Hệ số K trong tính chi phí Tư vấn theo QĐ957!

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
A: Dự án có nhiều loại công trình trong Quyết định 957/2009/QĐ-BXD được hiểu như thế nào?

B: Là dự án lớn, phức tạp có nhiều loại công trình như công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong một loại công trình được hiểu có nhiều công trình khác nhau. Ví dụ: Loại công trình giao thông có công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay v.v... Có cái văn bản họ nói rõ các dạng công trình của từng loại rồi đấy, không nên sa đà vào công năng này nọ của các hạng mục hoặc công trình tiểu tiết.

A: Thế các công trình thoát nước trong dự án đường giao thông chẳng hạn, có được coi là công trình thủy lợi?

B: Cũng còn tùy trường hợp cụ thể, vì có những dự án lớn, phê duyệt cùng một lúc và rất phức tạp. Quan trọng nhất là xác định bản chất. Nhưng thông thường với dự án đường giao thông với mục đích là thông tuyến, các công trình thoát nước trên tuyến không có mục đích của công trình thủy lợi, không thể được coi là công trình thủy lợi. Đây được coi là công trình giao thông. Với các công trình giao thông, phần thoát nước được coi là hạng mục trong trong công trình giao thông.

A: Dự án mà anh ducminhpham trao đổi, thuộc loại công trình gì?

B: Như anh ấy nói thì đó là công trình giao thông cấp I, thiết kế 2 bước (thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công), trong đó có 3 gói thầu xây lắp.

A: Vậy khi tính chi phí thiết kế cho công trình này, có tách riêng cho từng loại?

B: Loại nào nữa nhỉ? Có mỗi loại công trình giao thông. Chi phí xây lắp như anh ấy nói là 500 tỷ VNĐ. Vậy cứ chiếu theo mức đó để tìm ra tỷ lệ.

A: Xem nào. À, vậy tỷ lệ chi phí thiết kế là 1,38%.

B: Họ có cụ thể nói 500 tỷ là chi phí trước thuế hay sau thuế đâu mà ông phán bừa?

A: Ừ nhỉ? Nhưng trong 3 gói thầu xây lắp, có một công trình nút giao thông khác mức, xử lý thế nào?

B: Có gì khó đâu, tỷ lệ thiết kế cho loại công trình đó là chung rồi. Riêng công trình nút giao thông khác mức thì tính xem nó giá trị trước thuế bao nhiêu, rồi nhân thêm hệ số điều chỉnh tương ứng nữa.

A: Bây giờ để nâng chi phí thiết kế cho mấy ông thiết kế, ta phê duyệt từng gói thầu riêng biệt,do giá trị xây lắp từng gói thấp hơn so với tổng 3 gói nên tỷ lệ chi phí cao lên, duyệt từng gói được không?

B: Cũng còn tùy trường hợp mà áp dụng. Ví dụ: cùng một quyết định phê duyệt dự án, các gói thầu triển khai cùng một giai đoạn, thời gian bắt đầu triển khai cách nhau không quá xa thì chủ đầu tư đừng có dại mà phê duyệt chi phí thiết kế cho từng gói. Ngồi bóc lịch đấy. Còn dự án triển khai theo nhiều giai đoạn, làm từng giai đoạn riêng rẽ, không đồng bộ, thậm chí có thể phê duyệt thành nhiều dự án khác nhau thì hãy làm kiểu ấy.

A: Cái anh vvt-i, anh ấy vừa bảo: thực tế hệ số trong QD957 trong đa số trường hợp có thể giảm thêm 30% - 40% đơn vị TK vẫn có lợi nhuận. Hình như thiết kế các anh ấy lãi lắm thì phải.

