 bạn tính.

Trao đổi thêm về vấn đề 2 bạn đang trao đổi:
Tôi đọc 957 hướng dẫn về tính chi phí thiết kế thì thấy: "3.3.2. Chi phí thiết kế được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán của công trình được duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt."
Tôi nghĩ trong trường hợp của bạn cần hiểu là có nhiều loại công trình (đều thuộc công trình giao thông), cụ thể là 2 loại: (1) Loại công trình khi tính chi phí thiết kế với k = 1 (loại này có chi phí xây dựng theo dự toán được phê duyệt là 450 tỷ đồng) và (2) Loại công trình (nút giao thông khác mức) khi tính chi phí thiết kế với k = 1,5.
Như vậy, khi tính chi phí thiết kế cho công trình của bạn theo tôi phải tính chi phí thiết kế riêng cho 2 loại công trình trên nghĩa là phải tính theo cách 2 mới đúng hướng dẫn của 957.
Đề nghị anh chị em trao đổi thêm về tình huống này.
 
  • Like
Các tương tác: limfx

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Trao đổi thêm về vấn đề 2 bạn đang trao đổi:
Tôi đọc 957 hướng dẫn về tính chi phí thiết kế thì thấy: "3.3.2. Chi phí thiết kế được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán của công trình được duyệt. Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt."
Tôi nghĩ trong trường hợp của bạn cần hiểu là có nhiều loại công trình (đều thuộc công trình giao thông), cụ thể là 2 loại: (1) Loại công trình khi tính chi phí thiết kế với k = 1 (loại này có chi phí xây dựng theo dự toán được phê duyệt là 450 tỷ đồng) và (2) Loại công trình (nút giao thông khác mức) khi tính chi phí thiết kế với k = 1,5.
Như vậy, khi tính chi phí thiết kế cho công trình của bạn theo tôi phải tính chi phí thiết kế riêng cho 2 loại công trình trên nghĩa là phải tính theo cách 2 mới đúng hướng dẫn của 957.
Đề nghị anh chị em trao đổi thêm về tình huống này.
- Thưa thầy theo em nghĩ vẫn phải áp dụng cách 1 thì chính xác hơn,phải chăng: vì đây là công trình giao thông, không phải là nhiều loại công trình như QĐ 957 nêu.
Mức tính với nút giao được điều chỉnh vì thiết kế nút giao phức tạp hơn, nút giao là điểm xung yếu trên toàn tuyến đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra phương án tốt nhất ngoài kiến thức chuyên môn họ còn phải có các công cụ hổ trợ khác để cụ thể hóa ý tưởng.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Công thức trong QD957-BXD-2009 là: Ctk = Cxd x Nt x (K+0.1)
Trong đó: K là hệ số điều chỉnh, 0.1 là chi phí giám sát tác giả 10%
Dự án bạn đưa ra có lẽ là công trình giao thông (vì có nút giao vượt khác nút)
1. Nếu tính theo cách bạn nói ( Tôi tra bảng QD957 với Cxd = 500 tỷ thì Nt = 1.38%):
Ctk = (450*1.38%+50*1.38%*1.5)*1.1 = 7.97 tỷ đồng
2. Nếu tách riêng phần nút ( Cxd = 450, Nt = 1.40% (nội suy); Cxd = 50, Nt = 1.83%)
Ctk = (450*1.4% + 50*1.83%*1.5)*1.1 = 8.44 tỷ đồng
Tôi vẫn thường dùng cách (1) để tính tổng mức đầu tư

Bạn đã đưa ra cả hai phương án. Và tra lại đúng hệ số 1.38.
Đây cũng là lý do mình hỏi về tình huống này đê khẳng định lại phương pháp tính.
Hoàn toàn nhất trí như phương án 1 bạn tính.

