Hệ số Kmtc có tính chênh lệch giá nhiên liệu, năng lượng ko?

duongdzu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/9/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Các NĐ97, NĐ108, NĐ 70 v/v điều chỉnh lương tối thiểu được ban hành đều ko có TTư hướng dẫn của BXD mà chỉ có TBáo của UBND địa phương cho fép điều chỉnh dự toán và bù chênh lệch.
Mình có điều này chưa rõ:
1. Kmtc được điều chỉnh căn cứ theo các NĐ này ko tính đến yếu tố chênh lệch giá nhiên liệu, năg lượng có đúng ko? Vì nếu có tính đến thì Kmtc fải là 1,4-1,5 mới hợp lý.
Lưu ý: TTư hướng dẫn đ/c dự toán xdctr gần đây nhất là TT05/2009 of BXD, mục II.1.1.2 có câu: "Chi phí MTC.....phù hợp với mức lương tối thiểu vùng và giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm tháng 01 năm 2009"?? Các TTư trước đó cũng vậy, nhưng các TBáo của UBND địa fương lại ko đề cập đến vấn đề này.
2. Khi lập dự toán ctrình áp dụng giá ca máy được công bố (ví dụ ở TP Đà Nẵng là vào năm 2008, đến nay giá nhiên liệu tăng gần gấp 3 lần) có được tính phần chênh lệch giá nhiên liệu này ko? Mình thấy các bảg dự toán ctrình hầu như ko đề cập đến khoản chênh lệch này, mặc dù có tính chênh lệch giá vật liệu.
Nếu Kmtc đã tính đến yếu tố clệch giá NL thì lập dự toán ko tình CLNLiệu nữa.
Cảm ơn.
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Hầu hết trong các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nhân công, máy thi công đều có tính đến giá nguyên nhiên liệu tại thời điểm lập hướng dẫn điều chỉnh. Tuy nhiên, giá nhiên liệu có thể thay đổi trong thời gian ngắn, do vậy khi bạn áp dụng văn bản hướng dẫn thì có sự chênh lệch nhiên liệu rồi. Do đó, nếu bạn muốn áp dụng giá nhiên tại thời điểm lập dự toán thì bạn cần có văn bản yêu cầu nơi ban hành hướng dẫn áp dụng hệ số điều chỉnh dự toán cung cấp thông tin giá nhiên liệu để bạn tính chênh lệch (việc này có thể lâu hoặc không có câu trả lời nếu người ta không có trách nhiệm với công việc) hoặc bạn tính giá ca máy theo Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập giá ca máy.ơ ng
 

estimator

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/6/10
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Các NĐ97, NĐ108, NĐ 70 v/v điều chỉnh lương tối thiểu được ban hành đều ko có TTư hướng dẫn của BXD mà chỉ có TBáo của UBND địa phương cho fép điều chỉnh dự toán và bù chênh lệch.
Mình có điều này chưa rõ:
1. Kmtc được điều chỉnh căn cứ theo các NĐ này ko tính đến yếu tố chênh lệch giá nhiên liệu, năg lượng có đúng ko? Vì nếu có tính đến thì Kmtc fải là 1,4-1,5 mới hợp lý.
Lưu ý: TTư hướng dẫn đ/c dự toán xdctr gần đây nhất là TT05/2009 of BXD, mục II.1.1.2 có câu: "Chi phí MTC.....phù hợp với mức lương tối thiểu vùng và giá nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm tháng 01 năm 2009"?? Các TTư trước đó cũng vậy, nhưng các TBáo của UBND địa fương lại ko đề cập đến vấn đề này.
2. Khi lập dự toán ctrình áp dụng giá ca máy được công bố (ví dụ ở TP Đà Nẵng là vào năm 2008, đến nay giá nhiên liệu tăng gần gấp 3 lần) có được tính phần chênh lệch giá nhiên liệu này ko? Mình thấy các bảg dự toán ctrình hầu như ko đề cập đến khoản chênh lệch này, mặc dù có tính chênh lệch giá vật liệu.
Nếu Kmtc đã tính đến yếu tố clệch giá NL thì lập dự toán ko tình CLNLiệu nữa.
Cảm ơn.