B: À, chất xám phải được xã hội cho hưởng đúng chứ. Chất xám cao như các anh ấy đúng ra được đi xe Mercedez E300 AMG trở lên, anh ấy không thích, chỉ đi Huyndai Santa Fe là thỏa mãn, lợi nhuận biết tính nào cho đủ. Nhưng cách tính chi phí của anh ấy là đúng đấy. Nên tham khảo.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
cuongden37;310824 Mình xin nêu ví dụ: Trong dự toán được duyệt: [COLOR=blue nói:
+ Đường giao thông: 100 tỷ.[/COLOR]
[FONT=&amp]Từ Km0 - Km12: 50 tỷ.[/FONT]
[FONT=&amp]Từ Km12-Km23: 50 tỷ.[/FONT]

+ Cầu trung: 2 tỷ
[FONT=&amp]Đường 2 đầu cầu: 1 tỷ.[/FONT]
[FONT=&amp]Kết cấu: 1 tỷ.[/FONT]

+ Cầu nhỏ: 700 triệu
[FONT=&amp]Đường 2 đầu cầu: 200 triệu[/FONT]
[FONT=&amp]Kết cấu: 500 triệu[/FONT]

+ Các công trình trên tuyến: 1,5 tỷ
[FONT=&amp]Cống: 5 cống bản: 300 triệu; 3 cống hộp 3x3: 500 triệu; 5 cống tròn: 200 triệu.[/FONT]
[FONT=&amp]Tràn: 300 triệu[/FONT]
[FONT=&amp]Gia cố rãnh: 200 triệu.[/FONT]
Nếu theo cách áp dụng như bạn thì chúng ta sẽ làm như thế nào?
Ví dụ của Bác cường cụ thể rất hay, tính đan xen giữa các công trình. Em xin ý kiến của cá nhân mong các bác góp ý. Em chọn phương án tách như sau để tra hệ số:
1. Đường giao thông: 100 tỷ + Các công trình trên tuyến 1,5 tỷ = 101,5 tỷ đồng
2. Cầu trung =2 tỷ.
3. Cầu nhỏ=0,7 tỷ.
Em vẫn dựa trên công năng sử dụng để tách thôi. Cái này cảm tính, theo kiểu Thầy bói dạo :">
 
Last edited by a moderator:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
A: Dự án có nhiều loại công trình trong Quyết định 957/2009/QĐ-BXD được hiểu như thế nào?

B: Là dự án lớn, phức tạp có nhiều loại công trình như công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong một loại công trình được hiểu có nhiều công trình khác nhau. Ví dụ: Loại công trình giao thông có công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay v.v... Có cái văn bản họ nói rõ các dạng công trình của từng loại rồi đấy, không nên sa đà vào công năng này nọ của các hạng mục hoặc công trình tiểu tiết.

A: Thế các công trình thoát nước trong dự án đường giao thông chẳng hạn, có được coi là công trình thủy lợi?

B: Cũng còn tùy trường hợp cụ thể, vì có những dự án lớn, phê duyệt cùng một lúc và rất phức tạp. Quan trọng nhất là xác định bản chất. Nhưng thông thường với dự án đường giao thông với mục đích là thông tuyến, các công trình thoát nước trên tuyến không có mục đích của công trình thủy lợi, không thể được coi là công trình thủy lợi. Đây được coi là công trình giao thông. Với các công trình giao thông, phần thoát nước được coi là hạng mục trong trong công trình giao thông.

A: Dự án mà anh ducminhpham trao đổi, thuộc loại công trình gì?

B: Như anh ấy nói thì đó là công trình giao thông cấp I, thiết kế 2 bước (thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công), trong đó có 3 gói thầu xây lắp.

A: Vậy khi tính chi phí thiết kế cho công trình này, có tách riêng cho từng loại?

B: Loại nào nữa nhỉ? Có mỗi loại công trình giao thông. Chi phí xây lắp như anh ấy nói là 500 tỷ VNĐ. Vậy cứ chiếu theo mức đó để tìm ra tỷ lệ.

A: Xem nào. À, vậy tỷ lệ chi phí thiết kế là 1,38%.

B: Họ có cụ thể nói 500 tỷ là chi phí trước thuế hay sau thuế đâu mà ông phán bừa?

A: Ừ nhỉ? Nhưng trong 3 gói thầu xây lắp, có một công trình nút giao thông khác mức, xử lý thế nào?

B: Có gì khó đâu, tỷ lệ thiết kế cho loại công trình đó là chung rồi. Riêng công trình nút giao thông khác mức thì tính xem nó giá trị trước thuế bao nhiêu, rồi nhân thêm hệ số điều chỉnh tương ứng nữa.