Thưa Thầy, em nghĩ vẫn áp dụng cách 1 thì chính xác hơn, vì:
- Thưa thầy theo em nghĩ vẫn phải áp dụng cách 1 thì chính xác hơn,phải chăng: vì đây là công trình giao thông, không phải là nhiều loại công trình như QĐ 957 nêu.
Mức tính với nút giao được điều chỉnh vì thiết kế nút giao phức tạp hơn, nút giao là điểm xung yếu trên toàn tuyến đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra phương án tốt nhất ngoài kiến thức chuyên môn họ còn phải có các công cụ hổ trợ khác để cụ thể hóa ý tưởng.
Cuongden37 thân mến,
Tôi nghĩ rằng công trình giao thông cũng có nhiều loại công trình khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường băng sân bay, hầm giao thông, ... Vì thế, nếu áp dụng chung 1 tỷ lệ định mức là 1,38% cho chi phí xây dựng là 500 tỷ đồng, trong đó lại có 50 tỷ đồng chi phí xây dựng nút giao thông khác mức thì sẽ không hợp lý vì không tính chung 1 hệ số k; nếu tách riêng "công trình nút giao thông khác mức" ra để tính với hệ số k = 1,5 thì cũng phải tách "quy mô chi phí xây dựng" ra để tính. Khi đó tỷ lệ định mức không thể là 1,38% mà phải là 1,4% đối với quy mô chi phí xây dựng 450 tỷ đồng và 1,83% đối với quy mô chi phí xây dựng nút giao thông khác mức.
Cũng tương tự như thế, công trình công nghiệp như Nhà máy cán thép cũng gồm nhiều loại công trình như: Phân xưởng cán, Trạm cân, ...( CT công nghiệp); Nhà điều hành, nhà ăn công nhân, nhà ở công nhân, nhà để xe, ... (CT dân dụng); ... Trong trường hợp này không thể áp chung một tỷ lệ định mức đối với công trình công nghiệp (Nhà máy cán thép) mà cũng phải tách riêng từng loại công trình ra để tính theo "quy mô chi phí xây dựng" tương ứng và tỷ lệ định mức, hệ số k tương ứng phù hợp.
Chúng ta cùng suy nghĩ thêm vấn đề này nữa nhé.
 
Last edited by a moderator:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Cuongden37 thân mến,
Tôi nghĩ rằng công trình giao thông cũng có nhiều loại công trình khác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường băng sân bay, hầm giao thông, ... Vì thế, nếu áp dụng chung 1 tỷ lệ định mức là 1,38% cho chi phí xây dựng là 500 tỷ đồng, trong đó lại có 50 tỷ đồng chi phí xây dựng nút giao thông khác mức thì sẽ không hợp lý vì không tính chung 1 hệ số k; nếu tách riêng "công trình nút giao thông khác mức" r để tính với hệ số k = 1,5 thì cũng phải tách "quy mô chi phí xây dựng" ra để tính. Khi đó tỷ lệ định mức không thể là 1,38% mà phải là 1,4% đối với quy mô chi phí xây dựng 450 tỷ đồng và 1,83% đối với quy mô chi phí xây dựng nút giao thông khác mức.
Cũng tương tự như thế, công trình công nghiệp như Nhà máy cán thép cũng gồm nhiều loại công trình như: Phân xưởng cán, Trạm cân, ...( CT công nghiệp); Nhà điều hành, nhà ăn công nhân, nhà ở công nhân, nhà để xe, ... (CT dân dụng); ... Trong trường hợp này không thể áp chung một tỷ lệ định mức đối với công trình công nghiệp (Nhà máy cán thép) mà cũng phải tách riêng từng loại công trình ra để tính theo "quy mô chi phí xây dựng" tương ứng và tỷ lệ định mức, hệ số k tương ứng phù hợp.
Chúng ta cùng suy nghĩ thêm vấn đề này nữa nhé.
Thưa thầy:
- Việc khảo sát trước khi thiết kế đường giao thông, cũng cần khảo sát nút giao như khảo sát tuyến: Bình đồ, trắc dọc, trắc ngang...Và việc thiết kế nút giao cũng được thiết kế riêng so với thiết kế tuyến. Quyết định 957 đưa ra hệ số điều chỉnh k=1,5 bời vì:
Khi thiết kế nút giao phải thiết kế trắc dọc nút giao không riêng mỗi tuyến mà 2 hay 3 tuyến.., thiết kế trắc ngang...Nên thiết kế nút giao phức tạp hơn so với thiết kế tuyến.
- Còn ở đây ý em là nút giao nằm trong cùng 1 loại công trình là thiết kế tuyến.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Rất cảm ơn ý kiến của Thầy. Em thấy hợp lý. Sau khi đọc lại QĐ 957 và chú ý tại mục 3.3.3 định nghĩa rõ: Cxd: là chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình.
Vấn đề này, em hiểu như sau: (đều chọn công trình cấp I và thiết kế 02 bước):
1. Công trình dân dụng: dự án có 03 tòa nhà: T1(50 tỷ) T2(100 tỷ) T3(200 tỷ), lần lượt tra hệ số cho 03 công trình (1 tòa nhà là 1 công trình), lấy tổng thì được chi phí thiết kế: 50 *2,82+100*2,54+200*2,34. (Theo phương pháp 2).
Chứ không tính theo giá trị tổng: (50+100+200) =350 tỷ đồng, rồi tra tìm ra hệ số K để tính chi phí bằng: K*350.
2. Công trình giao thông: Dự án 1 đoạn tuyến 20 km đường (100 tỷ) + 1 cầu (200 tỷ) + 1 nút giao (50 tỷ).
Thì cũng tra ra 3 hệ số thiết kế của 03 công trình rồi tính chi phí thiết kế dự án bằng tổng chi phí thiết kế 3 công trình (phương pháp 2).
Chứ không lấy Tổng chi phí xây lắp trước thuế của dự án = 100+200+50=350 tỷ đồng rồi tra ra hệ số B (%) để tính chi phí thiết kế bằng: B%350.
Các bác nào đồng ý với ý kiến em hiểu theo thầy dinhdangquang thì like cho em cái nhé. Hiểu cách khác thì phân tích em phát:D.
(P/s: Làm công trình giao thông dễ bị nhầm lẫn chỗ này. Bên dân dụng v..v các công trình dễ biệt lập nên cũng dễ hiểu đúng hơn).
 