Kmtc chỉ tính chênh lệch nhân công lái máy mà không tính chênh lệch nhiên liệu, năng lượng :)
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Kmtc chỉ tính chênh lệch nhân công lái máy mà không tính chênh lệch nhiên liệu, năng lượng :)



Sao bạn biết, bạn có biết cách mà họ xây dựng công thức và tính Kmtc không.

Theo tôi, cứ làm theo TT06 thì không cần hệ số ca máy nữa, bù cả lương lẫn nhiên liệu.
 

viethd6

Thành viên năng động
Tham gia
6/6/10
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Chuẩn đấy, theo tt06 thì không cần hệ số nữa mà tách riêng phần bù lương và nhiên liệu nhưng làm cũng khá phức tạp và còn phải tranh luận dài với Chủ đầu tư để họ chấp nhận nữa. Nếu có thông tư ra thì đơn giản hơn nhưng lâu lắm rồi không thấy có thông tư nào ra đời về điều chỉnh chỉnh hệ số nhân công và ca máy nữa
 

proconco

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/1/11
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Theo tôi hệ số ca máy đã có bù giá nhiên liệu và năng lượng cũng như nhân công lái máy áp dụng tại thời điểm áp dụng cho nên không cần bù giá. KMTC thích hợp khi lập đơn giá dự thầu hoặc lập dự toán còn khi làm thanh quyết toán thì dùng phương pháp bù giá trực tiếp theo giá năng lượng nhiên liệu và nhân công lái máy tại thời điểm đấy là thích hợp nhất vừa chính xác lại dễ giải trình.
 

tuyet.gxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/1/10
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
xin góp một vài ý kiến!
1. Kmtc được điều chỉnh chỉ điều chỉnh lương thợ điều khiển xe máy, thiết bị thi công, không tính đến chênh lệch nhiên liệu (cái này ghi rõ trong các văn bản điều chỉnh hệ số của các địa phương)
2. KHi lập dự toán công trình của địa phương nào áp dụng đơn giá ca máy địa phương đó, nếu thời điểm áp dụng đơn giá có sự chênh lệch so với đơn giá ban hành phải tiến hành điều chỉnh, thường điều chỉnh các việc sau: 1. điều chỉnh chi phí nhân công (Knc), 2. điều chỉnh giá vật liệu xây dựng (CLVT), 3.điều chỉnh chi phí máy bao gồm: 3.1. điều chỉnh lương thợ điều khiển xe máy, thiết bị (Kmtc: được công bố trong quyết định điều chỉnh), 3.2. điều chỉnh nhiên liệu do biến động giá nhiên liệu (tùy theo từng địa phương sẽ hướng dẫn công thức tính hoặc căn cứ theo thông tư về cách tính đơn giá ca máy để tính)
 

quochuyle09

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/5/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Kmtc của UBND Đà Nẵng đã tính đến các yếu tố tiền lương và nhiên liệu(Giá nhiên liệu áp dụng để tính là tháng 01/2009) vì vậy khi lập dự toán phải bù thêm khoản chênh lệch nhiên liệu từ thời điểm tháng 01/2009 đến thời điểm lập dự toán.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Lấy tháng 1/2009 là bảo đảm rồi. Vì tiếp nối với TT05/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng mà. Còn các địa phương lấy theo mốc nào thì cũng là do cách tính toán của người ta thôi, nhưng đều có ghi rõ hết.
 