A: Bây giờ để nâng chi phí thiết kế cho mấy ông thiết kế, ta phê duyệt từng gói thầu riêng biệt,do giá trị xây lắp từng gói thấp hơn so với tổng 3 gói nên tỷ lệ chi phí cao lên, duyệt từng gói được không?

B: Cũng còn tùy trường hợp mà áp dụng. Ví dụ: cùng một quyết định phê duyệt dự án, các gói thầu triển khai cùng một giai đoạn, thời gian bắt đầu triển khai cách nhau không quá xa thì chủ đầu tư đừng có dại mà phê duyệt chi phí thiết kế cho từng gói. Ngồi bóc lịch đấy. Còn dự án triển khai theo nhiều giai đoạn, làm từng giai đoạn riêng rẽ, không đồng bộ, thậm chí có thể phê duyệt thành nhiều dự án khác nhau thì hãy làm kiểu ấy.

A: Cái anh vvt-i, anh ấy vừa bảo: thực tế hệ số trong QD957 trong đa số trường hợp có thể giảm thêm 30% - 40% đơn vị TK vẫn có lợi nhuận. Hình như thiết kế các anh ấy lãi lắm thì phải.

B: À, chất xám phải được xã hội cho hưởng đúng chứ. Chất xám cao như các anh ấy đúng ra được đi xe Mercedez E300 AMG trở lên, anh ấy không thích, chỉ đi Huyndai Santa Fe là thỏa mãn, lợi nhuận biết tính nào cho đủ. Nhưng cách tính chi phí của anh ấy là đúng đấy. Nên tham khảo.
Văn bạn rất cao
Chân thành cảm ơn vvt-iQuiet Quasimodo .
 

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
A: Cái anh vvt-i, anh ấy vừa bảo: thực tế hệ số trong QD957 trong đa số trường hợp có thể giảm thêm 30% - 40% đơn vị TK vẫn có lợi nhuận. Hình như thiết kế các anh ấy lãi lắm thì phải.

B: À, chất xám phải được xã hội cho hưởng đúng chứ. Chất xám cao như các anh ấy đúng ra được đi xe Mercedez E300 AMG trở lên, anh ấy không thích, chỉ đi Huyndai Santa Fe là thỏa mãn, lợi nhuận biết tính nào cho đủ. Nhưng cách tính chi phí của anh ấy là đúng đấy. Nên tham khảo.
Đôi khi lãi cao quá cũng không hay bạn ạ, với một khoản tiền cố định khi chỉ có một trong số các đơn vị TK được nhận hợp đồng thì dễ xảy ra việc chung chi --> vừa lãng phí mà chưa chắc chất lượng TK đã cao. Mà đa số dự án áp dụng tỉ lệ Nt này một cách máy móc là dự án nhà nước làm ra để phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội vậy nên đi mer chưa chắc đã sướng. Còn các dự án tư nhân họ chỉ lấy tỷ lệ Nt để tham khảo thôi.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Vấn đề của chủ thớt vẫn chưa ngã ngũ vì chưa ai đưa ra một ý kiến hoàn toàn hợp lý. Vì vậy vẫn còn tối thiểu hai trường phái khi tính chi phí thiết kế của dự án.
(thực tế hệ số trong QD957 trong đa số trường hợp có thể giảm thêm 30% - 40% đơn vị TK vẫn có lợi nhuận)
Nên tôi đề nghị áp dụng cách (1). Còn các trường hợp khác có thể ta sẽ áp dụng cách (2).
Thân!
Những chia sẻ của Bác cũng thật hữu ích cho anh em đồng nghiệp. Chỉ xin bác đừng cắt giảm 30%-40% trong chi phí thiết kế đó. Phần đó dùng để bôi cho trơn hơn trong công việc. :)
Quay lại ví dụ của bác em tách: Dự án khu dân cư
07 block căn hộ 39 tầng à Block 1(A) tương ứng a%: tra A*a% + A*a%*0,36+ A*a%*0,18*5
04 block thương mại 06 tầng, à Block 1(B) tương ứng b%: thì B*b% + B*b%*0,36+ A*b%*0,18*2
40 căn biệt thự song lập, à Bthự 1(C) tương ứng c% thì: C*c% + C*c%*0,36+ C*c%*0,18*(40-2)
48 căn biệt thự liền kề, à Liền kề 1(D) tương ứng d% thì: D*d% + D*d%*0,36+ D*d%*0,18*(48-2)
01 trường tiểu học, à Liền kề 1(E) tương ứng e% thì: E*e%
01 trường trung học, à Liền kề 1(F) tương ứng f% thì: F*f%
02 block nhà ở xã hội cao 07 tầng, hạ tầng kỹ thuật toàn khu. à Nhà XH 1(G) tương ứng G% thì: G*g%+ G*g%*0,36.
[FONT=&amp]Trên đây là câu trả lời cuối cùng của em về ví dụ này.[/FONT][FONT=&amp] (Không biết có được tiếp tục ngồi trên ghế nóng nữa không đây!)[/FONT]
 
