Hỏi: Qui trình thẩm định dự toán

closefriend

Thành viên mới
Tham gia
26/6/08
Bài viết
2
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Phòng em có chức năng thẩm định dự toán. Nếu như kiểm tra từng Mã hiệu định mức (vật liệu, nhân công, máy móc) thì rất mất thời gian, có thể sẽ ảnh hưởng đến các công việc khác. Các anh có kinh nghiệm cho em hỏi, có cách nào kiểm tra để rút ngắn thời gian hay ko, mà vẫn đảm bảo tương đối chính xác? Chân thành cảm ơn !
 
Phòng em có chức năng thẩm định dự toán. Nếu như kiểm tra từng Mã hiệu định mức (vật liệu, nhân công, máy móc) thì rất mất thời gian, có thể sẽ ảnh hưởng đến các công việc khác. Các anh có kinh nghiệm cho em hỏi, có cách nào kiểm tra để rút ngắn thời gian hay ko, mà vẫn đảm bảo tương đối chính xác? Chân thành cảm ơn !
Đọc các căn cứ để lập được dự toán đó, sau đó lướt qua tên các công việc lập trong dự toán, xem các công việc nào không được tính vào dự toán (bởi đôi khi người lập dự toán vẫn mắc sai sót là lập dự toán cho công việc A, nhưng công việc A đã nằm trong thành phần, định mức công việc B); sau đó xem các công việc nào có khối lượng lớn, đơn giá cao rồi kiểm tra. NGười làm công tác thẩm định cũng chỉ kiểm tra xác suất thôi.
 
người làm công tác thẩm định phải kiểm tra kỹ càng lại mã hiệu định mức cho phù hợp và tích kiệm, khối lượng các công tác cho chính xác chứ
làm việc thế mới chuẩn bạn ạ
làm ẩu thì thất thoát hết tiền của người dân :D
 
Theo tôi quy trình Thẩm định dự toán cần thiết phải như sau:
Kiểm tra tính pháp lý (đã đúng theo các căn cứ pháp lý hay chưa) ---> Kiểm tra khối lượng ----> Kiểm tra đơn giá, định mức ----> kiểm tra giá vật tư, nhân công ---> kiểm tra các hệ số chi phí tỷ lệ.
Trên thực tế người thẩm định kinh nghiệm họ nắm rõ trình tự thi công nên có thể dễ dàng phát hiện ra đầu mục công việc nào thừa hay thiếu, ngoài ra thì họ sẽ dễ dàng nhìn thấy sự vô lý (hay liên quan đến các khối lượng 100m2, 100m3, tấn, 100m,..là các đơn vị hay bị nhầm). Để kết quả thẩm định được chính xác cao thì không thể làm qua loa được mà phải kiểm tra kỹ càng, tỷ mỉ. Nên nhớ sai một li đi một dặm, đã liên quan đến vấn đề tiền bạc thì phải hết sức cẩn thận!
 
Back
Top