duy tien

Thành viên mới
Tham gia
4/11/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Đồng ý với ý kiến của tuyết.gxd , mình đóng góp 1 chút
Khi mức LTT thay đổi mới (là 1 nghị định mới ra đời )
Thì SXD của mỗi tỉnh thành sẽ có hướng dẫn tính hệ số điều chỉnh Nhân công và Máy thi công cụ thể,Ngoài ra còn phải điểu chỉnh giá nhiên liệu (Xăng A92, Dầu diezel 0.05S và điện) vì giá nhiên liệu thay đổi chóng mặt, ta điều chỉnh để lập dự toán sát với thực tế hơn.
Chia sẽ tý về CÁCH TÍNH BÙ GIA NHIÊN LIỆU, anh em cho y kiến nha :
Cách tính bù giá nhiên liệu Tỉnh Đồng Nai như sau :
Giá gốc tại thời điểm tháng 1/2013 theo Hướng dẫn điều chỉnh dự toán số 255 HD/SXD tỉnh Đồng Nai, ngày 31 tháng 01 năm 2013
Điện : 1.243 đồng/Kwh
Xăng A92 : 21.164 đồng/ lít
Dầu diexel 0.05S : 19.664 đồng/ lít
Ví dụ : Lấy giá hiện tại thời điểm 20h 17/07/2013 như sau (Thực tế đã có giá thay đổi 20h 11/11/2013 rôi)
* Xăng A92 : 24.570 đồng/ lít
(24.570-300)/1.1+300 = 22.364 đồng/ lít
* Dầu diezel 0.05S : 22.310 đồng/ lít
(22.310-300)/1.1+300 = 20.309 đồng/ lít
* Điện : 1.437 đồng/Kwh
Theo Thông tư 06/2010 TT-BXD
* Động cơ Diezel : 1.05
* Động cơ xăng : 1.03
* Động cơ điện : 1.07
Ứng với từng loại máy thì có định mức riêng, và theo đó là hệ số động cơ khác nhau, và giá nhiên liệu tương ứng với động cơ đó.
Ví dụ :
Cần cẩu xích 10T (1)
* Khối lượng : 1.497 ca
* Định mức tiêu hao nhiêu liệu 1 ca : 37 lit diezel
* Hệ số nhiên liệu phụ : 1.05
* Giá nhiên liệu gốc : 19.664 đồng/ lít
* Giá nhiên liệu thực tế vừa tính ở trên : 20.309 đồng/ lít
Tính thành tiền chi phí bù nhiên liệu cho (1) như sau :
= Định mức * (Giá thực tế - Giá gốc)* Hệ số phụ * Khối lượng
Các máy còn lại tính tương tự, sau đó Sum tất cả lại là giá trị cuối cùng.

Trong đó :
Số 1.437 xem trong thông tư 38/2012 quy định điều 2, giá điện bình quân : 1.437
Giá xăng tăng vào thời điểm 20h ngày 17/07/2013
Số 300 là phí diezel theo Nghị định 78/2000 quy định
Số 1,1 là thuế bán lẽ


Cho nên : Chí phí Máy thi công ngoài nhân Hệ số điều chỉnh máy thi công còn cộng thêm chi phí bù nhiên liệu nữa.
 