L

levinhxd

Guest
Cá nhân em cũng nghĩ cách tính 2 (theo bác ducminhpham vừa làm kỹ ra) và phân tích của của thầy Quang hợp lý. Tuy nhiên nếu là Chủ đầu tư, em sẽ chọn cách 1 để tiết kiệm chi phí, nhất là trong thời buổi cần phải tiết kiệm chi phí tối đa cho một dự án như thế này.
Tất nhiên đang nói là Chủ đầu tư tư nhân, chứ Chủ đầu tư của Nhà nước thì.... khó nói quá, càng cao càng tốt mà :)!
Chúc Thầy và các bác những ngày cuối tuần vui vẻ, thoải mái!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Rất cảm ơn ý kiến của Thầy. Em thấy hợp lý. Sau khi đọc lại QĐ 957 và chú ý tại mục 3.3.3 định nghĩa rõ: Cxd: là chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình.
Vấn đề này, em hiểu như sau: (đều chọn công trình cấp I và thiết kế 02 bước):
1. Công trình dân dụng: dự án có 03 tòa nhà: T1(50 tỷ) T2(100 tỷ) T3(200 tỷ), lần lượt tra hệ số cho 03 công trình (1 tòa nhà là 1 công trình), lấy tổng thì được chi phí thiết kế: 50 *2,82+100*2,54+200*2,34. (Theo phương pháp 2).
Chứ không tính theo giá trị tổng: (50+100+200) =350 tỷ đồng, rồi tra tìm ra hệ số K để tính chi phí bằng: K*350.
2. Công trình giao thông: Dự án 1 đoạn tuyến 20 km đường (100 tỷ) + 1 cầu (200 tỷ) + 1 nút giao (50 tỷ).
Thì cũng tra ra 3 hệ số thiết kế của 03 công trình rồi tính chi phí thiết kế dự án bằng tổng chi phí thiết kế 3 công trình (phương pháp 2).
Chứ không lấy Tổng chi phí xây lắp trước thuế của dự án = 100+200+50=350 tỷ đồng rồi tra ra hệ số B (%) để tính chi phí thiết kế bằng: B%350.
Các bác nào đồng ý với ý kiến em hiểu theo thầy dinhdangquang thì like cho em cái nhé. Hiểu cách khác thì phân tích em phát:D.
(P/s: Làm công trình giao thông dễ bị nhầm lẫn chỗ này. Bên dân dụng v..v các công trình dễ biệt lập nên cũng dễ hiểu đúng hơn).