Last edited by a moderator:

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Những chia sẻ của Bác cũng thật hữu ích cho anh đồng nghiệp. Chỉ xin bác đừng cắt giảm 30%-40% trong chi phí thiết kế đó. Phần đó dùng để bôi cho trơn hơn trong công việc.
Quay lại ví dụ của bác em tách: Dự án khu dân cư
07 block căn hộ 39 tầng à Block 1(A) tương ứng a%: tra A*a% + A*a%*0,36+ A*a%*0,18*5
04 block thương mại 06 tầng, à Block 1(B) tương ứng b%: thì B*b% + B*b%*0,36+ A*b%*0,18*2
40 căn biệt thự song lập, à Bthự 1(C) tương ứng c% thì: C*c% + C*c%*0,36+ C*c%*0,18*(40-2)
48 căn biệt thự liền kề, à Liền kề 1(D) tương ứng d% thì: D*d% + D*d%*0,36+ D*d%*0,18*(48-2)
01 trường tiểu học, à Liền kề 1(E) tương ứng e% thì: E*e%
01 trường trung học, à Liền kề 1(F) tương ứng f% thì: F*f%
02 block nhà ở xã hội cao 07 tầng, hạ tầng kỹ thuật toàn khu. à Nhà XH 1(G) tương ứng G% thì: G*g%+ G*g%*0,36.
[FONT=&]Trên đây là câu trả lời cuối cùng của em về ví dụ này.[/FONT][FONT=&] (Không biết có được tiếp tục ngồi trên ghế nóng nữa không đây!)[/FONT]
Hì! thực tế dự án này ký hợp đồng thiết kế với tư vấn nước ngoài với giá còn thấp hơn 60% cách bạn tính. Nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào tài năng của người đàm phán hợp đồng (không phải mình)
Thân!
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
B: Loại nào nữa nhỉ? Có mỗi loại công trình giao thông. Chi phí xây lắp như anh ấy nói là 500 tỷ VNĐ. Vậy cứ chiếu theo mức đó để tìm ra tỷ lệ.

A: Xem nào. À, vậy tỷ lệ chi phí thiết kế là 1,38%.
B: Họ có cụ thể nói 500 tỷ là chi phí trước thuế hay sau thuế đâu mà ông phán bừa?

B: Có gì khó đâu, tỷ lệ thiết kế cho loại công trình đó là chung rồi. Riêng công trình nút giao thông khác mức thì tính xem nó giá trị trước thuế bao nhiêu, rồi nhân thêm hệ số điều chỉnh tương ứng nữa.

A: Bây giờ để nâng chi phí thiết kế cho mấy ông thiết kế, ta phê duyệt từng gói thầu riêng biệt,do giá trị xây lắp từng gói thấp hơn so với tổng 3 gói nên tỷ lệ chi phí cao lên, duyệt từng gói được không?