sunflower_hs2012

Thành viên mới
Tham gia
26/12/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Em là dân mới vào nghề, qua chủ đề này em cũng xin đóng góp ý kiến riêng cá nhân, mong các anh chị chỉ giáo;
- Quan điểm của em là: "TẠI SAO CỨ PHẢI ĐI LẬP DỰ TOÁN THEO ĐƠN GIÁ ĐỊA PHƯƠNG" để rồi bù trừ chênh lệch vật liệu, chuyển đổi hệ số nhân công, nhóm nhân công, chuyển đổi khu vực, điều chỉnh hệ số máy vv...?
- Riêng chủ đề bù chênh lệch, nhân hệ số này đã tiêu tốn quá nhiều thời gian quý báu của anh em Xây dựng từ Bộ xuống Tỉnh rồi đến anh em thẩm tra, kiểm tra...
- Có thể Format lại toàn bộ suy nghĩ của những người thích làm theo đơn giá địa phương (có vẻ cổ hủ) hay không ???
- Trong khi cuối cùng thì cũng phải làm ra một giá trị dự toán giống nhau;
- Đơn giá công trình dễ hiểu, dễ kiểm tra, thời gian lập cũng khá nhanh;
- Mong các anh chị em đóng góp ý kiến cho suy nghĩ thiển cận của e
- Thanks!
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Đơn giản thôi. Một con đường một chiều, bạn là người đi ngược, bạn tránh xe nọ sẽ chạm xe kia. Đi ngược chiều quãng đường rất ngắn nhưng thời gian để sang đường lại rất lâu. Vấn đề bây giờ, lập theo đơn giá công trình thì lấy cái gì làm chuẩn để người thẩm tra, thẩm định, phê duyệt. Trong khi giá thị trường so với thông báo giá của các tỉnh thì chênh lệch, sai số..... Rồi cơ quan thẩm tra, thẩm định mỗi công trình lại phải tổ chức khảo sát thực tế giá thị trường tại địa phương do các loại giá vật liệu áp dụng khác nhau. Đơn giá công trình là sản phẩm của tương lai, chúng ta đang sống ở hiện tại, bộ máy quản lý đang vận hành theo lối tư duy cũ. Việc áp dụng sẽ tạo ra nhiều hệ quả khác nhau mà bản thân những người làm luật cũng chưa lường trước được. Do vậy, tạm thời cứ như cũ đã. Từ từ tính sau!
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Thực tế đúng như anh hotmen_8x_pro nói nhưng quan điểm cá nhân em rất ủng hộ ý kiến của sunflower_hs2012. Về lý thuyết thì người kiểm tra, thẩm tra, thẩm định phải là người có trình độ cao hơn người lập nhưng đôi khi lại không được như thế. Khi lập theo đơn giá địa phương cái mà người thẩm tra, thẩm định nhìn thấy chỉ là giá tại thời điểm quá khứ và bắt buộc phải bù trừ chênh lệch, giá vật tư đưa vào để bù chênh lệch và giá vật tư khi làm đơn giá công trình không có gì khác nhau cả nên quan trọng nhất khi xác định đơn giá chính là định mức. Khi lập dự toán theo đơn giá công trình có khác gì cán bộ lập Bộ Đơn giá ngày xưa cũng phải đi từ định mức mà xây dựng nên đâu, người kiểm tra, thẩm tra, thẩm định kiểm soát được khối lượng rồi cần kiểm soát được định mức áp dụng vào tính đơn giá đã phù hợp chưa là OK. Định mức mới là cái quan trọng nhất chứ không phải con số trong quyển đơn giá. Lập dự toán theo Đơn giá công trình là hoàn toàn phù hợp với hướng dẫn xây dựng đơn giá được hướng dẫn trong Thông tư 04/2010/TT-BXD từ đó để tính ra Dự toán XDCT. Các cơ quan ban ngành cần công bố ra các tập Định mức mới hoặc Định mức sửa đổi, bổ sung cập nhật phù hợp với các biện pháp, điều kiện thi công tại thời điểm hiện tại thì công tác quản lý chi phí xây dựng sẽ tốt hơn.
 

sunflower_hs2012

Thành viên mới
Tham gia
26/12/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Em trân thành cảm ơn anh hotman_8x_pro đã đóng góp ý kiến giúp em có 1 cái nhìn đa chiều. Tuy nhiên, em còn băn khoăn câu nói của anh rằng ..."lấy cái gì làm chuẩn"... ở đây chắc hẳn anh đang nói đến đơn giá vật liệu, nhiên liệu ? Nếu anh cho rằng khi lập DT theo đơn giá công trình sẽ không chuẩn khi lấy đơn giá vật liệu và nhiên liệu thì khi lập DT theo đơn giá địa phương lúc anh bù chênh lệch vật liệu và nhiên liệu thì đơn giá đưa vào để bù trừ có gì để làm chuẩn ạ ?
"Đơn giá công trình là sản phẩm của tương lai" câu này em cũng băn khoăn lắm ạ khi mà đơn giá công trình là đơn giá tại chính thời điểm lập dự toán ?
Kính mong các anh tiếp tục chia sẻ!
 

Top