Cá nhân em cũng nghĩ cách tính 2 (theo bác ducminhpham vừa làm kỹ ra) và phân tích của của thầy Quang hợp lý. Tuy nhiên nếu là Chủ đầu tư, em sẽ chọn cách 1 để tiết kiệm chi phí, nhất là trong thời buổi cần phải tiết kiệm chi phí tối đa cho một dự án như thế này.
Tất nhiên đang nói là Chủ đầu tư tư nhân, chứ Chủ đầu tư của Nhà nước thì.... khó nói quá, càng cao càng tốt mà :)!
Chúc Thầy và các bác những ngày cuối tuần vui vẻ, thoải mái!

Ý kiến tôi đã nêu trao đổi về vấn đề này theo hướng: Nếu áp dụng định mức 957 thì tính chi phí thiết kế như thế nào là phù hợp với hướng dẫn của 957 chứ không theo hướng là dự án sử dụng vốn nhà nước hay vốn tư nhân cũng như chủ đầu tư tư nhân hay chủ đầu tư nhà nước. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tình huống đặt ra và cùng trao đổi. Tôi cũng không dám khẳng định rằng cách mình nêu ra có thực sự đúng theo tinh thần hướng dẫn của 957 chưa nhưng đọc văn bản hiểu được thế nào thì tôi cứ mạnh dạn trao đổi thôi.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thưa thầy:
- Việc khảo sát trước khi thiết kế đường giao thông, cũng cần khảo sát nút giao như khảo sát tuyến: Bình đồ, trắc dọc, trắc ngang...Và việc thiết kế nút giao cũng được thiết kế riêng so với thiết kế tuyến. Quyết định 957 đưa ra hệ số điều chỉnh k=1,5 bời vì:
Khi thiết kế nút giao phải thiết kế trắc dọc nút giao không riêng mỗi tuyến mà 2 hay 3 tuyến.., thiết kế trắc ngang...Nên thiết kế nút giao phức tạp hơn so với thiết kế tuyến.
- Còn ở đây ý em là nút giao nằm trong cùng 1 loại công trình là thiết kế tuyến.

Trong xây dựng công trình giao thông, "nút giao thông khác mức" được xem là một loại công trình thiết kế phức tạp hơn "nút giao thông đồng mức" nên định mức chi phí thiết kế được nhân với hệ số k = 1,5; mặt khác nó có dự toán xây dựng được phê duyệt riêng (50 tỷ đồng) nên khi tính chi phí thiết kế cần tính riêng cho nó.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Trong xây dựng công trình giao thông, "nút giao thông khác mức" được xem là một loại công trình thiết kế phức tạp hơn "nút giao thông đồng mức" nên định mức chi phí thiết kế được nhân với hệ số k = 1,5; mặt khác nó có dự toán xây dựng được phê duyệt riêng (50 tỷ đồng) nên khi tính chi phí thiết kế cần tính riêng cho nó.
Việc vận dụng theo QĐ 957 như Thầy nêu em không đồng tính lắm:
- Trong trường hợp này, với nút giao khác mức (em chưa tìm hiểu rõ nút giao khác mức) phê duyệt riêng hay ko, em thấy nằm trong gói 3.
- Việc chia ra 100 tỷ( tuyến)+200 tỷ (cầu)+50 tỷ nút giao, để tính các tỷ lệ thì e không phù hợp. Nếu như kiểu phân tích này thì chúng ta hoàn toàn có thể phân tích: tuyến + cầu+ cống + tràn+ rãnh+ an toàn giao thông+ nút giao...và chúng ta sẽ tìm thấy từng kết quả cho từng hạng mục.
- Ở đây việc phân ra theo QĐ 957 nêu, theo em hiểu: trong trường hợp dự án gồm nhiều nhóm công trình khác nhau: nhà 6 tầng+ hạ tầng... thì có thể vận dụng để tính cho mỗi loại công trình phù hợp.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Nếu như kiểu phân tích này thì chúng ta hoàn toàn có thể phân tích: tuyến + cầu+ cống + tràn+ rãnh+ an toàn giao thông+ nút giao...và chúng ta sẽ tìm thấy từng kết quả cho từng hạng mục.
- Ở đây việc phân ra theo QĐ 957 nêu, theo em hiểu: trong trường hợp dự án gồm nhiều nhóm công trình khác nhau: nhà 6 tầng+ hạ tầng... thì có thể vận dụng để tính cho mỗi loại công trình phù hợp.
Rất cảm ơn Bác cường đã nhiệt tình, đặt ra các giả thiết để chúng ta tìm hiểu để hiểu cho đúng QĐ957. áp dụng QĐ957 cũng như áp dụng một số hướng dẫn khác đúng nhiều lúc không dễ, rất cần phải mổ xẻ và đưa tình huống mới long hiểu được.=D>
Minh chứng rõ ràng là, lúc đầu khi em lập topic này, em đang suy nghĩ theo "phe" bác cường, thì giờ lại sang với thầy Thầy Quang. :))
Cầu+cống+rãnh là hạng mục công trình; không phải công trình mà chỉ là hạng mục công trình.