B: Cũng còn tùy trường hợp mà áp dụng. Ví dụ: cùng một quyết định phê duyệt dự án, các gói thầu triển khai cùng một giai đoạn, thời gian bắt đầu triển khai cách nhau không quá xa thì chủ đầu tư đừng có dại mà phê duyệt chi phí thiết kế cho từng gói. Ngồi bóc lịch đấy. Còn dự án triển khai theo nhiều giai đoạn, làm từng giai đoạn riêng rẽ, không đồng bộ, thậm chí có thể phê duyệt thành nhiều dự án khác nhau thì hãy làm kiểu ấy.
Nhưng cách tính chi phí của anh ấy là đúng đấy. Nên tham khảo.
Phải nói là bác có khả năng phân tích tổng hợp, và diễn giải như một ký giả. Thật tuyệt và thú vị. Một lối viết mới lần đầu tiên xuất hiện trên diễn đàn đó. Rất mong các bài viết “rất duyên” của Bác.
Tiện cho em hỏi, chắc bác cũng qua lớp đào tạo chuyên ngành báo chí thì mới có khả năng viết hay, tự nhiên đến vậy.
-Quay lại tình huống, đúng là Tôi quên chi tiết trước thuế của bài đầu tiên. Ở bài khác tôi đã nhắc các ví dụ là trước thuế.
- Bác cũng đang nghiêng về phương án 1, như bác vtt-I nêu cách tính. (đây cũng là cách tính tôi quan niệm từ đầu, bài đầu tiên).
Tuy nhiên, do ngôn từ của Tiếng việt trong văn bản pháp luật hướng dẫn rất dễ gây hiểu các cách khác nhau nên mới có chuyện tranh luận, mới có chuyện chia ra “trường phái”.
Đây chính là câu mà khiến tôi chuyển từ trường phái 1 sang trường phái 2:
"3.3.2. Chi phí thiết kế được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán của công trình được duyệt. (*)Trường hợp [FONT=&amp]dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt (1)[/FONT].".
Những người ở trường phái 1 thì quan niệm: Dự án giao thông= Công trình giao thông(ở(1)).
Những người ở trường phái 2 thì quan niệm trong quyết định duyệt dự toán: có nhiều công trình: Công trình ở đây là công trình cụ thể chứ không phải loại công trình. Ví dụ: Dự án có: công trình 1, công trình 2, … công trình n. Giống như em trả lời các vị dụ ở trên. Khi tính chi phí thiết kế thì tính riêng cho từng công trình rồi lấy tổng cộng lại.
Em rất muốn quay lại trường phái 1, mong các bác dùng lỹ lẽ thuyết phục em với.
Nếu xét kỹ theo trường phái (1): thì không phải áp dụng công thức: Ctk = Cxd*Nt (k+0,1). Mà thực chất là tính ra chi phí “thiết kế phần việc đó” được S, lấy S*k (k=1,5). Với cách này thì là vận dụng Quyết định đúng hơn là dùng QĐ 957 để tính.
---
p/s: cũng tiện đây về vấn đề tính toán các chi phí theo tỉ lệ phần trăm, nhờ các bác góp ý về một bài em phân tích về chi phí kiểm toán quyết toán tại địa chỉ.
http://www.giaxaydung.vn/diendan/f5...uyet-quyet-toan-khong-91817-2.html#post308762
Em cũng rất muốn có ý kiến của các bác để hiểu sâu hơn. Nhưng trước tiên, cần trọng tài xử lý tính huống tính chi phí thiết kế ở trên trước đã nhỉ:D.
 
Last edited by a moderator:

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Trước tiên, cần xử lý tính huống tính chi phí thiết kế ở trên trước đã nhỉ:D.
Nếu anh băn khoăn thì tôi xin dẫn chứng lại câu anh bôi đậm:
"3.3.2. Chi phí thiết kế được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán của công trình được duyệt. (*)Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì chi phí thiết kế được xác định riêng theo từng loại công trình và tính theo quy mô chi phí xây dựng trong dự toán của từng công trình được duyệt.
Trường hợp dự án của anh không phải là dự án gồm nhiều loại công trình, nên anh đừng quan tâm đến đoạn sau cho đau đầu. Coi như là Quyết định 957/QĐ-BXD không có mấy từ bôi đỏ loằng ngoằng ấy. Vậy hướng dẫn chỉ còn lại là:
Chi phí thiết kế được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán của công trình được duyệt
@ducminhpham: Nhân tiện đây cho em giới thiệu, em phụ vợ em bán trà đá ở cổng trường xây dựng, bưng nước cho các anh, nghe các anh "chém gió" nên biết thế. Còn lối viết bài thì bị nhiễm ảnh hưởng bởi anh Kim Dung bên Tàu. Nếu có động chạm gì, mong anh bỏ quá cho.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Nếu có động chạm gì.

