Bộ Xây dựng trả lời vấn đề quy định về bản gốc, bản chính, bản sao và số lượng hồ sơ hoàn công
[FONT="]Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Ngô Minh Tiến, địa chỉ Email (minhtienkttb495@yahoo.com.vn) hỏi: “Khi hoàn thành công trình (từ cấp III trở xuống theo phân cấp tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP) số bộ hồ sơ hoàn công nhà thầu phải lập là bao nhiêu bộ gốc, bao nhiêu bộ sao? Quy định về bản gốc, bản sao như thế nào là đúng, bản phô tô chữ ký nhưng đóng đủ con dấu của các thành phần tham gia có phải là bản gốc không? Chủ đầu tư có quyền yêu cầu nhà thầu xây dựng nộp nhiều hơn số bộ hồ sơ hoàn công theo quy định không? (cụ thể riêng chủ đầu tư yêu cầu 4 bộ cho các phòng ban của chủ đầu tư)”. Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau: [/FONT]
- Về số lượng hồ sơ hoàn công không được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên khi ký hợp đồng thi công xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng cần thống nhất số lượng hồ sơ hoàn công mà các tổ chức sau cần phải có: chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình, nhà thầu thi công xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư; cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán; cơ quan lưu trữ theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng".
- Về quy định về bản gốc, bản chính, bản sao hồ sơ hoàn công
Điều 2 ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định như sau:
Khoản 2: "Bản gốc văn bản" là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt;
Khoản 3: "Bản chính văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau;
Khoản 4: "Bản sao y bản chính" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính.
Về việc "bản phô tô chữ ký nhưng đóng đủ con dấu của các thành phần tham gia có phải là bản gốc không?". Như đã nêu, bản gốc văn bản là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt. Như vậy, hồ sơ hoàn công có chữ ký phôtô không phải là bản thảo cuối cùng được những người có thẩm quyền trong quá trình thi công xây dựng ký. Vì thế, hồ sơ hoàn công có chữ ký phôtô, dấu đỏ không được coi là bản gốc.
Theo quy định trên thì hồ sơ hoàn công gồm bản gốc, các bản chính và các bản sao. Thể thức hồ sơ thanh toán và trình duyệt quyết toán được nêu tại các vản bản của Bộ Tài chính:
- Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 "Hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước".
- Thông tư 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 "Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước".
- Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 "Hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước".
- Thông tư 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 "Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước".
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Còn cá nhân tôi thì từ trước đến nay chưa có tư vấn nào lưu hồ sơ hoàn công cả, không có quy định thì không đưa cho tư vấn thiết kế .