"3.3.2. Chi phí thiết kế được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán của công trình được duyệt. (*)Trường hợp [FONT=&amp]dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo[/FONT][FONT=&amp] từng loại công trình [/FONT][FONT=&amp]và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của [/FONT][FONT=&amp]từng công trình được duyệt[/FONT].".

(*) Cực kỳ quan trọng như thầy đã nhấn mạnh.

Em lại nhấn mạnh lại:

mục 3.3.3 định nghĩa rõ: Cxd: là chi phí xây dựng trong dự toán của [FONT=&amp]từng công trình.[/FONT]
2. Công trình giao thông: Dự án 1 đoạn tuyến 10 km đường (100 tỷ) + 1 cầu (200 tỷ) + 1 nút giao (50 tỷ).
Thì cũng tra ra 3 hệ số thiết kế của 03 công trình rồi tính chi phí thiết kế dự án bằng tổng chi phí thiết kế
Chứ không lấy Tổng chi phí xây lắp trước thuế của dự án = 100+200+50=350 tỷ đồng rồi tra ra hệ số B (%) để tính chi phí thiết kế bằng: B%*350.
Vì vậy, nếu ví dụ trên (công trình giao thông) chia như sau theo lý trình: 3 km(đường)+ 1 cầu+5 km đường+ 1 nút giao Km +2km đường (vẫn 10 km đường).
Thì lúc tính chi phí thiết kế: Ta phải tổng hợp:
1. Công trình đường: 3+5+2=10 km. --> tra hệ số
2. Công trình cầu. --> tra hệ số
3. Công trình nút giao. --> tra hệ số
Tuy nhiên Khái niệm từng công trình ở trên nếu áp dụng vào đường giao thông cũng dễ gây mỗi người hiểu khác nhau (Tư vấn và chủ đầu tư) và khó phân tách để áp dụng. Nên Việc này, tôi nghĩ không phải lúc nào cũng làm được và được chấp thuận mà thường hay lấy tổng Gxd như phươn án 1. Các bác thảo luận thêm để ra được đáp số chung.
 