Cái này thì khó xảy ra lắm nhé! Cứ Mái với thoải tư duy mới sáng láng vô cùng. :D

. Coi như là Quyết định 957/QĐ-BXD không có mấy từ bôi đỏ loằng ngoằng ấy.


Nếu làm thế e rằng không xem xét trên quan điểm toàn diện.
Bác lưu ý giúp em:

Những người ở trường phái 1 thì quan niệm: Dự án giao thông= Công trình giao thông(ở(1)).
Những người ở trường phái 2 thì quan niệm trong quyết định duyệt dự toán: có nhiều công trình: Công trình ở đây là công trình cụ thể chứ không phải loại công trình. Ví dụ: Dự án có: công trình 1, công trình 2, … công trình n. Ta tính thiết kế n công trình này rồi SUM lại.
Nếu xét kỹ theo trường phái (1): thì không phải áp dụng công thức: Ctk = Cxd*Nt (k+0,1) (*). Mà thực chất là tính ra chi phí “thiết kế phần việc đó” được S, lấy S*k (k=1,5). Với cách này thì là vận dụng Quyết định đúng hơn là dùng QĐ 957 để tính.
Vì theo phương án (1): Hoàn toàn phương pháp là không phải dùng (*). Mà có khi: râu ông nọ cắm vào cằm bà kia. Nt=1,38 thì tra theo giá trị tổng. Cxd thì là 50 tỷ. Ở đây có sự lệch pha, có sự không tương thích giữa Cxd và Nt không?.
Việc, phân chia công trình để tính toán rất hợp lý. Ở chỗ, Nếu dự án có phát sinh thêm công trình thì chỉ tăng đúng 1 lượng (M) chi phí thiết kế thêm.
Như ví dụ ở trên em tính chi phí thiết kế công trình ví dụ của bác vvt_i: Bây giờ Ông chủ đầu tư muốn phát sinh thêm công trình: Sân vận động mini cho khu dân cư này. Thì chi phí thiết kế Tổng tính ở trên, cộng đúng với một lượng M là chi phí thiết kế của sân vận động.
Hay như ví dụ của bác cường ở trên: Chủ đầu tư lại thêm một công trình cầu nữa: thì tính thêm đúng chi phí M của Cầu mới này, rồi cộng chi phí đã tính ở trên (nếu thêm 5 km đường nữa thì khác nhé)
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Những người ở trường phái 1 thì quan niệm: Dự án giao thông= Công trình giao thông(ở(1)).
Những người ở trường phái 2 thì quan niệm trong quyết định duyệt dự toán: có nhiều công trình: Công trình ở đây là công trình cụ thể chứ không phải loại công trình. Ví dụ: Dự án có: công trình 1, công trình 2, … công trình n. Ta tính thiết kế n công trình này rồi SUM lại.
Cứ lăn tăn thế nhỉ? Tóc sắp có màu muối tiêu rồi kìa.

Chính anh viết ở cụm từ bôi đỏ đấy thôi, còn Quyết định của Bộ Xây dựng người ta ghi thế nào nhỉ? Người ta quy định: "Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì....", chứ có ghi: "Trường hợp dự án gồm nhiều công trình thì...." đâu.