Last edited by a moderator:
C

chuotdong

Guest
Theo mình bản chất là phải phân định rõ thế nào là công trình, thế nào là hạng mục công trình là rõ. Rất nhiều trường hợp cố tình hoặc vô tình chia dự án thành nhiều công trình, hạng mục. Còn việc chọn phương án nào để tính tỷ lệ % thì không khó
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Mình nghĩ, nhiều dự án trước đây mình làm, đường giao thông dài 23km, trong đó gồm: tuyến+ cầu+ cống+ tràn+ rãnh thoát nước+ an toàn giao thông...rất nhiều hạng mục nhỏ khác.
Nếu cứ lấy việc tra hệ số như trên thì có lẽ không ai đồng ý cho mà làm, ở đây là công trình giao thông nên không nên chia nhỏ ra như vậy.
Hay một ví dụ nhỏ: Dự án là 1 cầu: nhưng trong đó lại có cả đường 2 đầu cầu, cầu...nếu theo cách áp dụng QĐ 957 đó thì chúng ta lại tra đường 2 đầu cầu, tra phần kết cấu cầu...
Việc vận dụng QĐ 957 không dễ dang và mỗi người đều có mỗi ý kiến để làm sao phê duyệt được, làm sao mỗi bên thỏa mãn được những gì mình bỏ công ra làm.
Từ trước giờ mình thấy Viện Kinh tế, BXD đều đưa ra trường hợp phân chia với những dự án bao gồm: công trình xây dựng, công trình giao thông, công trình hạ tầng...
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Bạn ducminhpham nên xem lại phân loại, phân cấp công trình:
PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Theo Điều 4 - Chương II Phân loại, phân cấp công trình xây dựng - Nghị định 209/2004/NĐ-CP Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Công trình xây dựng được phân loại như sau:

1. Công trình dân dụng:
a) Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
b) Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.
2. Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
4. Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
5. Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Theo mình bản chất là phải phân định rõ thế nào là [FONT=&amp]công trình[/FONT], thế nào là [FONT=&amp]hạng mục công trình[/FONT] là rõ. Rất nhiều trường hợp cố tình hoặc vô tình chia dự án thành nhiều công trình, hạng mục. Còn việc chọn phương án nào để tính tỷ lệ % thì không khó
Chủ đầu tư thì hay sợ rơi vào trường hợp cố tính rồi, mà cũng dễ bị cơ quan cấp cao hơn quy kết vậy lắm.
Vì vậy, giả sử bác chuotdong mà là tư vấn thiết kế trình cách tính chi phí TVTK theo phương án 2, lên bác cường thì khó mà được chấp thuận ngay. Ngay cả bác cường đồng ý nữa thì cũng phải tính xem Kiểm toán sau này có đòi “cắt” lại phần chênh chi phí thiết kế do 2 cách tính. Tình huống này chắc rất dễ xảy ra. Nhất là lại làm việc với kiểm toán nhà nước, thẩm tra quyết toán thì càng không dễ để thuyết phục là cách mình tính là OK.

Vì vậy, bác chuotdong giải thích mấy khái niệm công trình để làm cơ sở Bác cường giải thích lại cho kiểm toán nhà nước , thẩm tra quyết toán. :D
 
Last edited by a moderator:

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình (1) và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt (2)."
Bác cường mới đưa dẫn chứng để làm rõ ý (1). Còn ý (2) sẽ được bác chuột đồng giải thích rõ thêm. :D
Em nghĩ:
1. Từng công trình được duyệt ở dòng (2) không có nghĩa là công trình nào cũng có duyệt riêng. Mà trong 1 quyết định duyệt dự toán có thể có nhiều công trình. Vấn đề khó khăn là phân tách ra các công trình khác nhau trong quyết định duyệt dự toán gồm nhiều công trình để áp dụng tính toán mà các cấp trên khác nhau chấp nhận.
2. Khái niệm công trình ở ý (2) là công trình cụ thể có công năng sử dụng độc lập: cầu, tuyến đường, hầm chui, v...v. Chứ không phải hạng mục tường chắn, hạng mục cống v..v.
Bác levinh có ghé qua, chưa có ý kiến các bạn nhỉ. Hy vọng Thầy dinh dang quan và bác lê vinh sẽ quay lại và có cao kiến để có thể hiểu rõ nét hơn :D
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình (1) và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt (2)."
Bác cường mới đưa dẫn chứng để làm rõ ý (1). Còn ý (2) sẽ được bác chuột đồng giải thích rõ thêm. :D
Em nghĩ:
1. Từng công trình được duyệt ở dòng (2) không có nghĩa là công trình nào cũng có duyệt riêng. Mà trong 1 quyết định duyệt dự toán có thể có nhiều công trình. Vấn đề khó khăn là phân tách ra các công trình khác nhau trong quyết định duyệt dự toán gồm nhiều công trình để áp dụng tính toán mà các cấp trên khác nhau chấp nhận.
2. Khái niệm công trình ở ý (2) là công trình cụ thể có công năng sử dụng độc lập: cầu, tuyến đường, hầm chui, v...v. Chứ không phải hạng mục tường chắn, hạng mục cống v..v.
Bác levinh có ghé qua, chưa có ý kiến các bạn nhỉ. Hy vọng Thầy dinh dang quan và bác lê vinh sẽ quay lại và có cao kiến để có thể hiểu rõ nét hơn :D
Mình xin nêu ví dụ:
- 1 dự án là đường giao thông liên xã, thuộc 1 huyện: dài 23km, quy mô xây dựng:
+ Đường giao thông.
+ 1 Cầu trung.
+ 1 Cầu nhỏ.
+ Một số công trình thủy lợi trên tuyến chính: Cống, gia cố rãnh, tràn.
trong dự toán được duyệt:
+ Đường giao thông: 100 tỷ.
Từ Km0 - Km12: 50 tỷ.
Từ Km12-Km23: 50 tỷ.

+ Cầu trung: 2 tỷ
Đường 2 đầu cầu: 1 tỷ.
Kết cấu: 1 tỷ.

+ Cầu nhỏ: 700 triệu
Đường 2 đầu cầu: 200 triệu
Kết cấu: 500 triệu

+ Các công trình trên tuyến: 1,5 tỷ
Cống: 5 cống bản: 300 triệu; 3 cống hộp 3x3: 500 triệu; 5 cống tròn: 200 triệu.
Tràn: 300 triệu
Gia cố rãnh: 200 triệu.
Nếu theo cách áp dụng như bạn thì chúng ta sẽ làm như thế nào?
- công trình cụ thể có công năng sử dụng độc lập
Mình chẳng hiểu bạn nghĩ như thế nào là công năng sử dụng độc lập, mà bạn có thể quy cầu, đường...khác cống, tràn..
 

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Vấn đề của chủ thớt vẫn chưa ngã ngũ vì chưa ai đưa ra một ý kiến hoàn toàn hợp lý. Vì vậy vẫn còn tối thiểu hai trường phái khi tính chi phí thiết kế của dự án.
Lấy một ví dụ thực tế: Dự án khu dân cư bao gồm: 07 block căn hộ 39 tầng, 04 block thương mại 06 tầng, 40 căn biệt thự song lập, 48 căn biệt thự liền kề, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học, 02 block nhà ở xã hội cao 07 tầng, hạ tầng kỹ thuật toàn khu. Tổng mức đầu tư khoảng 13.000 tỷ đồng.
Khi tính chi phí thiết kế nếu lấy tổng mức đầu tư để tính sẽ dẫn đến CP thiết kế là một chi phí rất lớn trong khi có rất nhiều công việc lập lại --> tùy trường hợp tách hoặc gộp toàn dự án mà CP TK lớn hay nhỏ.
Vì vậy khi tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị thiết kế cty tôi đã tách riêng các phần này. (1 hợp đồng bao gồm các phần trên và đơn giá tương ứng)
Vậy đâu là giải pháp:
+ Quan điểm giải quyết vấn đề: tính chi phí vừa đúng, vừa đủ không để thấp quá không tìm được ĐVTK, không để cao quá gây lãng phí (thực tế hệ số trong QD957 trong đa số trường hợp có thể giảm thêm 30% - 40% đơn vị TK vẫn có lợi nhuận)
+ Quan điểm tách "công trình":
- Công trình có thể giao cho một đơn vị khác thiết kế mà khi ráp vào tổng thể dự án vẫn đảm bảo tính liên tục, kết nối được.
- Công trình có sự khác biệt về cấp độ, mức độ phức tạp.
- Có nhiều hạng mục giống nhau trong dự án.
Ở trường hợp cụ thể của bạn khi tiến hành mời TVTK tôi nghĩ bạn sẽ mời 1 đơn vị thiết kế cho cả phần đường và phần nút giao nên ta tra Nt theo tổng mức đầu tư rồi tiến hành bù phần nút giao thêm 50%. Nên tôi đề nghị áp dụng cách (1). Còn các trường hợp khác có thể ta sẽ áp dụng cách (2).
Thân!
 

Top