Có lẽ cứ thống nhất thế đi, tôi cũng đi hỏi mấy bà hàng cá ở chợ rồi. Họ bảo làm vậy đúng đấy anh ạ.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Cái này thì khó xảy ra lắm nhé! Cứ Mái với thoải tư duy mới sáng láng vô cùng. :D




Nếu làm thế e rằng không xem xét trên quan điểm toàn diện.
Bác lưu ý giúp em:



Vì theo phương án (1): Hoàn toàn phương pháp là không phải dùng (*). Mà có khi: râu ông nọ cắm vào cằm bà kia. Nt=1,38 thì tra theo giá trị tổng. Cxd thì là 50 tỷ. Ở đây có sự lệch pha, có sự không tương thích giữa Cxd và Nt không?.
Việc, phân chia công trình để tính toán rất hợp lý. Ở chỗ, Nếu dự án có phát sinh thêm công trình thì chỉ tăng đúng 1 lượng (M) chi phí thiết kế thêm.
Như ví dụ ở trên em tính chi phí thiết kế công trình ví dụ của bác vvt_i: Bây giờ Ông chủ đầu tư muốn phát sinh thêm công trình: Sân vận động mini cho khu dân cư này. Thì chi phí thiết kế Tổng tính ở trên, cộng đúng với một lượng M là chi phí thiết kế của sân vận động.
Hay như ví dụ của bác cường ở trên: Chủ đầu tư lại thêm một công trình cầu nữa: thì tính thêm đúng chi phí M của Cầu mới này, rồi cộng chi phí đã tính ở trên (nếu thêm 5 km đường nữa thì khác nhé)
Bạn ducminhpham nên đọc lại bài viết của bạn:
B: Cũng còn tùy trường hợp mà áp dụng. Ví dụ: cùng một quyết định phê duyệt dự án, các gói thầu triển khai cùng một giai đoạn, thời gian bắt đầu triển khai cách nhau không quá xa thì chủ đầu tư đừng có dại mà phê duyệt chi phí thiết kế cho từng gói. Ngồi bóc lịch đấy. Còn dự án triển khai theo nhiều giai đoạn, làm từng giai đoạn riêng rẽ, không đồng bộ, thậm chí có thể phê duyệt thành nhiều dự án khác nhau thì hãy làm kiểu ấy.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Người ta quy định: "Trường hợp dự án gồm nhiều loại công trình thì....", chứ có ghi: "Trường hợp dự án gồm nhiều công trình thì...." đâu. Có lẽ cứ thống nhất thế đi, tôi cũng đi hỏi mấy bà hàng cá ở chợ rồi. Họ bảo làm vậy đúng đấy anh ạ.
Đúng là mình đang đọc đi đọc lại mục 3.3.3 và lập luận lại thật, vừa kịp đọc bài của bác.
Bộ xây dựng chỉ nêu rõ: Trường hợp dự án gồm nhiều loại ...
Có nghĩa là gì? nghĩa là không phải các loại khác nhau thì hãy SUM hết cả vào đi.
Còn khi thuôc các loại khác nhau (giao thông, thủy lợi v...v) là có sự khác biệt đấy. Đừng có SUM chung vào cho lộn xộn mà hãy tách riêng ra đi.
Ok. với công trình giao thông tính theo phương án 1. Còn công trình xây dựng như trường hợp vvt-i mình tính theo phương án 2 lại thấy hợp lý nhỉ ???
P/s: Cái ông soạn văn bản ở pháp luật việt nam nhiều khi diễn đạt ý khiến chúng ta hiểu hay chệch choạc nhỉ.
Rất cám ơn vì những góp ý của các bác. Chúc cuối tuần vui vẻ.
 
Last edited by a moderator:

teslavn

Thành viên mới
Tham gia
18/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Công thức trong QD957-BXD-2009 là: Ctk = Cxd x Nt x (K+0.1)
Trong đó: K là hệ số điều chỉnh, 0.1 là chi phí giám sát tác giả 10%
Dự án bạn đưa ra có lẽ là công trình giao thông (vì có nút giao vượt khác nút)
1. Nếu tính theo cách bạn nói ( Tôi tra bảng QD957 với Cxd = 500 tỷ thì Nt = 1.38%):
Ctk = (450*1.38%+50*1.38%*1.5)*1.1 = 7.97 tỷ đồng
2. Nếu tách riêng phần nút ( Cxd = 450, Nt = 1.40% (nội suy); Cxd = 50, Nt = 1.83%)
Ctk = (450*1.4% + 50*1.83%*1.5)*1.1 = 8.44 tỷ đồng
Tôi muốn hỏi hệ số 1.1 lấy đâu vậy ban
 
Last edited by a moderator:

Top